10 THÓI QUEN HIỆU QUẢ CỦA GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH (CFO)

Đối với nhiều Giám đốc Tài chính (CFO), việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều khó thực hiện. Với họ, thời gian phần lớn là để “vật lộn” với từng con số, áp lực với từng doanh thu không những vậy đôi khi giám đốc tài chính còn tham gia vào việc hoạch định chiến lược cùng ban lãnh đạo.

Đa phần có thể thấy hầu hết những giám đốc tài chính dù ở công ty lớn, công ty đang phát triển hoặc công ty đang gặp khó khăn thì vị trí của họ có thể nói là người “tham công tiếc việc”. Nhiều người nghĩ khái niệm ấy là tốt? nhưng đối với ông Jack McCullough – người đảm nhận chức giám đốc tài chính hơn 26 công ty khởi nghiệp cho biết: “Là một người “tham công tiếc việc” đó là sai lầm. Vì người làm việc chuyên nghiệp không phải lúc nào cũng “cày” hàng giờ tại văn phòng, những người dành hẳn cả 80 giờ hay 90 giờ cho 1 tuần làm việc mà bỏ qua những thứ khác thì đó là một chiếc lược lâu dài không khôn ngoan”.

Ông Jack McCullough là người sáng lập và giám đốc điều hành của Hội đồng Lãnh đạo CFO, ông có khoảng thời gian dài tiếp xúc cũng như trò chuyện với rất nhiều giám đốc tài chính và chính những kinh nghiệm ấy đã giúp ông hiểu rõ chi tiết về chức danh giám đốc tài chính.

Theo quan điểm của Jack McCullough, một CFO thành công là hội tụ các yếu tố về: công việc, gia đình, cộng đồng và “thực học”. Ông đã lập ra danh sách 10 thói quen hiệu quả dành cho giám đốc tài chính để mọi người có thể hiểu rõ mình đang cần bổ sung thêm điều nào để hoàn thiện bản thân tốt hơn.

1. Hãy làm việc “có tâm”

Những giám đốc tài chính mà ông Jack McCullough từng trò chuyện thì ông nhận ra đây là điểm quan trọng nhất. Ông nói: “Các giám đốc tài chính hiếm khi nói dối, họ chỉ nói thật và nói đúng. Họ buộc phải trở nên như thế vì, những con số không biết nói dối. Họ cần cung cấp đầy đủ và chính xác tất cả thông tin liên quan đến công việc mình đảm nhận. Và họ luôn phải đánh giá công bằng nhu cầu của đôi bên, từ cổ đông, nhà đầu tư, cho tới nhân viên, khách hàng”.

2. Hãy suy nghĩ chiến lược

Một CFO là người nên chủ động chứ không nên bị động, họ cần phải có đủ chuyên môn tài chính để có thể đưa ra những tư duy chiến lược đúng đắn và giá trị.

 

3. Hãy trở thành cố vấn đáng tin cậy

Điều này có nghĩa một CFO hoàn toàn có thể trở thành cố vấn cho CEO. Ông McCullough càng nhấn mạnh: “Sự cố vấn này nhiều khi còn đáng tin hơn cố vấn chuyên nghiệp đến từ bên ngoài, vì CFO sẽ hiểu rõ hoàn cảnh cũng như sẽ đưa ra cách giải quyết thiết thực và triệt để nhất”.

4. Hãy khéo léo thỏa thuận

CFO cần biết chia sẻ những thông tin cần thiết cùng nhân viên để hỗ trợ giải quyết vấn đề cùng nhau.

5. Hãy chủ động

CFO hiệu quả là thể hiện được sự thẳng thắn trong phong cách giao tiếp của họ. Ví dụ khi xảy ra sự cố bất chợt, họ sẽ không che dấu hay trì hoãn mà chủ động xem xét mọi thông tin để có thể giải quyết ngay và ngọn ngành. Đối với họ chủ động giao tiếp là: kịp thời, rõ ràng, ngắn gọn, chân thật.

6. Thực hiện đa chức năng

Những CFO mà ông McCullough từng gặp gỡ trò chuyện đa phần họ làm việc xoay quanh tài chính bên ngoài là nhiều. Họ có thể là người làm tốt nhiệm vụ về buôn bán, quản lý nhân viên, giải quyết rủi ro hay thậm chí kêu gọi đầu tư. Nhưng hiếm có người nào hội tụ đủ các chức năng trên.

Một giám đốc tài chính tại San Francisco nói rằng: “Việc như ông McCullough mong muốn tìm người đa năng như vậy là điều không thể nhưng không phải là không làm được. Chỉ cần biết giúp họ nỗ lực đạt được điều ấy”.

Một người giỏi về một chuyên môn nhưng vẫn “khá” ở lĩnh vực khác, dần dần họ sẽ “khá” nhiều lĩnh vực khác nữa, từ đó làm nền tảng xây dựng trở thành người đa chức năng.

 

 

 

7. Xây dựng đội ngũ tiềm năng

Hãy xây dựng đội ngũ mà có thể song hành trên “thương trường” chứ đừng tạo đội ngũ giúp nâng đỡ vị thế của mình.

8. Duy trì chuyên môn tài chính

McCullough lưu ý rằng mỗi năm nền kinh tế tài chính sẽ luôn thay đổi so với trước vì vậy đã là một CFO chuyên nghiệp cần phải hiểu rõ tình hình, cũng như nắm được thời cơ để phát triển kinh doanh công ty.

9. Thực học

Ngoài nâng cao nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn nghề thì việc tự trang bị những kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc là điều cần thiết. “Học, học nữa, học mãi” – càng học sẽ càng mở ra nhiều cơ hội cũng như phát triển bản thân nhiều hơn.

 10. Cân bằng công việc và cuộc sống

Đây cũng có thể nói là thách thức lớn cho những người làm CFO. Hãy thay đổi cách suy nghĩ trước hết, rồi thay đổi thói quen dần dần để có thể cân bằng công việc và cuộc sống hiệu quả nhất.

Theo CFO.com

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 319