Hai câu hỏi cho một khoản đầu tư thành công cùng Warren Buffett

Vào giữa thập niên 1960, Warren bắt đầu nghiên cứu lại các chiến lược đầu tư của Benjamin Graham và đã chú ý đến hai khám phá thú vị về các dạng công ty tạo ra các khoản đầu tư tốt nhất và nhiều tiền nhất trong dài hạn. Cho đến thời điểm đó, Warren đã tận dụng chiến lược đầu tư dựa trên giá trị của Graham, nhưng sau các khám phá này, ông thay đổi và tạo ra chiến lược đầu tư thành công nhất từ trước đến nay trên thế giới.

Làm thế nào để bạn nhận diện được một công ty ngoại hạng có lợi thế cạnh tranh bền vững? Làm thế nào bạn định giá một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững? – chính là hai câu hỏi nhằm giải thích chiến lược độc nhất của ông hoạt động như thế nào? và ông đã sử dụng các chỉ số tài chính ra sao để biến chiến lược thành thực tiễn.

Nơi Warren bắt đầu tìm kiếm các công ty ngoại hạng

Các công ty siêu sao này xuất hiện dưới ba mô hình kinh doanh cơ bản:

- Thứ nhất, họ cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ độc đáo. Đây là thế giới của Coca-cola, Pepsi, Wrigley, Hershey, Budweiser, Coors, Kraft, The Washington Post, Procter & Gamble và Phillip Morris. Thông qua quá trình xử lý nhu cầu của khách hàng, kinh nghiệm xúc tiến quảng cáo, các nhà sản xuất những sản phẩm này đã đưa câu chuyện về sản phẩm của họ vào tâm trí chúng ta. Làm như vậy, họ đã khiến chúng ta nghĩ đến sản phẩm đó khi muốn thỏa mãn nhu cầu. Khi một công ty đã làm được điều đó thì nó không cần phải thay đổi sản phẩm, vì bạn sẽ nhận ra đó là một sản phẩm tốt. Công ty cũng sẽ bán nhiều sản phẩm hơn với giá cao hơn, tạo nên các kết quả tuyệt vời để thể hiện trên các báo cáo tài chính của công ty.

- Cung cấp một dịch vụ duy nhất: Đây là thế giới của Moody’s Corp., H&R Block Inc., American Express, The Service – Master và Wells Fargo & Co. Giống như hành nghề luật sư hay bác sĩ, các công ty này cung cấp các dịch vụ người khác cần và sẵn sàng trả tiền – nhưng hơi khác vì đây là các định chế riêng biệt, thay vì là các cá thể riêng biệt. Ví dụ như khi Warren quyết định đầu tư vào cổ phiếu của Salomon Brother, một ngân hàng đầu tư (nay là một bộ phận thuộc City Group), ông nghĩ rằng mình đã mua một định chế. Nhưng khi các chuyên viên tài năng bắt đầu rời khỏi ngân hàng cùng với những khách hàng lớn nhất, ông nhận ra rằng, dạng định chế này chuyên biệt về con người. Sau đó, ông đã thôi đầu tư vào đơn vị này nữa. Trong các doanh nghiệp thiên về con người, người lao động có thể đòi hỏi và nhận được phần lớn lợi nhuận của công ty, trong khi các chủ sở hữu/ cổ đông còn lại một phần rất nhỏ. Và chỉ một phần nhỏ thì không thể giúp nhà đầu tư trở nên giàu có.

Lợi thế kinh tế của việc kinh doanh dịch vụ độc đáo có thể mang tính hiện tượng. Một công ty không phải mất nhiều tiền cho việc thiết kế lại sản phẩm, cũng không cần phải dành tiền để xây dựng nhà máy sản xuất và các kho chứa hàng. Những công ty cung cấp dịch vụ độc đáo đã chiếm lĩnh một phần tâm trí của người tiêu dùng có thể có lợi nhuận biên cao hơn so với các công ty cung cấp sản phẩm.

- Là người có thể mua sản phẩm đầu vào với chi phí thấp và là nhà cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ mà công chúng luôn có nhu cầu: Đây là thế giới của Wall – Mart, Cost – co, Nebraska Furniture Mart, Borsheim’s Jewelers và Burlington Northern Santa Fe Railway. Ở đây, lợi nhuận biên cao được đánh đổi với doanh số, nghĩa là sự gia tăng về doanh số sẽ lớn hơn nhiều mức giảm lợi nhuận biên. Quan trọng là bạn hãy trở thành cả người mua và người bán có chi phí thấp, cho phép bạn nhận được lợi nhuận biên cao hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh mà vẫn là người cung cấp sản phẩm hay dịch vụ có chi phí thấp.

Tính bền vững là chìa khóa dẫn đến sự giàu có của Warren

Warren đã học được rằng, chính “sự bền vững” của lợi thế cạnh tranh là nguồn gốc của mọi sự giàu có. Coca – Cola đã kinh doanh cùng một sản phẩm trong 122 năm, và công ty vẫn có cơ hội tốt để tiếp tục bán sản phẩm đó trong 122 năm tiếp theo. Chính sự nhất quán trong sản phẩm đã tạo ra sự nhất quán trong lợi nhuận của công ty. Nếu sản phẩm không cần phải luôn thay đổi, công ty sẽ không cần phải chi hàng triệu USD cho việc nghiên cứu và phát triển và cũng sẽ không phải chi hàng tỷ USD để trang bị lại nhà xưởng để sản xuất theo kiểu dáng năm sau. Vì vậy, tiền được chất đầy két sắt công ty, nghĩa là công ty không mắc nợ nhiều, không cần phải trả tiền lãi mà có thể dành tiền để mở rộng sản xuất hoặc mua cổ phiếu quỹ, giúp cho lợi nhuận và giá cổ phiếu đều tăng lên – giúp cho các cổ đông giàu có hơn.

Vì vậy, khi Warren nhìn vào các chỉ số tài chính của một công ty, ông luôn tìm sự nhất quán. Liệu lợi nhuận gộp có luôn đạt mức cao hay không? Có phải công ty nào cũng chỉ có nợ hoặc không có nợ? Có phải công ty không phải chi nhiều tiền cho việc nghiên cứu và phát triển một cách nhất quán? Công ty có cho thấy lợi nhuận ổn định không? Lợi nhuận có tăng trưởng một cách nhất quán không? Chính “sự nhất quán” biểu hiện trong các chỉ số tài chính đã làm cho Warren chú ý về “tính bền vững” của lợi thế cạnh tranh của công ty.

Nơi giúp Warren khám phá liệu công ty có lợi thế cạnh tranh “bền vững” hay không chính là các chỉ số tài chính trong các bản báo cáo.

(Trích nguồn: Cuốn sách "Phân tích báo cáo tài chính dưới góc nhìn của Warren Buffett)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH - CFO

(CHIEF FINANCIAL OFFICER)

Từ vị thế và tầm mức khiêm tốn của nền tài chính Việt Nam hiện nay, từ viễn cảnh tương lai của nền tài chính và của nghề quản trị tài chính, từ “chân dung” của một CFO trong thời kỳ mới, Chương trình đào tạo Giám Đốc Tài Chính (CFO) của PACE đã ra đời. Chương trình đào tạo đặc biệt này được PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn với mong muốn được góp sức mình vào mục tiêu chung “Hướng đến thế hệ CFO mới cho cộng đồng doanh nghiệp, thế hệ CFO có khát vọng và có khả năng đua tranh mạnh mẽ về trình độ quản trị tài chính với các đồng nghiệp của mình trên khắp thế giới”.

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 328