Vì sao nhân viên không thích tôi?

Là chủ doanh nghiệp, chúng ta có thể đối mặt với thách thức lớn rằng chúng ta không chỉ là một nhà lãnh đạo mà ta còn đang phải gánh vác quá nhiều vai trò trong tổ chức của mình như một nhà sáng tạo, nhà tiếp thị, nhà quản trị chiến lược, nhà quản lý…


Vừa phải cùng lúc đóng những vai trò quan trọng đó, vừa phải phát triển công ty đi lên là một bài toán cực kỳ khó khăn, và ta sẽ dễ dàng bỏ quên các nhân viên của mình. Đôi khi do công việc quá tải khiến ta không thể dừng lại để xem xét cách mà ta quản lý nhân viên mình như thế nào? Và có khi, ta thậm chí còn không nhận ra được những sai lầm đó. Có thể ta đã không tìm ra những cách thức đúng đắn và phù hợp để các nhân viên có thể phát huy hết năng lực của mình.

Hãy dành ít phút để trả lời 10 câu hỏi dưới đây một cách trung thực. Chúng có thể giúp bạn xác định các lĩnh vực mà bạn cần phải quan tâm.

1.  Tôi có đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng về nhiệm vụ công việc cho nhân viên?

Khi nhân viên bạn phải thường xuyên làm lại một công việc nào đó, bạn hãy kiểm tra lại những điều đặc trưng trong hướng dẫn của bạn. Nếu bạn cảm thấy nó vẫn còn mơ hồ, thì có thể sự chỉ dẫn của bạn đã bị hiểu sai.

Bạn có thể luôn đặt câu hỏi cho nhân viên rằng: “Anh có thắc mắc gì về nhiệm vụ này không”

2.  Tôi có quản lý một cách chi tiết?

Bạn có thực hiện việc kiểm tra “check” và “double-check” công việc của nhân viên mình? Bạn có thời gian để đáp ứng được trách nhiệm đó hay là bạn quá bận đến nỗi không có thời gian để làm công việc của chính mình chứ nói chi là phải kiểm tra những người khác. Hãy tự hỏi chính mình rằng bạn có tham gia vào những dự án mà bạn yêu cầu những người khác làm?

Hãy trao đổi với những người sẽ thẳng thắn đưa ra ý kiến phản hồi dành cho bạn. Cố gắng tìm ra nguyên nhân từ cách quản lý của bạn liệu những hướng dẫn công việc của bạn chưa rõ ràng hay bạn nghĩ rằng nhân viên của bạn không đủ năng lực để thực hiện tốt công việc này.

3.  Tôi có cung cấp thông tin phản hồi kịp thời?

Nhân viên muốn biết rằng họ có đang làm tốt công việc không và họ cần phải thay đổi điều gì. Việc cung cấp những phản hồi cụ thể sẽ mở ra và tăng cường các kênh giao tiếp hiện có là rất cần thiết để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.

4.  Tôi có đặt câu hỏi để mời gọi sự tham gia của nhân viên?

Việc thực hiện tất cả những cuộc nói chuyện khi bạn muốn đưa ra những mệnh lệnh không giúp bạn tìm hiểu được gì mà bạn cũng sẽ không biết được quan điểm của những người cùng làm việc với bạn. Đôi khi nhân viên bạn có những điều sâu sắc bên trong họ mà bạn hay mắc căn bệnh cố gắng bỏ qua những điều đó. Việc đặt các câu hỏi là một cách rất tốt để bạn có thể làm rõ những điều bạn nghĩ và tìm hiểu những điều bạn có thể chưa biết.

5.  Tôi có ghi nhận công việc của những người cùng làm việc với tôi?

Việc công nhận những nhân viên làm việc giỏi nhất và tôn vinh thành công của họ sẽ thúc đẩy hành vi của nhân viên cố gắng thực hiện công việc để đạt kết quả như mong muốn. Hãy nhận thức rằng nhân viên của bạn chính là phần mở rộng của bản thân bạn.

Khi bạn công nhận họ, bạn giao tiếp với mọi người bắng giá trị mà bạn đặt trên nhân viên của mình. Giá trị mà các nhân viên làm nên tạo ra giá trị của bạn trong mắt những người khác.

6.  Tôi có sẵn sàng?

Nhân viên mong muốn nhận được sự hướng dẫn và phản hồi của bạn khi họ gặp những khó khăn, thử thách. Và họ cũng muốn biết rằng họ có nhận được sự hỗ trợ từ bạn.

Khi bạn luôn luôn sẵn sàng với họ, nhân viên bạn sẽ nhận được những câu trả lời mà họ cần để làm đúng ngay từ lúc đầu mà không cần nghĩ đến việc phải làm lại. Hãy luôn hỗ trợ những thông tin mà nhân viên bạn cần để họ xây dựng sự tự tin của mình trong việc đóng góp những điều họ tạo ra và xem bạn như là một người sếp thực sự của họ.

7.  Khi dự án sụp đổ, tôi có trở nên giận dữ?

Khi phải đối mặt với cảm xúc tiêu cực, hầu hết con người đều ở trong tư thế phòng thủ như là một phản xạ tự nhiên của họ. Bạn cần phải lưu ý những khi cảm xúc đến với bạn và tìm hiểu nguồn gốc của cảm xúc đó.

Hầu hết các cảm xúc nảy sinh khi người ta cảm nhận về một giá trị đã phạm phải sai lầm. Nếu bạn nhận ra giá trị đó nằm đằng sau những cảm xúc của bạn, bạn có thể tìm hiểu được những gì đang thúc đẩy phản ứng của bạn. Hãy kiểm soát cảm xúc thay vì để cảm xúc kiểm soát bạn.

8.  Tôi có thể hiện dự tôn trọng trong ngôn ngữ và hành vi của mình?

Bạn cần phải lắng nghe những từ ngữ, âm điệu bạn phát ngôn và lưu ý các cử chỉ, điệu bộ của mình khi đưa ra một thông điệp. Nếu bất kỳ ngôn ngữ, giọng điệu nào của bạn là coi thường và hạ thấp phẩm giá của người khác, hãy loại bỏ nó ra khỏi bộ công cụ đối thoại của bạn.

Ngôn ngữ thiếu tôn trọng và hành vi không truyền cảm hứng được cho những người đi theo bạndẫn đến lo ngại rằng sẽ không thể cải thiện được sự thẳng thắn, chân thành và trung thực cần thiết trong bất kỳ tổ chức nào.

9.  Tôi có hỗ trợ nhân viên khi mọi thứ diễn ra không như mong đợi?

Có lần, một lãnh đạo cấp cao đã đứng về phía khách hàng để chống lại nhân viên của ông ta, những người đã làm theo những gì ông ta bảo họ phải làm. Việc sửa chữa một sự cố hoặc một quy trình quan trọng hơn là việc gắn trách nhiệm vào người đã làm sai. Nhân viên sẽ chăm chỉ làm việc và đưa ra các giải pháp khi họ biết rắng bạn luôn trung thành với họ và sẽ giúp đỡ họ.

10.  Tôi có mang lại cho nhân viên những cơ hội để họ phát triển?

Nhà lãnh đạo vĩ đại là một người quan tâm đến việc tìm kiếm người sẽ thay thế họ. Điều này đỏi hỏi bạn phải kèm cặp, chỉ dẫn tận tình và đưa ra những tư vấn cho nhân viên để họ đạt được những kỹ năng cần thiết cho sự phát triển. Hãy dành thời gian để khám phá nguyện vọng và mong muốn của nhân viên bạn để họ trung thành với bạn và làm việc nhiệt tình với một sự hài lòng. Đó cũng là điều cần thiết để phát triển một đội ngũ kế thừa cho tổ chức của bạn.

(Theo Entrepreneur.com)

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 319