TẠI SAO VAI TRÒ CỦA GIÁM ĐỐC KINH DOANH LẠI RẤT QUAN TRỌNG?

Trong môi trường kinh doanh năng động ngày nay, thì giá trị khách hàng được xem là điều quan trọng cho bất kỳ tổ chức nào. Tuy nhiên, vấn đề mà khiến nhiều nhà lãnh đạo đau đầu là rất khó tạo dựng niềm tin và khai thác nhu cầu khách hàng. Từ đó, nhiều công ty nhận thức được tầm quan trọng cũng như định hướng lại hoạt động kinh doanh của họ. Vì vậy  vai trò giám đốc kinh doanh là rất quan trọng trong công ty.

Một giám đốc kinh doanh giỏi được xem là người biết lựa chọn đúng thời cơ, đúng thời điểm để áp dụng nhiều phương pháp kinh doanh mới, giảm chi phí nhưng vẫn đem lại kết quả cao.

Bà Jeanne Bliss – người được xem như là tiên phong mở ra vai trò của giám đốc kinh doanh đã chia sẻ với Corinium về lý do tại sao một công ty rất cần một giám đốc kinh doanh giỏi.

1. Giám đốc kinh doanh – họ là ai?

Khách hàng là thượng đế – luôn luôn là như vậy. Vì thế, giám đốc kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong bất kỳ công ty nào. Họ là những người trong đội ngũ điều hành hàng đầu, với khả năng thiết kế và cải thiện dịch vụ khách hàng.

Vai trò của giám đốc kinh doanh kể từ năm 2014 đã dần thay đổi phát triển hơn, nhất là trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Từ việc chăm sóc khách hàng thuộc mảng kinh doanh nhỏ, đã trở thành chiến lược của công ty.

Ở nhiều công ty, họ có nhiều chức danh khác nhau. Tên gọi đó phụ thuộc vào văn hóa doanh nghiệp và loại hình kinh doanh, tuy nhiên nó vẫn mang nhiệm vụ và vai trò tương tự. Thêm điều thú vị nữa là, nếu phát triển vai trò, chức năng của một giám đốc marketing thì người này cũng có thể trở thành một giám đốc kinh doanh hoặc có thể hoạt động song song để cùng phát triển lượng khách hàng đang và sẽ có. Nhưng đó là vấn đề riêng của công ty, tùy thuộc vào hoàn cảnh và quy mô của họ.

Ngoài ra vai trò của giám đốc kinh doanh như là cầu nối giữa công ty và khách hàng, từ những nhu cầu của khách hàng mà công ty sẽ biết đâu là sản phẩm phù hợp nhất với họ.

Cần phân biệt rõ giám đốc kinh doanh không phải là người sở hữu hay chi phối lượng khách hàng mà đó chính là cả công ty. Giám đốc kinh doanh chỉ là người đưa ra kế hoạch, tiên lượng, đánh giá… nhưng những việc ấy có thành công hay không đều phụ thuộc vào các lãnh đạo và các giám đốc bộ phận khác nữa.

 

 

2. Công ty góp phần tạo nên thành công cho giám đốc kinh doanh

Bà Jeanne Bliss tâm sự rằng: “Mọi người có biết lần đầu tiên, điều gì khiến tôi cảm thấy thú vị khi đảm nhận vị trí này không? Đó là hầu như không ai nhận ra sự quan trọng của giám đốc kinh doanh. Vì vậy, đôi khi họ nghĩ công việc này như là chất xúc tác, chất liên kết phụ trợ chứ không phải là nguyên liệu chính như giám đốc điều hành hay giám đốc nhân sự, chính suy nghĩ như vậy làm cho người đảm nhận vị trí này cảm thấy không được tôn trọng, dần dần khiến hành vi làm việc của họ không còn nhiệt huyết như ban đầu”. Bà cũng bình luận thêm: “Vì thế, theo nhận định cá nhân của tôi thì đây có thể nói là trở ngại đầu tiên khi bất kỳ ai đảm nhận vai trò này. Các nhà lãnh đạo cũng nên cân nhắc “quy tắc ứng xử” trong nội bộ công ty, mỗi vai trò sẽ có những chuyên môn đặc thù và quan trọng riêng, đừng nên mâu thuẫn hòa lẫn các vị trí liên quan. Không một khách hàng nào muốn tiếp cận tới công ty mà không chặt chẽ và không đoàn kết”.

3. Ai cũng có thể trở thành giám đốc kinh doanh?

Mỗi sản phẩm hay dịch vụ mà công ty sản xuất có thành công hay không tất cả phụ thuộc rất lớn vào giám đốc kinh doanh. Ngoài việc quản lý, điều phối mọi công việc cũng như toàn bộ guồng máy liên quan đến khách hàng, thì những nhiệm vụ về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng phải được giám đốc kinh doanh điều hành một cách thông minh và khoa học. 

Từ đó cho thấy đây là vị trí này khá áp lực và đầy khó khăn nhưng khi thấu hiểu được điều đó thì sẽ biết được cách tận hưởng niềm vui trong công việc. Bản thân nhiều người đã và đang làm giám đốc kinh doanh đều học được cách “hài lòng với công việc” và từ đấy mọi thứ sẽ được giải quyết nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Chính những khó khăn sẽ giúp giám đốc kinh doanh phải tìm cách học hỏi, tự tôi rèn bản lĩnh để vượt qua và thu nhận nhiều kinh nghiệm quý giá từ “thương trường” đem lại.

4. Những tình huống rất cần giám đốc kinh doanh

Khách hàng dần dần rời đi

Nếu nhà lãnh đạo nhận thấy công ty đang dần mất đi những khách hàng quen thuộc thì nên tìm hiểu lý do tại sao: do nhân viên? do chất lượng sản phẩm? do có nhiều đối thủ cạnh tranh? hay do tình hình kinh tế biến động?...rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Vì thế để duy trì công ty cần phải giải quyết được những vấn đề đó nếu không hiệu quả hãy cùng bạc bàn với giám đốc kinh doanh thử thay đổi mô hình để xem có tiến triển tốt hơn không.

Chiến lược kinh doanh liên tục thay đổi

Một công ty khi liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh sẽ làm cho khách hàng cảm thấy “mông lung” về sản phẩm dịch vụ, không chỉ vậy đồng thời khiến nhân viên mất phương hướng và hoang mang. Đồng ý chạy theo thị trường là tốt nhưng đừng vô tình mà quên đi tầm nhìn lúc đầu của công ty, tạo nên những sản phẩm, dịch vụ không có sự khác biệt.

Nếu công ty đang lâm vào tình trạng đó, đã đến lúc cần tìm giám đốc kinh doanh để cùng nhau lựa chọn phương thức kinh doanh hợp lý, mang lại những giải pháp cải thiện tình hình hiện tại. Một giám đốc giỏi sẽ phân định được ranh giới “hòa nhập nhưng không hòa tan”.

Đối thủ cạnh tranh vượt trội

Một thị phần sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng nguy hiểm nhất chính là những đối thủ họ sẽ tìm hiểu khuyết điểm sản phẩm của công ty mà nhanh chóng cập nhật đưa ra thị trường sản phẩm khác tốt hơn nhưng lại có giá thành thấp hơn.

Đây là bài toán rất khó buộc giám đốc kinh doanh phải giải thật khéo léo. Một tầm nhìn tốt, một hoạch định tốt, dây chuyền sản xuất tốt nhưng chất lượng cần phải đảm bảo hàng đầu.

Theo Corinium

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 319