Câu chuyện "Lãnh Đạo Kế Nghiệp": Làm sao lấp khoảng trống

Chúng ta đã nói quá nhiều về “khởi nghiệp”, nhưng về “kế nghiệp” thì hầu như ít đề cập đến, dù vấn đề này cũng hệ trọng và cấp bách không kém đối với cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế. 


Đây là lúc cần phải bàn về việc làm sao để lấp khoảng trống về câu chuyện “lãnh đạo kế nghiệp” này. “Người tài” mà không cùng chí hướng, không chia sẻ và thấm nhuần giá trị gia tộc, gia phong, hay như cách mà cha ông hay nói: có tài mà không có tâm, thì cái “tài” đó, sớm hay muộn, sẽ là cái “tai” cho gia nghiệp. Ngược lại, “người nhà”, được nuôi dưỡng, đào tạo trong môi trường gia đình, có thừa các điều kiện cần trên đây nhưng thiếu “tài” thì cũng không có gì chắc chắn để đảm bảo gia nghiệp sẽ phát triển và trường tồn. Vậy, tìm kiếm, lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo sao đây?

Khoảng trống chết người
 

Nhìn lại lịch sử kinh thương thế giới, có thể thấy đằng sau rất nhiều tập đoàn hùng mạnh của thế giới chính là bóng dáng của các gia tộc kinh doanh. Nếu như châu Á có gia tộc họ Lee với đế chế Samsung thì châu Âu có gia tộc Porsche với hai thương hiệu lừng danh Porsche và Volkswagen, cũng như châu Mỹ có gia tộc Morgan với tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn đến thị trường tài chính. Không khó để kể ra rất nhiều cái tên như vậy nữa. Từ Á sang Âu, trong mọi lĩnh vực, sự hiện diện của các gia tộc kinh doanh như vậy đã trở nên rất quen thuộc.

Xét về tố chất và năng lực, người Việt không thua kém so với thế giới, và cũng không thiếu những doanh nghiệp có tiềm năng tiến xa hơn. Tuy nhiên, tại sao câu chuyện “tiếp nối để trường tồn” ở Việt Nam lại khó khăn đến thế?

Tất nhiên, việc một doanh nghiệp có thể đi xa đến đâu không chỉ dựa vào tài năng của người kế nghiệp hay dựa vào năng lực của riêng doanh nghiệp mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan khác như: chính sách của nhà nước, giấc mơ và khát vọng của quốc gia, nền tảng đạo đức xã hội. Nhưng có một thực tế rằng việc đào luyện người kế nghiệp ở phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự tương xứng với tầm vóc cơ nghiệp mà họ gánh vác. Nghĩa là miễn “người được chọn” là người chí thú học hành, làm ăn và dám dấn thân là đủ. Còn một môi trường, một mô hình đặc biệt dành riêng, đồng hành cho quá trình tự đào luyện mình của người kế nghiệp (lãnh đạo kế cận, lãnh đạo kế thừa hay lãnh đạo kế nhiệm) thì gần như hoàn toàn thiếu vắng.

Đó là chưa kể đến một thực trạng giật mình: sự thiếu vắng, khan hiếm các mô hình, chương trình đào tạo bài bản, khoa học về lãnh đạo kế nghiệp ở Việt Nam. Trong khi đó, trên thế giới, đào tạo về lãnh đạo kế nghiệp, đặc biệt cho các doanh nghiệp gia đình, đã xuất hiện hàng chục năm nay.

Hầu như các trường đại học kinh doanh đều có trung tâm đào tạo chuyên về doanh nghiệp gia đình. Ngoài ra, các viện nghiên cứu, trường doanh nhân, các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp cũng liên tục tổ chức hội thảo, tọa đàm về doanh nghiệp gia đình; xuất bản sách, tạp chí chuyên về lĩnh vực này…

5 kênh chính

Từ khảo sát, nghiên cứu thực tế đào tạo và phát triển lãnh đạo kế nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam, Trường doanh nhân PACE đã tổng hợp lại thành 5 kênh chính sau đây:

Kênh thứ nhất, đào tạo theo trường lớp, có tính dài hạn, nặng tính học thuật. Chẳng hạn cho con học chương trình cử nhân QTKD và chương trình MBA ở những trường đại học danh tiếng ở các quốc gia phát triển, nhất là Mỹ và Anh.

Kênh thứ hai, đào tạo bởi những chương trình phát triển lãnh đạo đặc biệt của các tổ chức hàng đầu, dành riêng cho những đối tượng đặc biệt, với những nội dung đặc biệt. Những chương trình này thường học trong thời gian ngắn và chú trọng giúp người học giải quyết những vấn đề trọng yếu về năng lực hay công việc lãnh đạo.

Chẳng hạn như vấn đề quản trị chiến lược (cho học chương trình “Balanced Scorecard & KPI” của Balanced Scorecard Institute) hay vấn đề kiến tạo văn hóa (cho học chương trình “7 Habits of Highly Effective People” của FranklinCovey)...

Kênh thứ ba, đào tạo trực tiếp ngay trong công việc kinh doanh của gia đình. Kênh này không chỉ đào tạo về quản trị hay lãnh đạo, mà còn chú trọng đến đào tạo về ngành nghề và lĩnh vực mà gia tộc đang kinh doanh (dệt may, thép, bất động sản…), và đặc biệt là truyền dạy lý tưởng, đạo đức kinh doanh và truyền thống kế nghiệp của gia tộc. Cách này có các đặc thù như giáo dục truyền thống, cả về gia đạo lẫn gia nghiệp, cũng như sự hòa quyện giữa gia đạo và gia nghiệp.

Kênh thứ tư, được đào tạo từ chính môi trường làm việc thực tiễn của bản thân người kế nghiệp. Nhiều lãnh đạo kế nghiệp đã đi từ vị trí thấp nhất như nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ bàn… Từ đó, họ từng bước tự tích lũy, rèn giũa kinh nghiệm, trình độ, bản lĩnh và làm chủ được công việc cho đến khi được chính thức truyền giao kế nghiệp.

Kênh thứ năm, được đào tạo từ môi trường kết giao bạn bè, kết nối quan hệ xã hội. Đây là kênh được rất ít người để ý nhưng cũng là kênh rất quan trọng, có tác động không nhỏ tới tư tưởng, nhận thức, định hướng, cách thức lựa chọn thông tin, mở rộng quan hệ… của người lãnh đạo kế nghiệp.

Mỗi nhà lãnh đạo kế nghiệp tùy vào hoàn cảnh và trải nghiệm riêng của mình mà ít nhiều đều đã từng đi qua một hay một số các con đường nêu trên, và có thể thiên về con đường này hơn con đường khác. Nhưng rõ ràng cả 5 con đường đều hết sức cần thiết, nếu không muốn nói là phải trải qua để có thể có được một lãnh đạo kế nghiệp thành công.

Trong bối cảnh đó, một chương trình đào tạo tích hợp, chuyên biệt, thiết kế riêng cho lãnh đạo kế nghiệp đang là đòi hỏi bức thiết của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp gia đình nói riêng. Trong một chừng mực nào đó, đây cũng là đòi hỏi của bất cứ cơ quan, tổ chức nào, và rộng ra là toàn xã hội.

5 trong 1

Trường doanh nhân PACE, trường doanh nhân hàng đầu tại Việt Nam và là học viện lãnh đạo dẫn đầu cả nước suốt hơn 15 năm qua, giới thiệu chương trình đào tạo “Lãnh đạo kế nghiệp / NextGen Leaders” (gọi tắt là chương trình “NextGen”).

Chương trình đặc biệt này, do PACE và 3 tổ chức hàng đầu thế giới là FranklinCovey, Balanced Scorecard Institute và SHRM cùng phối hợp thiết kế, biên soạn và triển khai, nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình giải bài toán năng lực lãnh đạo kế nghiệp. Chương trình NextGen này chính là giải pháp năng lực kế nghiệp dành cho “người được chọn”, những người được trao truyền để không chỉ gìn giữ gia nghiệp mà còn có khả năng đưa doanh nghiệp của mình vươn cao và vươn xa.

Nội dung chương trình sẽ trang bị những năng lực thiết yếu mà một lãnh đạo kế nghiệp cần có, cũng như vạch ra con đường tối ưu mà lãnh đạo kế nhiệm cần phải đi qua để có thể kế thừa và phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp mà thế hệ đi trước đã đổ tâm sức gầy dựng nên. Chương trình cũng sẽ lan tỏa những quan điểm mới, nhận thức mới của thế giới và Việt Nam về tầm quan trọng của đội ngũ lãnh đạo kế nghiệp và con đường để kiến tạo một chân dung mới, trường tồn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Đặc biệt, chương trình đã tích hợp và hội đủ 5 con đường mà một lãnh đạo kế nghiệp cần phải trải qua để tiếp nối thành công gia nghiệp được trao truyền, đó là:

1. Học những gì tinh túy nhất trong các chương trình MBA, EMBA danh tiếng;

2. Học những khóa chuyên sâu về phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị chiến lược, quản trị nhân sự và kiến tạo văn hóa từ các tổ chức dẫn đầu thế giới;

3. Học trực tiếp ngay trong môi trường sống, truyền thống gia đình;

4. Học từ chính môi trường làm việc thực tiễn của bản thân;

5. Học từ môi trường kết giao bạn bè, kết nối quan hệ xã hội.

Thông tin chi tiết, vui lòng truy cập website: NextGen.PACE.edu.vn

KD

Báo Tuổi Trẻ

Tin tức liên quan

Trang trên 71