Sếp cần gì để lãnh đạo hiệu quả?

Tạp chí Tài chính uy tín McKinsey đã thực hiện một cuộc khảo sát lớn trên 140 CEO thành công nhất thế giới, sử dụng các mô hình phân tích của nhiều lĩnh vực khoa học như sinh lý học hay thần kinh học, tổng kết thành 5 năng lực căn bản mà một CEO giỏi nhất thiết phải có.

Năm năng lực này bao gồm: xác định ý nghĩa cuộc sống trong công việc, suy nghĩ tích cực, kết nối nội bộ, quản trị rủi ro và duy trì lòng nhiệt thành.

1. Xác định ý nghĩa cuộc sống trong công việc

Nhìn chung, những nhà lãnh đạo biết cách gắn ý nghĩa cuộc sống với công việc và đời sống cá nhân thường truyền cảm hứng và năng lượng tới những người xung quanh. Họ hiểu tầm quan trọng của các mục tiêu của mình, nhờ thế mà chủ động và bền bỉ theo đuổi chúng.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy trong 5 năng lực cơ bản, năng lực tìm ra ý nghĩa cuộc sống quan trọng gấp năm lần các năng lực khác đối với mức độ thỏa mãn của nhà lãnh đạo về công việc và đời sống cá nhân.

Một khi hiểu được ý nghĩa cuộc sống của mình nằm ở đâu, nhà lãnh đạo biết cách kể lại những câu chuyện truyền cảm hứng. Công cụ này đặc biệt thích hợp trong hoàn cảnh tổ chức/doanh nghiệp đang trải qua giai đoạn khủng hoảng, bởi nó tác động đến không chỉ lý trí mà còn tình cảm của nhân viên, qua đó tiếp sức cho họ vượt qua những xáo trộn lớn diễn ra trong thời kỳ này.

2. Suy nghĩ tích cực


So với những người có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, những người thường xuyên suy nghĩ tích cực có nhiều lợi thế. Trong cuộc khảo sát, 3/4 những người cho rằng mình là người suy nghĩ tích cực sở hữu những kỹ năng cần thiết để dẫn dắt thay đổi. Chỉ có khoảng 15% những người đánh giá bản thân có xu hướng suy nghĩ tiêu cực sở hữu những kỹ năng này.

Với những nhà lãnh đạo có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, không những họ không nhận ra cơ hội trong thách thức mà cuộc sống của họ còn thường xuyên ngập tràn stress. Một khi phải chịu đựng quá nhiều stress, não bộ có xu hướng phản ứng theo kiểu “chiến hoặc biến”, gây hạn chế cho khả năng sáng tạo cũng như nuôi dưỡng tâm lý tiêu cực và sợ hãi. Những kiểu tâm lý tiêu cực như thế tự mình sinh sôi để rồi cuối cùng trở thành một phần văn hóa công sở.

3. Kết nối nội bộ

Thông thường, khi doanh nghiệp càng lớn thì cấu trúc càng phức tạp, mạng lưới kết nối nội bộ càng khó khăn. Nhà lãnh đạo gặp phải thách thức lớn khi muốn quản lý hệ thống thông tin của cấp dưới.

Nhưng đồng thời, mạng lưới lớn cũng tạo cơ hội cho mọi người đóng góp ý tưởng và gắn kết bền chặt với công ty. Vấn đề nằm ở chỗ nhà lãnh đạo có thể khai phá tiềm năng này hay không.

Bí quyết là: CEO luôn cần phải chọn ra một đội ngũ trợ lý đắc lực có nhiệm vụ xây dựng các kết nối nội bộ trong lòng doanh nghiệp cũng như lựa chọn ra những người thích hợp cho từng vị trí trong công ty.

4. Quản trị rủi ro

Theo kết quả của cuộc khảo sát, chỉ 13% trong số những người thừa nhận rằng mình không có năng lực quản trị rủi ro có đủ kỹ năng để dẫn dắt doanh nghiệp. Điều này không có gì là lạ: vào thời điểm khủng hoảng, tâm lý lo lắng sợ hãi lan truyền với tốc độ nhanh chóng trong nội bộ công ty.

Chỉ những nhà lãnh đạo có khả năng nhận thức và đảo ngược tâm lý tiêu cực này mới có thể giúp nhân viên lấy lại can đảm để hành động và khai phá tiềm năng của chính họ. Việc này đương nhiên là một nhiệm vụ khó khăn.

Để thừa nhận rằng rủi ro tồn tại trong một quyết định nào đó của mình, CEO phải dám thừa nhận bản thân họ không thể chắc chắn 100% về tác động của những quyết định đưa ra (mặc dù đây là một logic thông thường).

5. Duy trì lòng nhiệt thành

Việc liên tục thay đổi để làm mới doanh nghiệp yêu cầu lãnh đạo và nhân viên công ty duy trì lòng nhiệt tình trong một khoảng thời gian dài. Thời điểm sau khi dự án bắt đầu và thời điểm khi dự án đang ở cao trào là lúc mức năng lượng dễ suy giảm nhất.

Để ngăn chặn điều này, lãnh đạo cần duy trì lòng nhiệt tình của chính bản thân một cách có hệ thống để làm gương, cũng như tạo ra những điều kiện cần thiết để nhân viên noi theo. Tuy nhiên, kết quả cuộc khảo sát cho thấy đây là việc mà các nhà lãnh đạo thường không chú tâm tới.

(Nguồn: TBKD)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH - CEO

(CHIEF EXECUTIVE OFFICER)

Trong số hơn 110 chương trình đào tạo mà PACE đã và đang triển khai thành công trong suốt hơn một thập niên qua, Chương trình đào tạo Giám Đốc Điều Hành (CEO) là một trong số 5 chương trình đào tạo đặc biệt nhất do PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn theo mô hình quản trị chuyên biệt của PACE. Chương trình này cũng nhằm góp phần "khởi đầu cho một thế hệ CEO mới" của Việt Nam, đồng thời, tiếp tục đồng hành cùng Doanh giới Việt Nam trên chặng đường “quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” (nhất là nhân lực quản lý và nhân lực lãnh đạo).

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 319