BANI là gì? Lãnh đạo như thế nào trong bối cảnh thế giới đầy biến động?

Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy biến động, nơi mọi thứ không ngừng thay đổi và luôn có thể diễn ra những biến chuyển bất ngờ. Mặc dù thuật ngữ như VUCA (Volatility, Uncertainty, Complexity, Ambiguity) đã được sử dụng rộng rãi để miêu tả sự bất ổn này, nhưng gần đây, khái niệm mới - BANI, đang trở nên phổ biến, mở ra một cách tiếp cận dể hiểu và đối phó với những thách thức ngày càng phức tạp của thế giới hiện đại.

BANI là gì?

BANI là viết tắt của 'Brittle', 'Anxious', 'Non-linear' and 'Incomprehensible', nghĩa là Dễ vỡ, Lo âu, Phi tuyến tính và Khó hiểu. Đây là mô hình được sử dụng để miêu tả một thế giới thay đổi nhanh chóng, không ổn định và khó dự đoán. BANI là cách để chúng ta hiểu rõ hơn về các thách thức trong thời đại hiện nay, được xây dựng dựa trên mô hình VUCA (Volatility, Uncertainty, Complexity, Ambiguity).

Sau Covid-19, thuật ngữ BANI đã xuất hiện, làm nổi bật sự mong manh và lo lắng hiện có tại nơi làm việc. Tác giả kiêm nhà tương lai học Jamais Cascio đã phổ biến rộng rãi hơn về BANI trong một bài viết về “Đối mặt với thời đại hỗn loạn”.

Khác với VUCA, BANI nhấn mạnh vào sự hỗn loạn, khó đoán và cảm giác lo âu mà môi trường toàn cầu hiện nay mang lại. Mô hình này làm rõ nhu cầu cấp thiết đối với các nhà lãnh đạo và tổ chức trong việc phát triển những kỹ năng và chiến lược mới để thích ứng với một thực tế thay đổi nhanh chóng, như nâng cao khả năng phục hồi, khả năng linh hoạt và khả năng phát triển bền vững trong bối cảnh đầy bất ổn và không chắc chắn. 

bani là gì
BANI mô tả một thế giới đầy hỗn loạn và không thể hiểu nổi

Ý nghĩa của từ BANI

Brittle (Dễ vỡ)

"Brittle" có thể hiểu là sự dễ vỡ, mỏng manh, không bền vững hay “sức mạnh ảo tưởng”. Trong mô hình BANI, từ này đề cập đến những hệ thống hoặc tổ chức trông có vẻ mạnh mẽ và ổn định nhưng thực tế lại rất dễ bị phá vỡ khi gặp phải những cú sốc hoặc thay đổi bất ngờ. Khi đó, các doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó phục hồi hoặc không thể phục hồi.

Ví dụ:

Anxious (Lo lắng)

"Anxious" nghĩa là lo lắng, lo âu, hoặc cảm giác không an toàn. Sự tiếp cận liên tục với thông tin hỗn loạn và các sự kiện không thể dự đoán khiến mọi người và tổ chức cảm thấy bị đe dọa, gia tăng sự lo lắng và sợ hãi. Trong bối cảnh đó, mỗi quyết định dường như đều tiềm ẩn nguy cơ, khiến mọi lựa chọn trở nên nặng nề và khó khăn, tạo ra một cảm giác bất lực và khó khăn trong việc tiến về phía trước.

Ví dụ, trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển nhanh chóng và gây lo ngại về việc mất việc làm. Viện McKinsey Global ước tính rằng từ 400 đến 800 triệu công nhân có thể bị thay thế bởi AI vào năm 2030. Hay có thể làm giảm 35% việc làm ở Phần Lan, 59% ở Đức và 45-60% toàn cầu. Sự tiến bộ công nghệ khiến nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, lo lắng về việc thích ứng, học hỏi kỹ năng mới và không hiểu rõ cách AI hoạt động. Theo đó, nghiên cứu cũng cho thấy với hơn 10.000 sinh viên đại học cũng cho thấy hơn 50% lo lắng về thất nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Non-Linear (Phi tuyến tính)

"Non-linear" hay phi tuyến tính, chỉ sự thay đổi không theo một đường đi thẳng hay một quy trình dễ đoán trước. Trong mô hình BANI, khái niệm này phản ánh cách mà các sự kiện và biến động không còn diễn ra theo một chuỗi logic hoặc tuần tự. Thay vào đó, chúng xuất hiện một cách đột ngột và khó lường, làm cho mọi dự đoán trở nên không chắc chắn và khó kiểm soát.

Incomprehensible (Khó lý giải)

"Incomprehensible" có nghĩa là khó lý giải, khó hiểu hoặc không thể giải thích một cách rõ ràng. Trong mô hình BANI, khái niệm này phản ánh sự phức tạp và mơ hồ của các vấn đề trong thế giới hiện đại, nơi mà các sự kiện, biến động và thử thách có thể vượt qua khả năng lý giải thông thường, khiến chúng trở nên khó tiếp cận và khó nắm bắt.

ý nghĩa của bani

Tại sao BANI lại quan trọng?

  1. Phản ánh đúng thực tế của thế giới hiện đại
  2. Cung cấp công cụ để đối phó với môi trường thay đổi
  3. Xây dựng khả năng phục hồi và thích ứng
  4. Giúp hiểu và quản lý nỗi lo âu
  5. Khả năng định hướng trong một thế giới phức tạp
  6. Tăng cường sự sáng tạo và đổi mới

Phản ánh đúng thực tế của thế giới hiện đại

Trong một thế giới ngày càng bất ổn và thay đổi nhanh chóng, mô hình BANI giúp chúng ta nhận diện những yếu tố quan trọng mà mô hình VUCA (Biến động, Không chắc chắn, Phức tạp, Mơ hồ) chưa thể giải thích đầy đủ. BANI không chỉ phản ánh sự bất ổn mà còn làm nổi bật tính dễ vỡ của các hệ thống, sự lo lắng trong xã hội, tính phi tuyến tính của các sự kiện và mức độ khó lý giải của những thách thức mà chúng ta đang đối mặt.

Điều này giúp mọi cá nhân, tổ chức và nhà lãnh đạo có cái nhìn sâu sắc hơn về những yếu tố phức tạp và khó kiểm soát trong môi trường hiện tại, từ đó đưa ra những chiến lược và quyết định sáng suốt hơn.

Cung cấp công cụ để đối phó với môi trường thay đổi

Mô hình BANI giúp các nhà lãnh đạo và tổ chức có cái nhìn sâu sắc về cách thức thế giới đang thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển. Khi hiểu rõ về những yếu tố như sự dễ vỡ (Brittle), lo lắng (Anxious), phi tuyến tính (Nonlinear) và khó lý giải (Incomprehensible), các cá nhân và tổ chức có thể phát triển những chiến lược linh hoạt và ứng phó hiệu quả hơn. Từ đó, giúp tổ chức duy trì sự ổn định và phát triển trong bối cảnh đầy bất định.

Xây dựng khả năng phục hồi và thích ứng

Trong một thế giới mà mọi thứ có thể thay đổi bất ngờ, khả năng phục hồi trở thành yếu tố cốt lõi giúp con người và tổ chức vượt qua các cú sốc, đồng thời duy trì sự ổn định trong bối cảnh đầy bất định. BANI không chỉ khuyến khích sự thích ứng nhanh chóng mà còn đề cao việc phát triển bền vững, giúp các tổ chức vững vàng đối mặt với thách thức và tiếp tục phát triển dù trong môi trường đầy biến động.

Giúp hiểu và quản lý nỗi lo âu

Khi con người không thể kiểm soát hoặc dự đoán được những thay đổi xung quanh, cảm giác lo lắng thường trở nên mạnh mẽ. BANI giúp chúng ta nhận thức rằng đây là phản ứng tự nhiên đối với môi trường thay đổi liên tục, đồng thời cung cấp những chiến lược hiệu quả để quản lý cảm giác này. Nhờ đó, chúng ta có thể duy trì sự tập trung và làm việc hiệu quả ngay cả trong những thời điểm đầy bất ổn.

Khả năng định hướng trong một thế giới phức tạp

Trong thế giới ngày nay, chúng ta không chỉ đối mặt với sự bất ổn mà còn phải đương đầu với những thay đổi phi tuyến tính và khó lý giải. Mô hình BANI giúp chúng ta đối phó với sự phức tạp này bằng cách nhận diện những yếu tố khó hiểu và không thể dự đoán, từ đó mở ra con đường phát triển các phương pháp tư duy sáng tạo để giải quyết những vấn đề vượt ra ngoài những cách giải thích thông thường.

Tăng cường sự sáng tạo và đổi mới

Trong một môi trường phi tuyến tính và khó lý giải, việc suy nghĩ sáng tạo và đổi mới trở thành yếu tố quyết định để thành công. BANI khuyến khích các nhà lãnh đạo và tổ chức không chỉ tìm cách duy trì ổn định, mà còn phải tìm kiếm cơ hội mới và thử nghiệm những cách tiếp cận khác biệt để vượt qua những khó khăn.

tầm quan trọng của bani
Thế giới BANI giúp các doanh nghiệp hiểu về thế giới, xây dựng sự linh hoạt và tăng khả năng thích ứng

Từ VUCA chuyển sang BANI

Thuật ngữ VUCA đã lâu trở thành một khái niệm quen thuộc để mô tả môi trường kinh doanh đầy biến động và khó lường trong suốt vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, ngày nay, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang dần nhận thức được sự xuất hiện của một thế giới mới mang tên BANI, đòi hỏi những cách tiếp cận và tư duy mới để thích ứng và thành công. VUCA và BANI đều miêu tả một thế giới nhiều sự hỗn mang.

Chuyển đổi từ VUCA sang BANI mang đến những thách thức to lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp:

Thách thức:

  • Đối mặt với việc duy trì sự ổn định khi các yếu tố như thị trường, nền kinh tế và chính trị có thể thay đổi đột ngột và không thể đoán trước.
  • Sự không chắc chắn và khó lường của môi trường khiến nhân viên và lãnh đạo lo ngại, làm gia tăng cảm giác căng thẳng, thiếu kiểm soát, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc và năng suất.
  • Các chiến lược của doanh nghiệp có thể trở nên lỗi thời hoặc không phù hợp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng phân tích và hiểu rõ hơn về các yếu tố phức tạp trong môi trường.
  • Khó khăn trong việc lập các kế hoạch dài hạn và các doanh nghiệp sẽ phải liên tục điều chỉnh chiến lược để bắt kịp sự thay đổi.

Cơ hội:

  • Những doanh nghiệp có khả năng thích ứng và đổi mới sẽ có lợi thế cạnh tranh bền vững.
  • Nhu cầu về các giải pháp sáng tạo, vượt ra ngoài khuôn khổ truyền thống, sẽ ngày càng tăng cao, mở ra nhiều cơ hội cho những ai biết nắm bắt.
  • Bằng cách thể hiện sự đồng cảm và hỗ trợ, các doanh nghiệp có thể xây dựng lòng tin và tạo sự gắn kết bền vững với nhân viên.
  • Ứng dụng công nghệ để thu thập và phân tích dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác và chiến lược hơn.

từ vuca sang bani
Từ VUCA sang BANI có thể khiến các doanh nghiệp khó khăn trong các hoạt động kinh doanh

RAAT - cách để thành công trong thế giới BANI

RAAT là viết tắt của Resilience (khả năng phục hồi), Attention (chú ý), Adaptation (thích ứng) và Transparency (minh bạch). Mô hình này được đề xuất để giúp các cá nhân, tổ chức có thể sống sót và vượt qua những thách thức của thế giới BANI một cách hiệu quả, trở nên kiên cường, linh hoạt hơn và sẵn sàng nắm bắt các cơ hội mới khi đối diện với sự bất ổn và khó lường ngày càng gia tăng. 

Khả năng phục hồi (Resilience)

Được đặc trưng bởi sự dễ vỡ và mỏng manh, ở thế giới BANI, các doanh nghiệp có thể đột ngột sụp đổ theo những cách không ngờ tới. Để giải quyết vấn đề này, RAAT nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng khả năng phục hồi - khả năng chống chọi với những cú sốc, thích nghi và phục hồi sau nghịch cảnh. Theo đó, các tổ chức và cá nhân cần phải phát triển các hệ thống mạnh mẽ, đa dạng hóa rủi ro và nuôi dưỡng văn hóa thích ứng.  

Điều này không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực mà còn mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển trong môi trường luôn biến động. Khả năng linh hoạt và nhanh nhạy trong công việc sẽ là chìa khóa giúp đối phó với những thử thách mà thế giới BANI đặt ra, tạo nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng lâu dài.

Thích ứng (Adaptation)

Với đặc tính phi tuyến tính và khó lý giải, BANI đẩy các cá nhân và tổ chức vào một trạng thái liên tục thay đổi và thử thách. Để tồn tại và phát triển trong môi trường này, việc thích ứng không chỉ là một phản ứng tạm thời mà là một quá trình liên tục và chủ động. RAAT khuyến khích các tổ chức và cá nhân duy trì một tinh thần học hỏi không ngừng, sẵn sàng thử nghiệm những ý tưởng mới và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.

Tư duy lặp đi lặp lại và nhanh nhẹn chính là yếu tố cốt lõi trong việc điều hướng những thách thức bất ngờ và không thể dự đoán. Việc thay đổi chiến lược và cách tiếp cận một cách linh hoạt sẽ giúp các tổ chức phát hiện ra cơ hội trong những tình huống khó khăn, đồng thời cải thiện khả năng phản ứng với sự biến động. Đó là sự kết hợp giữa việc học hỏi từ thất bại, thử nghiệm sáng tạo và điều chỉnh nhanh chóng - một chu trình giúp duy trì sự phát triển và bền bỉ ngay cả khi đối mặt với sự không chắc chắn và rủi ro trong thế giới BANI.

Chú ý (Attention)

Do sự thay đổi nhanh chóng và khó lường của môi trường, các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao những biến động và thay đổi bên ngoài, đặc biệt là những yếu tố có thể tác động đến tình hình chung. Đồng thời, phát triển các quy trình lập kế hoạch dựa trên dữ liệu không chỉ giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình thực tế mà còn cho phép họ điều chỉnh chiến lược một cách liên tục, kịp thời. Những quyết định dựa trên dữ liệu sẽ giúp nhận diện và ứng phó hiệu quả với những thay đổi không ngừng của môi trường.

Thêm vào đó, thiết lập các kế hoạch dự phòng là yếu tố không thể thiếu. Điều này giúp doanh nghiệp chuẩn bị trước cho những gián đoạn tiềm ẩn và các sự kiện không tuyến tính, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng cơ hội khi tình huống thay đổi. Khi đã chuẩn bị tốt cho những bất ngờ, doanh nghiệp sẽ dễ dàng duy trì sự ổn định và phát triển bền vững trong thế giới BANI. 

Minh bạch (Transparency)

Trong một thế giới đầy bất ổn, khi mà mọi quyết định và hành động đều cần sự đồng lòng và hỗ trợ lẫn nhau để đối phó với những thách thức khó lường. Việc thúc đẩy sự hợp tác và minh bạch là yếu tố then chốt giúp tổ chức vượt qua những thách thức phức tạp. Giao tiếp cởi mở và xây dựng niềm tin giữa các thành viên trong nhóm sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bản chất khó lường và đầy biến động của môi trường xung quanh. Khi các thành viên cảm thấy an toàn và tin tưởng lẫn nhau, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ thông tin, kiến thức và ý tưởng, từ đó nâng cao khả năng giải quyết vấn đề. Đồng thời, giúp củng cố sức mạnh tập thể để vượt qua mọi thử thách.

Bằng cách áp dụng khuôn khổ RAAT, các cá nhân và tổ chức có thể phát triển các năng lực cần thiết để phát triển trong thế giới BANI. Khả năng phục hồi, sự chú ý, khả năng thích ứng và tính minh bạch phối hợp với nhau để giúp điều hướng sự mong manh, không chắc chắn, phi tuyến tính và khó lý giải đặc trưng của kỷ nguyên hiện đại của chúng ta.

mô hình raat và bani
Mô hình RAAT giúp các doanh nghiệp vượt qua thế giới BANI vững vàng

Năng lực lãnh đạo trong bối cảnh BANI

Các nhà lãnh đạo trong thế giới BANI được Forbes gọi là "Futurecaster" - những người dự đoán tương lai. Khi các tổ chức phải đối mặt với những thách thức ngày càng phức tạp, khả năng vạch ra tầm nhìn rõ ràng, linh hoạt thích ứng với thay đổi, đổi mới không ngừng, xây dựng các mối quan hệ vững mạnh và thể hiện sự kiên cường sẽ là yếu tố quyết định giúp họ tạo ra sự khác biệt và dẫn dắt tổ chức vươn lên mạnh mẽ.

Để có thể thúc đẩy hiệu suất cao trong môi trường đầy bất ổn này, những Futurecaster cần phát triển năm năng lực cốt lõi:

Người có tầm nhìn: Chia sẻ tương lai

Người dự báo tương lai không chỉ dự đoán điều gì sẽ đến – họ tạo nên những câu chuyện chiến lược đầy cảm hứng, biến những điều mơ hồ thành rõ ràng, và nỗi lo thành hy vọng. Họ không giữ tầm nhìn cho riêng mình mà chia sẻ nó, khiến người khác cũng có thể nhìn thấy tương lai một cách rõ ràng và đầy niềm tin như họ.

Khả năng linh hoạt: Thích ứng với tương lai

Tương lai không tuân theo một đường thẳng. Những nhà lãnh đạo biết dự đoán không ngại thay đổi hướng đi khi cần thiết, họ không bị gò bó bởi những kế hoạch cố định. Họ sẵn sàng thử nghiệm, chấp nhận thất bại và học hỏi từ những lần vấp ngã, bởi họ luôn duy trì cam kết với mục tiêu cuối cùng.

Khả năng sáng tạo: Định hình tương lai

Các nhà lãnh đạo trong bối cảnh BANI không chỉ đứng nhìn và chờ đợi điều mới đến – họ chủ động tạo ra nó. Họ dám thử thách các khuôn mẫu hiện tại, dám đặt câu hỏi sáng tạo và xây dựng một môi trường nơi những ý tưởng táo bạo được khuyến khích và phát triển. Với họ, sáng tạo không phải là một lựa chọn, mà là yếu tố thiết yếu trong mọi hành động.

Mối quan hệ: Crowdsource tương lai

Không ai có thể có tất cả câu trả lời. Các nhà lãnh đạo của tương lai hiểu rằng, để phát triển, họ cần lắng nghe từ nhiều nguồn khác nhau – từ đội ngũ nội bộ cho đến các quan điểm từ bên ngoài ngành. Họ biết rằng những ý tưởng đột phá thường đến từ những nơi bất ngờ, và vì thế, họ xây dựng niềm tin, kết nối mọi người lại với nhau để cùng tạo dựng một bức tranh tương lai chung.

Sự kiên cường: Kiên trì trong tương lai

Thất bại không phải là kết thúc, mà là một bài học quý giá. Những người dự báo tương lai không để thất bại làm chùn bước – họ biết tận dụng những lần vấp ngã để làm bàn đạp tiến lên phía trước. Trong gian khó, họ không chỉ giữ vững mà còn trưởng thành và mạnh mẽ hơn, chuẩn bị sẵn sàng cho những thử thách tiếp theo.

lãnh đạo trong bani
Người lãnh đạo trong thế giới BANI cần có tầm nhìn và linh hoạt

Thế giới BANI không phải là một thách thức không thể vượt qua, mà là một cơ hội để chúng ta phát triển và đổi mới. Để đối phó với sự biến động và không chắc chắn, mỗi cá nhân và tổ chức cần chuẩn bị cho mình một chiến lược thích ứng linh hoạt, xây dựng khả năng phục hồi và luôn sẵn sàng đối mặt với những thay đổi không lường trước.

Chương trình đào tạo

Lãnh Đạo Sự Thay Đổi
Leading People Through Change®

Giúp nhà lãnh đạo biết cách "lãnh đạo sự thay đổi" thành công.
Học cách nhận ra và giải tỏa những thắc mắc và lo lắng của của nhân viên để tăng mức độ đồng thuận và cam kết của họ.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 389