Chuyện lãnh đạo và ước mơ của Martin Luther King

"Tôi có một ước mơ" do Martin Luther King viết là một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất trong lịch sử. Các nhà lãnh đạo có nhiều tham vọng nghiên cứu nó để thấy được một cái nhìn đầy thức thuyết phục có thể khơi nguồn cảm hứng cho những thay đổi quan trọng.


Thay đổi quan trọng

King là luật sư cho những người Mỹ gốc Phi gặp nhiều khó khăn, những người mà theo tôi nghĩ, có ít điểm chung với hầu hết những người đang nghiên cứu bài phát biểu của ông tại các trường kinh tế và các khóa đào tạo doanh nghiệp. Tuy vậy King lại có thể lộn ngược dòng để trở thành người được bầu làm chủ tịch trong lớp học chủ yếu là người da trắng tại trường học ở  Pennsylvania.

Bài phát biểu "Tôi có một ước mơ" sử dụng sự tương đồng trong kinh doanh. Ông nói: "Theo một cách nào đó, chúng ta đến ngân sách quốc gia để lấy tiền mặt cho một tấm séc. Khi những người kiến tạo cộng hòa viết ra những từ tuyệt vời trong Hiến pháp và Tuyên ngôn độc lập, họ đã ký một tín phiếu với mỗi người dân Mỹ là người kế thừa."

Ông tiếp tục nói rằng nước Mỹ đã thất bại trong cam kết tín phiếu đó khi đưa cho người da màu một "tấm séc đen" bị ghi chú "không có khả năng chi trả" ở phía sau. Và giờ, ông ngụ ý, đã đến lúc phải thu hồi lại những tấm séc lỗi đó. Nhưng trong khi ông hướng đến thời điểm của sự bồi thường, đền bù cho sự chiếm hữu nô lệ, ông chủ yếu tập trung vào giáo dục, chế độ lương công bằng và việc tiếp cận thông thoáng mang lại lợi ích cho toàn bộ xã hội.

King cảm thấy sự công bằng về chủng tộc có thể giúp mọi người đạt được tiềm năng của họ  bởi vì đầu tư vào giáo dục là nền móng của quyền dân chủ. Giấc mơ của ông là bốn đứa con của mình một ngày nào đó cũng có thể được đánh giá không phải bởi màu da mà bởi những giá trị bên trong màu da đó của chính con người chúng. Những quan điểm này mang lại cho ông sự tín nhiệm cả ở bên ngoài phong trào của ông.

Liên minh

Với King, một người lãnh đạo thực sự không phải là người tìm kiếm sự đồng thuận mà là mô hình đồng thuận. Phong trào quyền dân chủ, giống như những phong trào xã hội khác, là một tập hợp lộn xộn của nhiều tổ chức độc lập với người lãnh đạo và tham vọng riêng. King và những đồng sự trong tổ chức không hề có trách nhiệm gì với việc đó nhưng họ luôn tìm cách để các nhóm riêng rẽ cùng làm việc hướng tới mục tiêu chung.

Một liên minh gồm sáu tổ chức đã tổ chức cuộc diễu hành tại Washington, một thành công đáng nhớ trong bối cảnh có những bất đồng về những phương thức hoạt động. King chủ trương ôn hòa và thấy rằng các nguyên tắc vượt khỏi sự khác biệt. John Lewis, một đại biểu quốc hội từ Georgia và chủ tịch của một nhóm sinh viên quốc gia, đã nhắc lại sự bất đồng trong những giai đoạn gần đến thời điểm bài phát biểu của Kinh và những nỗ lực thống nhất sau đó.

Kinh không phải là một hình mẫu chuẩn mực - luận văn tiến sĩ của ông bị điều tra về sự đạo văn; có những viện dẫn không xác thực từ cuộc sống cá nhân của ông - nhưng phong trào không chỉ dựa vào mình ông. Việc tiếp tục xây dựng liên minh đảm bảo không gian dưới một chiếc ô lớn cho nhiều nhà lãnh đạo và các hình thức hoạt động. Sau này, khi King chuyển sang tập trung vào sự công bằng về kinh tế, thì liên minh mới chuyển đổi hình thức, và không phải tất cả các tổ chức đều cùng đi chung một con đường. Nhưng khi ông còn sống và lãnh đạo phong trào thì vẫn có cơ sở cho những hành động chung mang tính xây dựng.

Niềm tin đáng để mạo hiểm

Các hành động của King cho thấy tầm quan trọng của niềm tin của ông. Là một triết gia chủ trương không bạo lực, ông kiên quyết và kiên định dù bị đe dọa ám sát, tấn công và hơn 20 lần bị bắt giữ. Cuộc sống của ông kết thúc bởi viên đạn của kẻ ám sát vào năm 1968 khi ông 38 tuổi. Mặc dù tử vì đạo, nhưng những thành tựu của ông cũng không được ghi nhận ngay lập tức. Năm 1983, Tổng thống Reagan ký dự luật lấy ngày sinh của King làm ngày lễ liên bang nhưng điều này vẫn còn nhiều tranh cãi. Mãi đến năm 2000 thì ngày này mới chính thức được tổ chức kỷ niệm tại cả 50 bang.

Thống nhất thông qua sự tận tâm

King kêu gọi mọi người ủng hộ ánh sáng của chủ nghĩa vị tha thay vì bóng tối của sự ích kỷ cả nhân. Những lời nói của ông tiếp bước tổng thống Kennedy "Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc."

Nghĩ về King có thể khiến tất cả chúng ta tạm dừng mọi việc để ước mơ. Đây là mơ ước của tôi: Tôi có một ước mơ rằng một ngày nào đó những người lãnh đạo sẽ được biết đến không chỉ bởi những gì họ đã làm được cho tổ chức của họ mà còn vì sự tiến bộ mà họ góp phần thúc đẩy trong cộng đồng, quốc gia và cả thế giới.

(Theo Tuanvietnam.net - Bài viết của Rosabeth Moss Kanter trên Harvard Business Publishing)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH - CEO

(CHIEF EXECUTIVE OFFICER)

Trong số hơn 110 chương trình đào tạo mà PACE đã và đang triển khai thành công trong suốt hơn một thập niên qua, Chương trình đào tạo Giám Đốc Điều Hành (CEO) là một trong số 5 chương trình đào tạo đặc biệt nhất do PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn theo mô hình quản trị chuyên biệt của PACE. Chương trình này cũng nhằm góp phần "khởi đầu cho một thế hệ CEO mới" của Việt Nam, đồng thời, tiếp tục đồng hành cùng Doanh giới Việt Nam trên chặng đường “quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” (nhất là nhân lực quản lý và nhân lực lãnh đạo).

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 328