4 BÀI HỌC TỪ CÁC THƯƠNG HIỆU ĐÃ TÌM ĐƯỢC LỐI RA TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Hiện nay, hiếm có tin tức gì mới trên thế giới mà không đề cập đến đại dịch đang diễn ra, và bài viết này cũng không ngoại lệ. Ngoài sự thay đổi hàng ngày của thế giới xung quanh chúng ta, cú sốc kinh tế và xã hội này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các nhà marketing ở mọi ngành hàng.

Mỗi ngày, các cá nhân và chuyên gia đều phải nghĩ ra các giải pháp để đối phó với đại dịch, và trong nhiều năm tới, chúng ta vẫn sẽ nhận ra được “bài học” mới từ cuộc khủng hoảng này. Hãy cùng xem một số “bài học” quan trọng mà các nhà lãnh đạo hàng đầu đã làm với thương hiệu của họ.

Dẫn đầu bằng hành động, không phải lời nói

Trong thời đại email, các quy tắc thông thường bị thay đổi nhanh chóng. Không mất nhiều thời gian để mọi người đều nhận được hàng loạt email về chủ đề “đại dịch” và nó trở thành một sự phiền toái, như: “Trời đất, tôi đã tự hỏi làm thế nào mà mọi công ty đều gửi mail cho tôi về cách ứng phó trong thời kỳ biến động."

Vì thế, các thương hiệu nên thận trọng hơn trong việc gửi mail. Một minh chứng cụ thể cho việc này: từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 26 tháng 3 năm nay, theo phân tích của Infogroup cho thấy số lần gửi email giảm 56,56% so với năm trước. Mặc dù số lượng gửi email thấp hơn nhưng tỷ lệ mở thư vẫn giảm từ 26,23% vào năm 2019 xuống còn 25,32% vào năm 2020. Các email có chủ đề về đại dịch đang có tỷ lệ xóa đặc biệt cao ở mức 12,18%, so với 11,31% trên tất cả các email trong năm nay và tỷ lệ hủy đăng ký trên tất cả các email marketing đang gia tăng. Nói cách khác, mọi người đang quan tâm hộp thư đến của họ và các thương hiệu cần phải tiến hành việc này một cách cẩn thận.


Trong thời đại email, các quy tắc thông thường bị thay đổi nhanh chóng

Thông điệp email phải được cải tiến nhanh chóng trong thời kỳ khủng hoảng. Người tiêu dùng đã có đủ các loại email như “Chúng tôi đang bảo vệ bạn” với các trích dẫn cũ rích và các tuyên bố chung chung. Để thực sự phù hợp, các công ty phải xem xét dữ liệu của họ, hiểu đại dịch có ý nghĩa gì đối với khách hàng và cộng đồng, tận dụng các chương trình email để hỗ trợ và truyền đạt những thay đổi và hành động mà thương hiệu đang thực hiện.

Một số ví dụ sẽ cho thấy đại dịch này đã khơi dậy những sáng kiến ​​có ý nghĩa đối với các công ty lớn và nhỏ. Ví dụ, Facebook, Microsoft, TikTok và những công ty khác đã hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới trong cuộc thi “Hackathon”. Cuộc thi này được thiết kế để xây dựng các giải pháp công nghệ cho các thách thức liên quan đến khủng hoảng. Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu đã tập hợp lại để hỗ trợ các nhân viên y tế theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như hãng hàng không Delta bắt đầu cung cấp các chuyến bay miễn phí cho các tình nguyện viên y tế để họ có thể tiếp tục nỗ lực, hay công ty may mặc thể thao Fanatics tạm dừng sản xuất những chiếc áo và chuyển sang làm khẩu trang.

Ngay cả những hành động khiêm tốn cũng có thể có ý nghĩa lớn vào thời điểm này. Ví dụ, Just Salad đã phát động một chương trình từ thiện mua một tặng một cho các sinh viên và gia đình khó khăn. Trong khi đó, DoorDash đã nhanh chóng ra mắt “Local Restaurant Saturday” - miễn phí vận chuyển cho các đơn đặt hàng từ các nhà hàng địa phương để phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ vẫn đang hoạt động và hỗ trợ cộng đồng địa phương. Qua những sáng kiến ​​trên, các thương hiệu chọn hành động thay vì chỉ nói suông. Những nỗ lực này là chìa khóa trong việc chứng minh sự phù hợp về giá trị của họ đối với khách hàng của mình, đây là những việc góp phần xây dựng nên tài sản thương hiệu.

Phát triển tính nhân bản của thương hiệu

Đặc biệt trong những thời điểm như thế này, khi mọi người phụ thuộc nhiều hơn vào các kết nối kỹ thuật số, các chiến dịch email nên được tạo ra theo phương thức nhân cách hóa thương hiệu. Bằng cách hỗ trợ các cá nhân và tổ chức đang gặp khó khăn, các thương hiệu thể hiện cam kết với nhân viên, cộng đồng và xã hội của họ, điều này có ý nghĩa rất lớn.

Ví dụ, Express đã gửi một thông điệp nội bộ đơn giản, trong đó nhân viên của công ty chia sẻ ý tưởng trang phục làm việc tại nhà mà họ yêu thích, kèm theo một ảnh chụp màn hình video của nhóm. Trong khi đó, công ty Spartan Race vẫn giữ liên lạc với các khách hàng mục tiêu của mình thông qua các email hướng dẫn các bài tập thể dục tại nhà do nhân viên thực hiện. Các thương hiệu nỗ lực kết nối với nhân viên và khách hàng của họ theo những cách độc đáo sẽ nhận được kết quả tích cực.


Thế giới hậu khủng hoảng sẽ xoay quanh việc đáp ứng các nhu cầu mới của khách hàng.

Sẵn sàng cho sự đổi mới

Đối với nhiều thương hiệu, đại dịch đã thách thức mô hình kinh doanh cốt lõi của họ. Những người mạnh nhất trong số họ đang tìm cách giữ tương tác với cộng đồng bằng cách cung cấp mọi sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ có thể tùy biến trong nguồn lực. Các sáng kiến ​​mới được ra đời để hỗ trợ cho các ngành công nghiệp và cộng đồng. Các công ty sự kiện đang chuyển các cuộc họp mặt trực tiếp của họ thành các hội nghị và hội thảo trực tuyến. Mặc dù phải đóng cửa hàng, các nhà bán lẻ như Michaels vẫn giữ liên lạc với khách hàng của mình bằng cách tổ chức các buổi tương tác trực tuyến và các hoạt động khác có giá trị với các khách hàng mới tại nhà.

Một số doanh nghiệp có sự chuyển đổi kinh doanh thậm chí còn ấn tượng hơn. Ví dụ, một số nhà máy bia và nhà máy chưng cất đã xoay chuyển để trở thành nhà sản xuất nước rửa tay trong thời điểm hiện tại. Trong khi đó, Essations - thương hiệu sản phẩm tóc, khi phải đối mặt với việc hàng loạt các salon đóng cửa, họ đã chuyển sang việc bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng và hợp tác với mạng lưới các nhà tạo mẫu của mình để tạo ra các kiểu tóc đặc trưng cho các sản phẩm của công ty. Đây là cách duy nhất để họ kiếm tiền vào thời điểm này và tạo ra giá trị thực sự cho khách hàng của Essations, điều này sẽ rất quan trọng cho sự phát triển trong tương lai.

Lập kế hoạch trong bối cảnh “bình thường mới”

Thế giới hậu khủng hoảng sẽ xoay quanh việc đáp ứng các nhu cầu mới của khách hàng.

Một ví dụ đơn giản, hãy xem xét ngành kinh doanh nhà hàng: Ngay cả sau khi đại dịch thoái trào, các nhà hàng có thể quyết định rằng dịch vụ giao hàng ngay mà không cần vào cửa hàng (curbside pickup) là một tính năng hữu ích để tiếp tục cung cấp. Tương tự, các nhà bán lẻ địa phương bắt đầu cung cấp dịch vụ tư vấn FaceTime như một phương tiện để phục vụ khách hàng tại nhà, có thể nhận ra rằng mọi người muốn có các tùy chọn linh hoạt như vậy một cách lâu dài. Tương tự, các trường đại học đã buộc phải phát triển các giải pháp cho chương trình trực tuyến thay vì các lớp học như trước. Khi sử dụng hình thức này các chi phí giáo dục sẽ được giảm xuống, sinh viên trở nên thoải mái hơn với sự thay thế này. Liệu tác động của khủng hoảng có thể phá vỡ toàn bộ hệ thống? Chúng ta không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, nhưng chắc chắn rằng giáo dục đại học sẽ bước sang một trang mới.

Các thương hiệu thành công vượt qua thời kỳ khủng hoảng là những thương hiệu đã dành thời gian để tăng cường kết nối với nhân viên và khách hàng bằng những phương cách sáng tạo và phù hợp.

Nguồn: Marketing Land

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 369