Bí quyết "đi xuyên khủng hoảng"?

Trong lúc cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và Việt Nam đang khiến vô số công ty lao đao, thậm chí sụp đổ thì vẫn có những doanh nghiệp không những đứng vững mà còn mạnh mẽ đi xuyên qua khủng hoảng. Nghe có vẻ khó tin, nhưng với nhiều công ty, khủng hoảng lại là cơ hội để nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới. Bí quyết của họ là gì?

Ứng xử với khủng hoảng

Câu hỏi mà không ít người đặt ra là: Vậy, doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn gì trong bối cảnh này – một bối cảnh mà chưa bao giờ mọi thứ trở nên khó khăn đến thế với người làm kinh doanh? Liệu họ còn có thể giữ vững con đường mình đã lựa chọn là “thay đổi xã hội bằng chính công việc kinh doanh của mình”, hay sẽ đành chấp nhận để thời cuộc dẫn dắt mình đi đến một cái đích vô định?

Mỗi tổ chức sẽ có lựa chọn riêng của mình, nhưng có thể mô tả tóm gọn bức tranh ứng xử với khủng hoảng của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay như sau:

Lựa chọn “chờ thời”: Với niềm tin giản đơn rằng “sau cơn mưa thì trời lại sáng”, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách kiên nhẫn chờ đợi khủng hoảng đi qua. Thế nhưng, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, sẽ không còn kiểu khủng hoảng hình chữ V (nền kinh tế lao dốc, chạm đáy và từ từ phục hồi, tăng trưởng) như thường thấy. Thay vào đó, xuất hiện một hình thái mới mang dáng dấp chữ U (kinh tế chạm đáy và duy trì trạng thái “đáy” trong một khoảng thời gian dài rồi mới phục hồi). Vì vậy, nếu chỉ “chờ thời” mà không làm gì, doanh nghiệp có khả năng bị kiệt sức.
Lựa chọn “phản ứng”: Doanh nghiệp tìm cách thích nghi với thời cuộc, chẳng hạn như cắt giảm chi phí và thu hẹp hoạt động. Kiểu lựa chọn này có thể giúp doanh nghiệp sống sót trong ngắn hạn nhưng không thực sự bền vững về lâu dài.
Biến “nguy” thành “cơ”: Những doanh nghiệp đã trở nên vĩ đại hơn trong khủng hoảng, bằng cách biết rõ mình muốn gì và luôn kiên định với những mục tiêu, sứ mệnh hướng đến “cái đúng, cái đẹp”, những giá trị vượt lên trên mọi hoàn cảnh, mà công ty đã và đang theo đuổi.

Nhiều người thường nghĩ rằng, sở dĩ những công ty đó có thể làm được như vậy là nhờ may mắn, mạo hiểm, hoặc nhờ một sáng tạo, đột phá tình cờ nào đó. Nhưng bí quyết đi đến vĩ đại của họ thực ra rất đơn giản, đó là: đặt những sứ mệnh cao cả lên trước mục tiêu trước mắt như lợi nhuận/tăng trưởng, và luôn luôn kiên định với con đường đã chọn. Bằng cách đó họ kiếm được nhiều tiền hơn và phát triển bền vững hơn.

Lựa chọn để trở nên vĩ đại hơn

Có thể nhận thấy những điểm chung trong lựa chọn của những doanh nghiệp này là:

“Trường đồ tri mã lực”: Khi đã thống nhất được sứ mệnh, tầm nhìn và các mục tiêu dài hạn, những công ty này chú trọng tăng trưởng ổn định chứ không để bị cám dỗ bởi những thuận lợi, hào nhoáng nhất thời mà để quy mô công ty vượt quá khả năng kiểm soát.

“Quý hồ tinh bất quý hồ đa”: Không vượt trội về tính sáng tạo, đột phá nhưng, những quyết định đổi mới của họ thường mang lại hiệu quả cao hơn bởi trước bất kỳ đợt “đánh tổng lực” nào, họ đều luôn thử nghiệm bằng những dự án nhỏ: chi phí thấp, rủi ro thấp và không khiến công ty bị mất tập trung. Nói nôm na rằng, họ bắn ra nhiều phát đạn nhỏ để kiểm chứng trước. Khi đã xác định được mục tiêu, họ sẽ tập trung nguồn lực, bắn một cú “đại bác” để chinh phục.

“Tích cốc phòng cơ”: Các công ty này hiểu rằng tiền mặt chính là “ôxy” cho họ trong giai đoạn khủng hoảng, nên họ không bao giờ đầu tư dàn trải mà chú trọng xây dựng một nguồn dự trữ tiền mặt dồi dào. Bên cạnh đó, họ luôn chủ động tiên liệu trước những hoàn cảnh xấu nhất, rủi ro có thể gặp phải và chuẩn bị trước các kế hoạch ứng phó.

Chẳng hạn như Southwest Airline, hơn 40 năm qua kể từ khi thành lập, công ty này vẫn luôn trung thành với một tôn chỉ: “Chất lượng phục vụ tốt nhất thể hiện qua cung cách nồng nhiệt, thân thiện, niềm tự hào của mỗi nhân viên về công ty và về việc được phục vụ khách hàng. Và để đạt được sứ mệnh này, công ty xem nhân viên là sức mạnh lớn nhất và lợi thế cạnh tranh bền vững nhất về dài hạn”. Tôn chỉ hoạt động của Southwest Airlines hoàn toàn không mới, nhưng hầu như không công ty vận tải hàng không nào tại Mỹ có thể thực hiện điều này một cách nhất quán, liên tục và đầy quyết tâm như Southwest Airlines suốt hơn bốn thập niên qua. Và họ đã thành công không phải bằng việc đưa ra các tôn chỉ thật hay ho, mà là trung thành và bền bỉ thực hiện đến cùng các tôn chỉ đó.

Jim Collins, một trong những nhà nghiên cứu quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới và cũng là tác giả của hai đầu sách nổi tiếng là “Từ tốt đến vĩ đại” và “Xây dựng để trường tồn” từng nhận xét:

“Sự vĩ đại hoàn toàn không phải là một biến số của thời cuộc bởi nó chính là hệ quả của chuỗi các lựa chọn sáng suốt và tinh thần kiên định, bền bỉ đến cùng với sự lựa chọn đó.”

Cũng như loài cá chép muốn hóa rồng thì phải vượt vũ môn bơi ngược dòng thác, những công ty trở nên vĩ đại trong khủng hoảng không chờ đợi “thời thế tạo anh hùng”. Ngược lại, chính họ đã tạo nên “thời thế” bằng chính khả năng nhìn xa trông rộng, sự bền bỉ và những lựa chọn kiên định của mình. Tất nhiên, đó là một lựa chọn không dễ dàng gì, nhưng là một hành trình vinh quang và xứng đáng để theo đuổi.

(Trường PACE)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH - CEO

(CHIEF EXECUTIVE OFFICER)

Trong số hơn 110 chương trình đào tạo mà PACE đã và đang triển khai thành công trong suốt hơn một thập niên qua, Chương trình đào tạo Giám Đốc Điều Hành (CEO) là một trong số 5 chương trình đào tạo đặc biệt nhất do PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn theo mô hình quản trị chuyên biệt của PACE. Chương trình này cũng nhằm góp phần "khởi đầu cho một thế hệ CEO mới" của Việt Nam, đồng thời, tiếp tục đồng hành cùng Doanh giới Việt Nam trên chặng đường “quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” (nhất là nhân lực quản lý và nhân lực lãnh đạo).

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 319