Bài học tái cấu trúc từ công ty khoáng sản hàng đầu thế giới Anglo American

Tái cấu trúc doanh nghiệp đòi hỏi sự thay đổi đồng thời trong lĩnh vực kinh doanh, văn hóa, hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao, cấu trúc và các quy trình quan trọng.

Câu chuyện: Trước những năm 1950, Anglo American là công ty khai thác vàng lớn nhất thế giới. 

Sau đó, các biện pháp trừng phạt kinh tế trong giai đoạn chế độ apartheid ở Nam Phi và những chính sách kiểm soát dòng vốn của nước này đã khiến Anglo American chuyển hướng sang đủ các lĩnh vực kinh doanh từ thép, gỗ cho đến hàng tiêu dùng.

Điều này cùng với cấu trúc công ty lỏng lẻo và việc niêm yết ở Nam Phi đã cản trở khả năng huy động vốn trên thị trường quốc tế để cạnh trạnh với các công ty trong ngành.

Như là một biện pháp khắc phục, vào năm 1999, Anglo sáp nhập với Minorco, một công ty đăng ký ở Luxembourg mà Anglo có một phần sở hữu. Công ty sau sáp nhập đổi tên thành Anglo American, dời trụ sở chính tới London và niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố này.

Thách thức: Anglo muốn nâng cao giá trị cổ đông thông qua chiến lược tập trung nhiều hơn vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Tuy nhiên, thay đổi diễn ra rất chậm chạp và giá cổ phiếu Anglo tiếp tục tụt dốc so với các đối thủ BHP Biliton, Rio Tinto và Xstrata.

Năm 2007, Anglo bổ nhiệm bà Cynthia Carroll (quốc tịch Mỹ) làm Giám đốc điều hành. Bà là người ngoài Nam Phi và là người phụ nữ đầu tiên làm giám đốc điều hành tại Anglo.

Nhiệm vụ của Cynthia Carroll là biến Anglo thành một công ty sản xuất kim loại công nghiệp thuần nhất, phản ứng nhanh nhạy hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

Nhiệm vụ này trở nên khó khăn hơn sau khi Xstrata chủ động đề nghị sáp nhập ngang giá vào năm 2009, và Carroll là người có ít kinh nghiệm trong ngành khai khoáng.

Điều gì đã xảy ra? Bà Carroll đã quyết định thực hiện thay đổi đồng bộ trong lĩnh vực kinh doanh, văn hóa, cấu trúc công ty và các quy trình kinh doanh. Một quy trình dựa trên các số liệu đã được sử dụng để đánh giá năng lực và nhu cầu.

Kết quả thu được là công ty sẽ tập trung vào 5 mặt hàng và bán những bộ phận còn lại cùng với các hoạt động kinh doanh không cốt lõi.

Thay đổi văn hóa và cấu trúc công ty thì khó khăn hơn. Trên thực tế, công ty tồn tại khá nhiều “Anglo” khác nhau, và mỗi đơn vị lại theo đuổi chiến lược riêng của mình.

Vụ tai nạn tại một mỏ platin đã giúp ban điều hành có cơ hội chuyển tải thông điệp rằng văn hóa là rất quan trọng.

Bà Carroll cho đóng cửa tạm thời khu mỏ và yêu cầu kiểm tra cơ sở hạ tầng và các tiêu chuẩn an toàn. 28.000 công nhân đã được đào tạo lại, và các tiêu chuẩn mới được áp dụng rộng rãi ra các mỏ khác.

Bà Carroll đã thay đổi mạnh mẽ cấu trúc của Anglo, hình thành bảy đơn vị kinh doanh hàng hóa với ban điều hành được đặt tại các khu vực có thị trường quan trọng, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và thực hiện các dự án. Hỗ trợ cho các đơn vị này là 5 giám đốc nhóm, quản lý các hoạt động dùng chung trong công ty như nhân sự, tài chính và công nghệ.

Anglo bây giờ hoạt động giống như một mạng lưới các “đại sứ” được quản lý bởi trung tâm, giúp hoạt động minh bạch hơn và công việc được thực hiện nhanh hơn.

Tinh giản tổ chức đã giúp cắt giảm 2.700 nhân viên cấp quản lý. Hội đồng quản trị cũng được cơ cấu lại. Việc tái cấu trúc và hợp lý hóa hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đã giúp Anglo giảm được 23.400 nhân viên, tương đương với mức cắt giảm 2 tỷ bảng Anh chi phí.

Sau khi thể hiện được tiềm năng tạo ra giá trị cho cổ đông và triển vọng kinh doanh sáng sủa, các cổ đông chủ chốt đã ủng hộ Anglo chống lại sự thâu tóm của Xstrata. Việc bổ nhiệm một chủ tịch Hội đồng Quản trị rất được kính trọng, Sir John Parker, và các thay đổi trong Hội đồng Quản trị đã giúp việc phòng thủ thâu tóm được gia cố mạnh mẽ.

Anglo cũng đã phải ra một quyết định khó khăn là không trả cổ tức để duy trì vốn cho hoạt động đầu tư (điều này có thể khiến cổ đông tức giận) và theo đuổi tăng trưởng về lâu dài.

Kết quả: Đến năm 2010, hoạt động tái cơ cấu cùng với nhu cầu thị trường gia tăng đã giúp lợi nhuận của Anglo tăng gấp đôi lên đến 9,8 tỷ đô la Mỹ. Anglo giờ đây gần như đã phát triển thành một công ty sản xuất kim loại thuần nhất.

Bài học: Tái cấu trúc doanh nghiệp đòi hỏi sự thay đổi đồng thời trong lĩnh vực kinh doanh, văn hóa, hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao, cấu trúc và các quy trình quan trọng đối với các bộ phận, sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Hoạt động tái cấu trúc trước đó của Anglo đã không mang lại nhiều kết quả do chỉ tập trung vào một hoặc hai khía cạnh.

Việc đóng cửa mỏ khoáng sản với phí tổn lớn là một chất xúc tác cho quá trình thay đổi văn hóa công ty vì điều này đã giúp chuyển tải thông điệp một cách rất rõ ràng. Tuy nhiên, các hoạt động chỉ mang tính biểu tượng không thôi thì chưa đủ, và việc áp dụng phương châm quản lý “dựa trên giá trị” đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra văn hóa “một Anglo”.

Cuối cùng, hoàn toàn có thể theo đuổi mục tiêu dài hạn và thậm chí tạm dừng trả cổ tức nếu bạn nêu bật được các lý do với cổ đông.

(Tham khảo từ BFinance)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH - CEO

(CHIEF EXECUTIVE OFFICER)

Trong số hơn 110 chương trình đào tạo mà PACE đã và đang triển khai thành công trong suốt hơn một thập niên qua, Chương trình đào tạo Giám Đốc Điều Hành (CEO) là một trong số 5 chương trình đào tạo đặc biệt nhất do PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn theo mô hình quản trị chuyên biệt của PACE. Chương trình này cũng nhằm góp phần "khởi đầu cho một thế hệ CEO mới" của Việt Nam, đồng thời, tiếp tục đồng hành cùng Doanh giới Việt Nam trên chặng đường “quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” (nhất là nhân lực quản lý và nhân lực lãnh đạo).

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 382