Tình trạng "sức khỏe" mỏng manh của nền kinh tế đã tạo nên sự lo lắng vô hạn nơi các doanh nghiệp. Nhu cầu về người lãnh đạo giỏi đang dần tăng trong khi lượng cung lại quá ít.
Theo một nghiên cứu, trong vòng 4 năm trở lại đây, mức độ stress ở mọi nơi làm việc đang ở mức cao nhất. Với tình trạng này, hầu hết mọi người đều đi làm với cái đầu cúi gằm và giữ thái độ "im lặng là vàng" để có thể tồn tại. Tình trạng này không chỉ tồn tại ở cấp bậc nhân viên mà còn ở cả đội ngũ quản lý.
Sẽ có những lúc chúng ta cần sự can đảm, tự tin trong công việc lãnh đạo. Những người có năng lực lãnh đạo, có gan bước về phía trước, đón nhận rủi ro, và dẫn đầu công cuộc cải cách trong thời kỳ khủng hoảng sẽ trở thành người thắng cuộc.
Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Sẽ rất khó khăn để xây dựng một cuộc đối thoại, hỏi những câu hỏi mà không nhận được câu trả lời, hay quyết định làm một dự án mới. Tuy khó khăn lúc mới bắt đầu, nhưng theo thời gian, nếu giữ được thái độ can đảm này, bạn sẽ dần giành được sự tin tưởng và làm gương cho người khác.
1. Đối mặt với tình hình thực tế
Hãy rũ bỏ thái độ nhìn mọi thứ qua lăng kính màu hồng, và tập trung vào những gì đang thực sự diễn ra trong doanh nghiệp, công ty bạn. Nói như vậy không có nghĩa là phải nhìn mọi thứ theo một cách tiêu cực, mà chỉ là không nên đánh giá mọi thứ là "OK" khi thực ra nó không phải vậy. Chỉ có cách đối diện thực tế bạn mới có thể dẫn dắt nó đi theo hướng tốt đẹp hơn.
2. Tìm kiếm và lắng nghe các phản hồi
Luôn có các "điểm mù" là những cản trở để bạn thấy được bối cảnh toàn diện của một vấn đề. Nhưng nếu chịu khó lắng nghe và chắt lọc ra những phản hồi cần thiết, những phản hồi này sẽ là một lợi thế của bạn.
3. Nói những gì cần phải nói
Các cuộc bàn bạc sẽ trở nên ngượng ngùng và khó chịu với sự tham gia của các ý kiến bất đồng. Tuy vậy, nếu thật sự nghiêm túc và mọi người muốn cùng hợp tác để giải quyết vấn đề, những bất đồng sẽ không trở thành vấn đề quá lớn, bởi các thành viên tự nguyện rủ bỏ cái tôi để đạt mục đích chung. Vì vậy, đừng ngại nói ra ý kiến của bạn để mọi người cùng xem xét, bàn bạc.
4. Luôn tôn trọng quan điểm của người khác
Tìm ra câu trả lời cho một vấn đề nan giải quả không dễ, bởi mỗi người một ý. Là một lãnh đạo, bạn phải đứng ra khuyến khích các thành viên xây dựng một cuộc tranh luận lành mạnh, không nên để những bất đồng ý kiến làm rạn nứt tinh thần đồng đội. Làm được thế bạn sẽ củng cố sức mạnh của nhóm mình vì khi các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau, một câu trả lời sẽ được sinh ra từ chính những ý kiến trái ngược nhau đó.
5. Đừng lờ đi những vấn đề về hiệu suất làm việc
Chẳng lãnh đạo nào muốn đứng ra răn đe, nhắc nhở về cách làm việc của từng nhân viên mỗi ngày cả. Do vậy, thông thường các lãnh đạo thường bỏ qua những sai sót này. Chỉ tới khi sai sót nhỏ đưa lại hậu quả, họ mới bắt đầu để mắt tới. Để tránh những hậu họa khôn lường, một lãnh đạo giỏi phải chỉnh đốn ngay khi nhân viên có dấu hiệu làm việc kém hiệu quả.
Mặc dù không chắc chắn sẽ đạt kết quả như mong muốn, ít nhất bạn cũng thành công trong việc vượt qua nỗi sợ hãi và tiến lên phía trước thay vì dậm chân tại chỗ.
6. Thường xuyên giao tiếp cởi mở
Đừng ngại nói chuyện một cách cởi mở với nhân viên. Nếu bạn không biết câu trả lời cho câu hỏi của nhân viên, hãy nói thẳng ra là bạn không biết. Giấu diếm chỉ làm cho bạn mất điểm trong mắt của nhân viên mà thôi. Hơn nữa, đừng giữ những kinh nghiệm và thông tin cho riêng mình mà hãy chia sẻ nó với nhân viên.
7. Dẫn đầu công cuộc thay đổi
Trong một môi trường mà ai cũng cố gắng bảo vệ hiện trạng của mình, không dám đi ngược với đám đông vì sợ hãi, thì đây cũng chính là cơ hội cho bạn. Hãy "tách khỏi bầy đàn" và hình dung ra một hướng đi mới, cách giải quyết mới, sản phẩm mới và hãy kiên định thực hiện nó. Có thể ban đầu sẽ có khó khăn và phải sửa chữa nhiều thứ, nhưng nếu bạn quyết tâm, mọi người sẽ thấy được nỗ lực và ủng hộ bạn.
8. Đưa ra quyết định và tiến về phía trước
Trong một thế giới luôn thay đổi, việc đưa ra một quyết định sẽ cực kỳ căng thẳng, bởi bạn không biết kết quả sẽ như thế nào. Tuy vậy, hãy bỏ gánh nặng từ những phân tích đắn đo làm bạn tê liệt để đưa ra một quyết định rõ ràng. Mặc dù không chắc chắn sẽ đạt kết quả như mong muốn, ít nhất bạn cũng thành công trong việc vượt qua nỗi sợ hãi và tiến lên phía trước thay vì dậm chân tại chỗ.
9. Chia ngọt sẻ bùi
Một lãnh đạo tốt sẽ biết nhận về phần mình nhiều hơn nếu kết quả không tốt và nhận ít hơn nếu kết quả mỹ mãn.
10. Chịu trách nhiệm
Nếu muốn huấn luyện nhân viên phải chịu trách nhiệm với công việc họ làm, trước tiên bạn phải làm gương cho họ. Hãy biết đứng ra chịu trách nhiệm với những công việc thuộc thẩm quyền của bạn.
LEADERSHIP GREATNESS (LG)
Nếu như FranklinCovey là tổ chức hàng đầu thế giới chuyên sâu về phát triển lãnh đạo và kiến tạo văn hóa thì “Lãnh đạo tầm vóc / Leadership Greatness” được xem là giải pháp phát triển lãnh đạo quan trọng bậc nhất của FranklinCovey, được thiết kế chuyên biệt dành cho lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp dẫn đầu.
Chương trình sẽ “định nghĩa lại” vai trò của lãnh đạo trong thế kỷ 21, đồng thời cung cấp cho người tham dự một bộ đầy đủ “mindset, skillset & toolset” (tư duy, kỹ năng và công cụ) để biết cách tự nâng tầm lãnh đạo của mình.
FranklinCovey hiện đang hoạt động tại 167 quốc gia; Hơn 90% tập đoàn trong Top 500 Fortune hiện đang sử dụng các giải pháp đẳng cấp thế giới của FranklinCovey để phát triển lãnh đạo và cải biến tổ chức của mình.
FranklinCovey Vietnam - 341 Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 3837.0208 | Email: daotao@FranklinCovey.vn | Website: www.FranklinCovey.vn