CÁC XU HƯỚNG TÀI CHÍNH TRONG NĂM 2017

Năm nay, thật sự là một năm khó khăn và cụm từ “điều này chưa từng xảy ra” gần như trở nên sáo rỗng. Là Giám đốc Tài chính, ưu tiên hàng đầu chính là cần bảo đảm sự ổn định về tài chính của công ty bất kể điều kiện thị trường. Đây thực sự là một thách thức lớn hơn bao giờ hết.

Năm 2017, các sự kiện trên thế giới  đã khiến mọi thức trở nên bất ổn hơn.

Tuy nhiên, những lý do sau sẽ khiến giám đốc tài chính có thể lạc quan về những gì đang làm trong năm 2017. Song song đó, những tiến bộ về công nghệ cũng có thể giúp các nhà lãnh đạo tài chính đối phó lại với tình hình bất ổn và thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp

Khả năng dự đoán

Theo một khảo sát mới của công ty tư vấn Kaufman Hall, khả năng dự đoán là ưu tiên hàng đầu cho các giám đốc tài chính, nhưng nhiều người vẫn đang phải vật lộn để đạt được điều đó.

Ít hơn 23% số người được hỏi cho biết họ rất tự tin về khả năng của công ty mình trong việc vượt qua những trở ngại kinh doanh không lường trước được, cho rằng các công cụ và quy trình lập kế hoạch và phân tích tài chính lỗi thời là nguyên nhân chính.

Theo khảo sát của Kaufman Hall, 38% người được hỏi cho biết công ty của họ hiện đang sử dụng các dự báo từ 33% so với cùng kỳ năm trước và 25% vào năm 2014 và mức độ phổ biến có thể tăng lên theo cấp số nhân trong năm tới vì các công ty bắt đầu nhận ra những lợi ích. Một cuộc khảo sát gần đây của Aberdeen Group cho thấy 71% các tổ chức hoạt động hàng đầu đã trả lời rằng họ đã giảm nhẹ rủi ro liên quan đến các điều kiện kinh doanh bất ổn bằng cách liên tục cập nhật các dự báo nhằm phản ánh tốt hơn các điều kiện kinh doanh hiện tại.

An ninh mạng

Vấn đề an ninh mạng vẫn là mối quan tâm cấp bách đối với các tổ chức thuộc mọi quy mô. Chỉ riêng vào năm 2016, đã có 2,2 triệu hồ sơ bệnh nhân từ 21st Century Oncology, 1.5 triệu hồ sơ khách hàng của Verizon Enterprise Solutions đã bị đánh cắp, và gần 150 triệu tài khoản đã bị rò rỉ từ các nhà cung cấp dịch vụ email lớn bao gồm Hotmail, Yahoo và Gmail.

Đó là mối đe dọa từ các hacker. Một khảo sát gần đây của Grant Thornton về 912 CFO cho thấy 38% số người được hỏi cho biết CFO là vị trí thường xuyên chịu trách nhiệm về an ninh mạng, trong khi 44% các nhà lãnh đạo tài chính cho biết họ cảm thấy mối quan tâm quan trọng nhất đối với tổ chức của họ hiện nay là an ninh mạng, 57% nói những lỗ hổng mạng chưa được phát hiện đã làm họ lo lắng nhiều nhất.

Việc để CFO giám sát về an ninh mạng là hiển nhiên. Bởi, họ kiểm soát một số dữ liệu nhạy cảm và quan trọng nhất trong các tổ chức, bao gồm doanh thu, lợi nhuận, đầu tư và mua lại. Phó chủ tịch phụ trách Quan hệ đối ngoại của AICPA, ông Ash Noah, cho biết: "Chức năng tài chính có một cái nhìn độc đáo về sự phức tạp của hoạt động kinh doanh, cũng như sự hiểu biết sâu sắc về ngành, thị trường và rủi ro, mang lại những hiểu biết quan trọng cho hướng chiến lược của công ty. Khi chức năng tài chính tiếp tục phát triển để tập trung vào kinh doanh, điều quan trọng là các CFO đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị và giải quyết các rủi ro mạng tiềm ẩn cho sự tăng trưởng dài hạn của công ty".

Các kỹ năng “mở rộng” của CFO

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Ian Swanson, CFO của Delicato Family Vineyards đã ghi nhận: "Những thách thức lớn nhất mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt ngày hôm nay là những khía cạnh nằm ngoài vấn đề tài chính. Không còn đủ thời gian để đưa ra một kế hoạch hàng năm và sau đó báo cáo kết quả về thu nhập và thay đổi dòng tiền theo tháng. CFO phải hiểu toàn bộ công việc như Giám đốc điều hành: chiến lược, khả năng, thị trường cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu, cũng như tác động của việc thay đổi các quy định và công nghệ mới. Giúp tổ chức vượt qua bối cảnh biến động và giữ cho tất cả các bên liên quan nhận ra là cần làm nhiều hơn vì khối lượng công việc ngày càng tăng”.

Những lời nói của ông được củng cố bởi một khảo sát của EY (khảo sát trên 769 nhà lãnh đạo tài chính). Những người trả lời cuộc khảo sát cho thấy rằng việc nghiền ngẫm các con số không còn vai trò của Giám đốc Tài chính, họ cần có thêm kỹ năng truyền cảm hứng và tạo ra lòng trung thành, sự đồng cảm, bản thân phải liên tục đổi mới cũng trở nên quan trọng không kém.

... Và họ bắt đầu tìm hiểu thêm về những vấn đề ngoài tài chính

Các Giám đốc Tài chính đang tìm kiếm những thông tin bên ngoài chức năng tài chính mà họ đang nắm vững. Theo Adaptive insights, 76% CFO chia sẻ họ đang tìm hiểu về KPIs, và con số được dự đoán sẽ tăng trong 2 năm tới là 46% CFO

IoT

Kỷ nguyên “Vạn vật kết nối” (IoT) đã thực sự bùng nổ trong nhiều năm nay. Ước tính số lượng thiết bị được kết nối trên thị trường dao động từ 20,8 tỷ vào năm 2020 (Gartner) đến 28 tỷ năm 2021 (Ericsson).

Thách thức mà các CFO đang phải đối mặt hiện nay là đo lường và giám sát hoạt động kinh doanh một cách kịp thời để đảm bảo tổ chức của họ có thể đáp ứng các diễn biến một cách nhanh nhẹn và khai thác mọi cơ hội có thể mà không có rủi ro quá lớn. IoT sẽ làm cho nó dễ dàng hơn nhiều đối với các CFO khi làm việc này với dữ liệu được đưa vào thanh toán, lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp và các hệ thống kế toán trong thời gian thực. Điều này sẽ thay đổi cách dự báo và kiểm toán được thực hiện, cung cấp khả năng hiển thị thời gian thực xung quanh các giao dịch và cũng xác định được các rủi ro dễ dàng hơn - cuối cùng, dẫn đến việc ra quyết định tốt hơn.

Lập ngân sách từ con số 0

Những năm gần đây đã chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của việc lập ngân sách dựa trên số không (ZBB), một phương pháp lập ngân sách đầu tiên được phổ biến vào những năm 1970 dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, trong đó ngân sách được chuẩn bị từ đầu chỉ với con số 0. Trong khoảng thời gian 2013 và 2015, một số tổ chức lớn nhất thế giới hiện đã triển khai ZBB - bao gồm Unilever, KraftHeinz, Coca-Cola và Mondelez, đều giảm đáng kể chi phí.

Theo McKinsey & Company, nếu thực hiện tốt việc lập ngân sách dựa trên con số 0 có thể tiết kiệm cho các tập đoàn lớn 10-25%.

AI

Peter Wollmert, Tổng giám đốc EAS Global và Nhà cung cấp Dịch vụ Tư vấn và Kế toán EMEIA (FAAS), gần đây đã lưu ý rằng: "Các CFO toàn cầu đang nỗ lực để tận dụng tối đa khối lượng và tốc độ dữ liệu đã có. Nhiều người đang bị cản trở bởi các hệ thống kế thừa không cho phép các nhóm báo cáo thu thập thông tin chi tiết về tương lai từ các bộ dữ liệu lớn và nhanh chóng thay đổi. Kết quả là khoảng cách kỳ vọng ngày càng tăng giữa những gì ban giám đốc tìm kiếm từ báo cáo của công ty và những gì CFO có thể cung cấp. Cho đến khi báo cáo bắt kịp với tiến bộ công nghệ, thì sự việc đã tệ hại hơn."

Việc hiểu được khối lượng dữ liệu khổng lồ này là thách thức chính đối với các CFO. Trong một báo cáo gần đây của IBM, 38% số CFO được khảo sát cho biết AI sẽ là một trong những công nghệ có khả năng chuyển đổi doanh nghiệp của họ trong vài năm tới. Trong một báo cáo khác của Diễn đàn kinh tế thế giới, đã hỏi 800 giám đốc điều hành. Khi đó, họ nghĩ rằng "30% kiểm toán doanh nghiệp sẽ do AI thực hiện", 75% nói là tới năm 2025 thì điều này mới xảy ra. Các CFO sẽ phải xem xét các khía cạnh khác nhau của tổ chức và đưa ra một chiến lược để khai thác tốt nhất AI nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của họ, đảm bảo chi phí thấp hơn và tăng lợi nhuận. Họ cũng phải nhìn vào các lĩnh vực mà AI có thể chứng minh được các nguy cơ, và các đối thủ cạnh tranh có thể áp dụng nó. Mọi người thường nói về việc AI sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt, nhưng đối với các CFO thì điều này sẽ khó xảy ra.

Theo Theinnovationenterprise

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 319