Hiện nay, có rất nhiều startup chưa kêu gọi được những nhà đầu tư bên ngoài và phải sử dụng ngân sách cá nhân để phát triển doanh nghiệp của mình.
Điều này có những ưu và nhược điểm riêng. Một trong những điều ấy chính là startup phải kiểm soát được ngân sách marketing với số tiền hạn hẹp. Tuy nhiên, một tin tốt lành là, hiện nay có rất nhiều kênh truyền thông giúp bạn tiết kiệm được ngân sách nhưng vẫn mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Dưới đây là 5 gợi ý mà nhiều doanh nghiệp đã áp dụng trong năm qua để đạt được những thành công ấn tượng.
Hiện nay có rất nhiều kênh truyền thông tiết kiệm được ngân sách nhưng vẫn hiệu quả
1. Podcast
Podcast là kênh mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm khách hàng để chia sẻ mọi chủ đề. Hãy khai thác những lĩnh vực mà doanh nghiệp của bạn tự tin nhất, sau đó diễn đạt chúng bằng ngôn ngữ và màu sắc riêng biệt của mình.
Điểm thu hút của podcast chính là người dùng hoặc khách hàng đều có thể truy cập miễn phí. Nội dung của podcast có thể giữ được tính bền vững và có thể sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau.
2. Xây dựng quan hệ đối tác
Một cách tuyệt vời khác để phát triển tệp khách hành chính là doanh nghiệp cần xây dựng quan hệ đối tác với những thương hiệu nằm trong top-of-mind của khách hàng. Rất nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc tìm kiếm khách hàng mới thông qua việc hợp tác cùng các thương hiệu chung giá trị.
Bạn có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác bằng nhiều cách như kết hợp các chương trình giveaway, tặng quà, hoặc thậm chí là kết hợp nội dung như viết blog, IG live, phỏng vấn,.. Có rất nhiều cách để các doanh nghiệp có thể quảng bá lẫn nhau. Một khách hàng sẽ có xu hướng thích nhiều thương hiệu nếu họ mang những giá trị tương đồng. Chính vì thế, khi hợp tác cùng nhau, các thương hiệu cần nỗ lực và đảm bảo mọi người đều đóng góp như nhau.
3. Xây dựng Blog
Xây dựng một trang blog trên website có thể giúp doanh nghiệp:
Tăng lưu lượng truy cập về website (nhờ ứng dụng SEO).
Đưa doanh nghiệp của bạn trở thành chuyên gia trong ngành.
Dễ dàng xây dựng nội dung dài và mang tính chuyên ngành.
Bên cạnh nội dung về những cuộc phỏng vấn khách hàng, đối tác, doanh nghiệp cũng có thể viết về những mẹo, phương pháp trong cuộc sống (liên quan đến ngành) để gần gũi hơn với tệp khách hàng của mình. Bạn cũng hoàn toàn có thể chia sẻ lại những nội dung trên nền tảng mạng xã hội, các câu trích dẫn, video hoặc âm thanh để đa dạng hóa nội dung trên blog và tiết kiệm thời gian sản xuất.
4. Livestream
Một số nền tảng livestream bán hàng phổ biến tại Việt Nam phải kể đến như Facebook, Instagram, các trang thương mại điện tử,… Livestream được xem là phương pháp tuyệt vời để bán sản phẩm. Vì nó cho phép doanh nghiệp tương tác trong thời gian thực với khách hàng.
Livestream đòi hỏi doanh nghiệp cần sáng tạo, thoải mái và tự nhiên trước máy quay. Một phần quan trọng doanh nghiệp cần chú ý để buổi livestream được hoàn hảo chính là ánh sáng và khả năng tương tác, dẫn dắt của người dẫn chương trình.
5. Mạng xã hội
Tất nhiên, doanh nghiệp cũng không thể bỏ qua tiềm năng của nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest, Tiktok, LinkedIn,.. Doanh nghiệp cần sáng tạo liên tục những nội dung mang tính tương tác trên các nền tảng này. Điều này tuy mất thời gian, nhưng đổi lại doanh nghiệp sẽ sở hữu lượng người theo dõi thực, đúng tệp khách hàng mục tiêu và không mất chi phí quảng cáo quá nhiều.
Có thể thấy, để phát triển một startup với kinh phí tối ưu, doanh nghiệp cần có những nguyên tắc và đầu tư vào việc tự thực hiện nội dung chất lượng kết hợp với các kênh và nền tảng khác nhau. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ phát triển dựa trên tính bền vững và tạo ra kết quả dài hạn.
Nguồn: Entrepreneur.com