GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH (CFO) LÀM GÌ KHI ĐỐI MẶT VỚI "DÒNG CHẢY DỮ LIỆU"?

Trước đây, một Giám đốc Tài chính (CFO) chỉ cần biết cách đọc và quản lý một bảng cân đối kế toán, theo dõi tỷ lệ và điều hành bộ phận kế toán của công ty.

Ngày nay, công nghệ đã nhanh chóng làm thay đổi vai trò của Giám đốc Tài chính, cũng như là sự mong đợi của các Giám đốc điều hành (CEO) đối với vai trò của CFO cũng khác đi nhiều. Một số công việc truyền thống của CFO như tạo ra bảng tài chính hàng tháng hoặc lập ngân sách không còn nhiều nữa. Với quyền hạn xác thực với những số liệu thực tế, CFO từng là người nắm giữ những thông tin tài chính bí mật mà phần còn lại của tổ chức không được biết.

 

Trong những năm qua, với rất nhiều công cụ phân tích có sẵn, bảng biểu và các phương pháp thể hiện khác, vai trò của CFO đã phát triển rất nhiều để có thể liên kết với vai trò của Ban Điều hành. Các CFO với khả năng truy cập vào dữ liệu phong phú như vậy thường được trang bị năng lực & chuyên môn nhiều hơn để biết cách cân đối giữa khách hàng, doanh thu, các chỉ số chính và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Một CFO hiện đại sẽ kết nối được các con số với chiến lược kinh doanh của công ty được hiệu quả.

Dưới đây là một số cách để truy cập dữ liệu theo từng giai đoạn, và các công cụ phân tích đang dần thay đổi vai trò của CFO: 

Kết nối Chiến lược với Hiệu quả kinh doanh: Câu chuyện đằng sau những con số

Trách nhiệm của CFO là cung cấp tư vấn về nguồn tài chính "khỏe mạnh' cho doanh nghiệp nhằm cải thiện lợi nhuận của các cổ đông. Trước đây, một chuyên gia tài chính sẽ dựa vào thông tin dữ liệu để xác định vị thế, quy mô của một công ty. Dựa vào thông tin dữ liệu này, CFO sẽ hiểu được những vấn đề tài chính gì đã xảy ra cả trong quá khứ chứ không chỉ là những việc đang xảy ra. Nhưng giờ đây, sự lũng đoạn của một số mô hình kinh tế đã làm thay đổi tất cả.

Các dòng chảy dữ liệu tài chính trong thời gian thực đã giúp Giám đốc Tài chính Kế toán cải thiện khả năng phát hiện và dự đoán được các rủi ro. Giúp cho việc ra quyết định được nhanh chóng. Điều này đã trở thành huyết mạch của bộ phận tài chính trong mọi doanh nghiệp.

Năm ngoái, theo ghi nhận của 1 hệ thống xử lý số liệu của Xero thì hệ thống này đã xử lý hơn 1,4 nghìn tỷ đô la các giao dịch đến và đi. Với số lượng lớn các công cụ nhận dạng “dữ liệu thời gian thực” và công cụ nhận dạng “mẫu” hiện có sẵn, các dự đoán có thể được cung cấp thông qua điện thoại thông minh. Các công cụ như vậy sẽ giúp các nhà lãnh đạo tài chính có sự phản hồi liên tục với các thành viên quản lý cấp cao khác và giúp công ty có thể tiến hành các giao dịch tài chính đúng tiến độ. Điều này đặc biệt có liên quan trọng một tổ chức toàn cầu, nơi thường thì nhóm lãnh đạo được phân tán qua nhiều múi giờ khác nhau. Truy cập thông tin, phân tích và chỉnh sửa theo các múi giờ khác nhau là một lợi thế cạnh tranh chính.

Tránh tình trạng quá tải dữ liệu và nhiễu loạn thông tin

Một trong những thách thức lớn nhất ở thời đại truyền thông vũ bão là thường bị nhầm lẫn và không phát hiện kịp “tín hiệu cảnh báo” trước khi quá muộn. Một cố vấn tài chính đã từng chia sẻ rằng một trong những mối nguy hiểm chung của các nhà quản lý cấp cao là không thể phân định các luồng thông tin.

Tình trạng này dần rõ ràng hơn trong các ngành công nghiệp. Với sự ra đời của các giải pháp phân tích thông minh, CFO có thể có nhiều dữ kiện để xác định những tình trạng rối ren hay loại bỏ các giả thuyết sai lệch từ đó cảnh báo các đồng nghiệp và hội đồng quản trị về các giải pháp để giải quyết những thách thức này trước khi quá muộn.

Phần mềm kế toán là một mô hình kinh doanh khác giữa sự thay đổi cơ cấu chính dẫn đến sự phổ biến của công nghệ đám mây, sức mạnh tính toán được cải thiện và gia tăng tính di động.

Bảo vệ thông tin và đảm bảo tính xác thực

Theo thời gian, tầm quan trọng của dữ liệu thực trong các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có nghĩa là bảo vệ tính xác thực và tính toàn vẹn, từ đó để giảm thiểu rủi ro tài chính.

Nó cũng có nghĩa là các Giám đốc tài chính và các chuyên gia tài chính có vai trò ngày càng tăng trong việc bảo vệ dữ liệu của công ty. Một khảo sát mới đây của Grant Thornton cho thấy CFO và CIO của công ty thường chịu trách nhiệm về an ninh mạng của công ty.

Sự tấn công dữ liệu có khả năng gây tốn kém và có thể gây nguy hiểm cho một doanh nghiệp ở mọi quy mô. Theo một nghiên cứu của IBM và Ponemon, chi phí trung bình để khắc phục cho sự tấn công dữ liệu vào năm 2015 là 3,79 triệu USD. Mặc dù Bộ phận CNTT sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ dữ liệu hàng ngày và đảm bảo duy trì tính toàn vẹn, CFO cần phải đánh giá rủi ro về dữ liệu, đảm bảo rằng dữ liệu được an toàn và đáng tin cậy. Quản lý rủi ro dữ liệu là một thành tố không thể tách rời của mọi chương trình kiểm toán tài chính hiện nay. Và với chi phí rất lớn liên quan đến tính toàn vẹn dữ liệu, điều cần thiết là đầu tư vào hệ thống và quy trình ngăn ngừa sự sụp đổ của dữ liệu, chứ không phải trả tiền để “dọn dẹp sự lộn xộn” sau đó.

--------------------------

Là một nhà lãnh đạo trong một công ty, CFO hiện đại cần đẩy mạnh “văn hóa an ninh”. Không còn là công việc về doanh thu, chi phí và ngân sách. Có một sự nhấn mạnh mạnh mẽ trong việc quản lý rủi ro, hiệu quả hoạt động và đảm bảo tính toàn vẹn và chính xác của thông tin tài chính công ty. Và bây giờ, với rất nhiều dữ liệu sẵn có và các công cụ tuyệt vời để phân tích, dự báo kết quả và thay đổi chiến lược để cải thiện hiệu quả hoạt động đang ngày càng thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trên toàn cầu.

(Theo Forbes)

 

 

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 319