4 vai trò mới của các CFO trong kỷ nguyên mới

Giám đốc tài chính, hay còn gọi là CFO, luôn được biết đến là những người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và kiểm soát rủi ro tài chính, lên kế hoạch tài chính và báo cáo lên các cấp quản lý cao hơn trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên mới này, vai trò của CFO không còn giới hạn trong những công việc kể trên nữa. Theo một nghiên cứu gần đây của Accenture, có 70% mối tương quan giữa một công ty có hiệu suất hoạt động cao với một công ty có đội ngũ Tài chính hoạt động với hiệu suất cao. Điều này có nghĩa là trách nhiệm của CFO đã thay đổi sang một trang mới. Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng vai trò của CFO đã thay đổi từ việc cung cấp góc nhìn "gương phản chiếu" sang vai trò của một nhà tư vấn chiến lược, lèo lái doanh nghiệp vượt qua những thời khắc khó khăn và định hướng đi tương lai cho doanh nghiệp.

Những vai trò mới của CFO

CFO hiện nay đang làm việc trong một môi trường đầy biến động và cạnh tranh, đòi hỏi sự thay đổi hầu như hàng ngày để có thể dẫn dắt doanh nghiệp đi đúng hướng. Báo cáo gần đây của Deloitte & Touche LLP phân loại vai trò của CFO thành bốn nhóm chính mà đã vượt qua ranh giới của các vai trò truyền thống ở trên. Dưới đây là 4 vai trò mới của CFO hiện đại:

 

Quản lý: Kế toán, kiểm soát, quản lý rủi ro, và bảo toàn tài sản là những nhiệm vụ chính của nhóm quản lý, họ phải đảm bảo doanh nghiệp phải tuân thủ với các chuẩn mực báo cáo tài chính và kiểm soát các yêu cầu khác nhau.

Điều hành: Hiệu quả và mức độ dịch vụ là những lĩnh vực trọng tâm của nhóm điều hành, người phải liên tục cân bằng chi phí một cách linh hoạt và mức độ dịch vụ trong việcchịu trách nhiệm  tài chính của doanh nghiệp, và áp dụng các mô hình hoạt động tài chính khi cần thiết.

Chiến lược Nhà chiến lược giúp vạch ra con đường tương lai cho công ty để tăng cường hiệu suất kinh doanh và giá trị cho cổ đông, đồng thời cung cấp góc nhìn tài chính để đột phá và gia tăng lợi nhuận.

Xúc tác:
 Nhóm xúc tác là đại diện của sự thay đổi để đạt được sự hòa hợp trong chiến lược kinh doanh và phục vụ như là đối tác kinh doanh với những người ra quyết định khác, bao gồm cả trưởng phòng, giám đốc thông tin, và quản lý bán hàng/marketing.

Vai trò của nhóm Quản lý và Điều hành là kiểm soát và tăng cường hiệu suất, thiên về vai trò truyền thống của CFO, trong khi nhóm Xúc tác và Chiến lược đại diện cho "quân sư chiến lược" đối với các thành viên khác trong công ty.

Bên cạnh những giá trị truyền thống trong chức năng tài chính mà nhóm Quản lý và Điều hành đại diện; hiện nay, CFO đóng vai trò quan trọng hơn với tư cách là người Xúc tác và Chiến lược cho những thành viên khác trong ban quản trị  (C-suite). Họ giúp doanh nghiệp đảm bảo mọi kế hoạch đều đi đúng hướng, mọi chiến lược đều được hỗ trợ bởi các phân tích đáng tin cậy và mọi hoạt động đều đạt đến mức độ đã định.

Vấn đề này dẫn đến thắc mắc: "Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi này?" Câu trả lời cho thấy một cái nhìn sâu sắc hơn về những mục tiêu cần đạt được của CFO trong thời đại mới. Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình chung, nhưng chủ yếu vẫn là việc thiệ sự ổn định của các CFO.

Vậy, tại sao lại là thiếu sự ổn định?

Nguyên nhân thúc đây sự thiếu ổn định của CFO

Nguyên nhân đầu tiên là sự giảm sút về tự tin của CFO do mối lo ngại  liên tục về tình hình kinh tế. Tại Anh và Bắc Mỹ, mức độ lạc quan của CFO hạ đáng kể, với sự tự tin bị giới hạn về khả năng  duy trì doanh nghiệp trong năm tới. Ở Trung Đông và Châu Á-Thái Bình Dương, tình hình có khả quan hơn một chút. Tuy nhiên tỷ lệ tự tin tại đây cũng khá thấp, chỉ 50%so với 72% CFO lạc quan về tình hình hiện tại ở Trung Đông, 31% ở Ấn Độ và 16% ở Úc. Hơn nữa, mức độ thiếu chắc chắn trong doanh nghiệp đã chạm mức cao nhất kể từ hơn một năm qua tại Úc.

Gia tăng tỷ lệ hợp nhất doanh nghiệp là nguyên nhân thứ hai, mặc dù trong một vài trường hợp, đó cũng là một tác dụng phụ của khủng hoảng kinh tế. Theo nghiên cứu kể trên, các hoạt động hợp nhất và mua bán doanh nghiệp xảy ra trên hầu hết các lĩnh vực, tổng cộng là 86 tỷ đô với 369 vụ mua bán xảy ra trong năm 2011, trong đó, hơn một nửa đến từ các thương vụ mua bán các tài sản không chính thức. Con số kỷ lục này tiếp tục tăng trong năm 2012.

Nguyên nhân cuối cùng của sự thiếu chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua chính là công nghệ. Công nghệ có thể là tài sản quý giá hoặc một trở ngại đáng lo khi doanh nghiệp muốn ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu thay đổi của mình. Khi nhu cầu kinh doanh thay đổi và vai trò của phòng tài chính phát triển lên một bước tiến mới, các doanh nghiệp nhận ra hầu hết những công nghệ đang sử dụng đã lỗi thời và không thể giúp họ đáp ứng được hết tất cả các nhu cầu trên nữa. Cùng lúc đó, công nghệ mới chẳng hạn như di động, điện toán đám mây, mạng truyền thông xã hội và dữ liệu lớn đang phát triển độc lập hàng ngày, khiến cho các công ty buộc phải ứng dụng chúng trước khi những công nghệ này kịp thích ứng hoàn toàn với quy trình hoạt động trong doanh nghiệp. Bốn công nghệ này được mô tả như là "bộ tứ siêu đẳng" giúp đem lại hệ thống thông tin và tư duy kinh doanh mới mẻ.

Vai trò của CFO, ngoài trách nhiệm truyền thống là quản lý báo cáo tài chính, cũng đang mở rộng để đồng thời lãnh đạo phòng tài chính và cả doanh nghiệp, thông qua việc xác định công nghệ nào thích hợp với doanh nghiệp, và dẫn dắt doanh nghiệp đến tương lai.

(Uyen Vu)

Chương Trình Đào Tạo
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
CHIEF FINANCIAL OFFICER (CFO)

"Hướng đến thế hệ CFO mới cho cộng đồng doanh nghiệp, thế hệ CFO có khát vọng và có khả năng

đua tranh mạnh mẽ về trình độ quản trị tài chính với các đồng nghiệp của mình trên khắp thế giới”

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 314