Những công ty sản xuất hàng đầu và bài học sản xuất sản phẩm từ Thomas Alva Edison

Nhà sáng tạo vĩ đại Thomas Alva Edison, điển hình của một nhà phát minh đơn độc với 1100 bằng sáng chế. Tuy nhiên, điều mà rất ít người có thể nhận ra là ông đã ban tặng cho nhân loại một món quà tuyệt vời hơn bất kỳ một phát minh đơn lẻ nào, đó là phương pháp làm nền tảng cho việc trở thành hãng dẫn đầu trong việc sản xuất sản phẩm.

Sáng tạo phải đi vào thực tiễn

Vào năm 1879, Edison là người tiên phong nghĩ ra cách phát huy những sáng kiến mới và ứng dụng những phát minh này vào thực tế, vào những sản phẩm mang tính thương mại. Đó có thể là quá trình phát triển sản phẩm hiệu quả đầu tiên của một thế giới công nghiệp hoá. Phòng thí nghiệm Menlo Park ở New Jersey của ông , nơi ông và người cộng sự tài năng cùng nhau hợp tác, đã trở thành phòng thí nghiệm mẫu mực của những nhà sản xuất hàng đầu ngày nay như Microsoft và sony.

Quá trình phát triển sản phẩm của Edison được rất nhiều công ty sử dụng và trân trọng như báu vật. ắt hẳn, ông sẽ rất hài lòng khi biết những nhà sản xuất hàng đầu hiện nay có một khối lượng đầu vào to lớn từ chính những phát kiến của ông.

“Thiên tài gồm 1%  trí thông minh và 99% là sức lao động”

Câu nói bất hủ của Edison là sản phẩm của quá trình đổ bao mồ hôi, làm vô số các thí nghiệm để phát triển một thiết bị trữ điện nhưng đều thất bại. Ông cũng từng nói rằng, có 50.000 điều mà ông không thể làm được. Chính lẽ đó, ông luôn khích lệ nỗ lực để tạo ra các sản phẩm khuyến khích những phản hồi tốt từ phía khách hàng. Ông ca tụng những nhân viên đam mê tìm tòi những điều mới lạ, những người phá vỡ nguyên tắc mang tính lý thuyết suông và khâm phục quyết định sáng tạo, làm việc không ngơi tay cũng như những cố gắng để biến phát minh thành sản phẩm của họ.

Kiểu cách nhưng đừng quên giá trị

Hẳn nếu Edison ở cùng thời điểm với chúng ta thì có lẽ ông đã bị sốc trước tình trạng phát triển sản phẩm tồi tệ trong các công ty ngày nay. Họ thậm chí bỏ qua khâu phát huy sáng kiến về cải tiến sản phẩm, thay đổi bao bì hoặc cải tổ lại bộ máy công ty

Tại sao Nabisco mở rộng dòng bánh quy Oreo bằng những sản phẩm Oreo nhỏ, bánh kẹp hai lớp và cả những gói kẹo nhỏ và to nhưng những người chuộng ăn bánh ngọt lại trở nên choáng ngộp và doanh thu của Nabisco chẳng tăng lên là bao?

Tại sao Ford và GM (General Motor) cho ra mẫu xe mới nhưng nhìn vẫn y như đúc các sản phẩm của hãng trước đây. Và thế là, những người mua xe hơi đã chuyển hướng sang những nhà sản xuất xe hơi hàng đầu ở Châu Âu để mong tìm kiếm cho mình một kiểu dáng mới.

Còn PepsiCo rón rén bước vào thị trường với những “sự đổi mới” như đóng một cái mác tươi mới vào những lon soda, và coca cola cố gắng khơi gợi sự luyến tiếc của khách hàng bằng cách tái sản xuất những chai nước ngọt vỏ bằng nhựa và có hình dáng những đường cong. Và cuối cùng, người mua Cola đã chuyển sang Snapple.

Bởi vì chẳng có gì ngạc nhiên khi khách hàng phát ngấy trước những sự cải tiến sản phẩm như trên. Khách hàng rất khôn ngoan nên họ không bị sụp bẫy trước những cố gắng rời rạc kiểu chơi ngông như thế này.

Nhận diện sự gia tăng mức độ ham thích cảm tính cũng như lý tính của khách hàng

Điều làm cho khách hàng thức tỉnh, và cũng làm Edison vui lòng, chính là những công ty thể hiện khả năng và quyết tâm làm cho sản phẩm củ họ được khách hàng công nhận là những sản phẩm ưu việt, sản phẩm đem lại lợi nhuận thực và thành tích ngày càng tăng. Những người đứng đầu trong việc sản xuất sản phẩm nhận ra rằng, khách hàng đã đòi hỏi nhiều hơn ở một sản phẩm.

- Sản phẩm Nike, Reebok và Swatch chiều theo ước muốn của khách hàng. Khách hàng muốn họ được nằm trong hàng ngũ những người hùng thể thao, những người giàu có, nổi tiếng, hoặc là giới quý tộc bằng việc sử dụng những sản phẩm của các hãng trên. Chiến lược của Relvon cũng vậy, hãng không chỉ đơn thuần bán mỹ phẩm mà bán hy vọng để các quý bà, quý cô có một làn da đẹp.

- Các trò chơi vi tính của Maxis biến con người thành bá chủ vũ trụ., cho phép họ điều hành một thủ phủ, chỉ huy một lực lượng quân đội, phát hành một tờ báo hàng đầu hoặc biến họ thành một con kiến chúa.

- MTV, Walt Disney và những đạo diễn như Stephen Spielberg không chỉ nêu lên những khái niệm mới về sản phẩm mà còn mang lại nhựng trải nghiệm mang tính khích lệ rất cao; họ đã thực sự thay đổi cả nền văn hoá của chúng ta.

Người tiêu dùng mong muốn có những sản phẩm thiết thực và đã được kiểm chứng. Những người đứng đầu trong việc sản xuất sản phẩm cần nhận ra rằng khách hàng đã đòi hỏi nhiều hơn ở một sản phẩm. Họ mong muốn có những sản phẩm có lợi ích thiết thực và đã được kiểm chứng. Họ mong đợi sự ra đời của một sản phẩm đột phá để họ có thể thay đổi những ham thích cảm tính cũng như những ham thích lý tính của họ.

(Trích nguồn Sách “Phương thức dẫn đầu thị trường” của Michael treacy & Fred Wiersema)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT - CPO

(CHIEF PRODUCTION OFFICER)

Với mong muốn giúp doanh giới Việt Nam dễ dàng đưa những công nghệ quản lý sản xuất tiên tiến nhất và hiệu quả nhất của các tập đoàn hàng đầu thế giới vào doanh nghiệp (bất kể đó là doanh nghiệp lớn hay vẫn còn ở quy mô vừa và nhỏ), Trường Doanh nhân PACE đã nghiên cứu, thiết kế và triển khai Chương trình đào tạo Giám đốc Sản xuất Chuyên nghiệp (CPO). Sứ mạng của chương trình là nhằm “góp phần xây dựng và phát triển một lực lượng quản trị sản xuất / quản trị nhà máy chuyên nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam”.

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 319