CFA là gì? Những điều cần biết về chứng chỉ CFA

Tính đến năm 2022, Viện CFA báo cáo có hơn 175.000 CFA trên toàn thế giới làm việc tại 160 thị trường khác nhau và chứng chỉ này được các doanh nghiệp rất săn đón. Bởi những người sở hữu chứng chỉ này đều là những chuyên gia được đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng cốt lõi trong chiến lược đầu tư và quản lý tiền cấp cao.

Chứng chỉ CFA là gì?

Chứng chỉ CFA là viết tắt của Chartered Financial Analyst, là một trong những chứng chỉ uy tín nhất, được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực tài chính toàn cầu, được xem là tiêu chuẩn đánh giá năng lực, đạo đức và kỹ năng của giới đầu tư. Chứng chỉ này được cấp bởi Viện CFA Hoa Kỳ thành lập năm 1947.

Chứng chỉ CFA đào tạo, cung cấp những kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm các khía cạnh như phân tích tài chính, quản lý rủi ro, đầu tư và quản lý danh mục.

Để sở hữu được chứng chỉ CFA, ứng viên phải vượt qua 3 cấp độ đào tạo, trong đó bao gồm các kỳ thi, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tài chính. Chứng chỉ CFA này phù hợp với những người đang làm việc trong các ngành liên quan đến tài chính như kế toán, tài chính, chứng khoán, kinh tế, quản lý ngân sách,...

Chứng chỉ CFA là viết tắt của Chartered Financial Analyst, là một trong những chứng chỉ uy tín nhất, được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực tài chính toàn cầu, được xem là tiêu chuẩn đánh giá năng lực, đạo đức và kỹ năng của giới đầu tư

Đối tượng cần chứng chỉ CFA

Những người đang có định hướng theo đuổi sự nghiệp liên quan đến các công việc như phân tích thị trường tài chính, quản lý đầu tư, tài sản, tư vấn cho các tổ chức tài chính thì chứng chỉ CFA chính là một lựa chọn tuyệt vời. Sở hữu chứng chỉ này có thể sẽ được nhiều doanh nghiệp săn đón, có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

Giá trị của chứng chỉ CFA

  • Chứng chỉ CFA được công nhận trên toàn cầu

  • Là chứng chỉ quyền lực trong mảng tài chính, được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh giá các ứng viên trong lĩnh vực phân tích đầu tư. Để đạt được chứng chỉ CFA, ứng viên phải hoàn thành ba cấp độ đào tạo, bao gồm cả các kỳ thi và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực tài chính

  • Là một phần của quá trình đào tạo và phát triển chuyên môn liên tục của các chuyên gia tài chính, giúp họ cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất trong ngành

  • Chứng chỉ CFA là một lợi thế trong việc tìm kiếm việc làm và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động trong lĩnh vực tài chính

  • Hàng năm, Học viên buộc phải ký vào cam kết tuân theo Quy tắc và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Viện CFA. Nếu không tuân thủ theo những Quy tắc và tiêu chuẩn này thì học viên có thể bị hủy bỏ chứng chỉ CFA vĩnh viễn.

Giá trị của chứng chỉ CFA

Lợi ích khi sở hữu chứng chỉ CFA

  1. Một nền tảng tốt về tài chính
  2. Thăng tiến trong công việc
  3. Có giá trị trên toàn cầu
  4. Có thể đầu tư cá nhân kiếm thêm thu nhập
  5. Mức thu nhập cao

Một nền tảng tốt về tài chính

Chứng chỉ CFA là một bằng cấp quan trọng trong lĩnh vực tài chính đầu tư, được công nhận toàn cầu. Với sự gia tăng đáng kể về số lượng ứng viên đăng ký thi CFA hàng năm, chứng tỏ tính chuyên nghiệp cũng như kiến thức chuyên ngành sâu rộng của bằng cấp này.

Chương trình ôn luyện kiến thức của CFA được thiết kế một cách khoa học và nghiêm túc. Các kiến thức được hệ thống rõ ràng và được xây dựng trên cơ sở ứng dụng trong lĩnh vực tài chính, từ cơ bản đến chuyên sâu. Điều này giúp học viên tiếp cận với các kiến thức được hệ thống lại một cách toàn diện và đầy đủ hơn.

Hơn nữa, giáo trình của CFA được cập nhật liên tục để đáp ứng với các thay đổi và sự kiện đang diễn ra trên thế giới, đem đến cho học viên những kiến thức mới nhất và các cuộc thảo luận gần đây nhất giữa các chuyên gia trong ngành. Điều này giúp học viên có được nền tảng vững chắc kiến thức về tài chính và có thể áp dụng kiến thức này vào thực tiễn công việc của mình.

Thăng tiến trong công việc

Việc sở hữu chứng chỉ CFA cũng không phải là điều kiện bắt buộc cho mọi công việc trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, chứng chỉ CFA mang đến cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp cao hơn, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động. Bằng sự đào tạo bài bản về cả kiến thức chuyên sâu lẫn kỹ năng và đạo đức cần thiết, sẽ giúp mỗi người có thể làm việc tại cả môi trường trong nước lẫn quốc tế.

Có giá trị trên toàn cầu

CFA Institute có mạng lưới toàn cầu với hơn 190.000 chuyên gia tại hơn 165 quốc gia trên thế giới, do vậy chứng chỉ CFA trở thành một trong những bằng cấp chuyên nghiệp được công nhận rộng rãi nhất về tài chính trên toàn cầu.

Sự công nhận toàn cầu của chứng chỉ CFA được thể hiện thông qua việc dễ dàng chuyển đổi thành các bằng cấp khác ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ, nếu chuyển sang làm việc ở châu Á, các nhà tuyển dụng ở đó sẽ thừa nhận chứng chỉ CFA được cấp tại châu Âu và xem người đó là một thành viên của CFA Institute.

Ở Việt Nam, việc sở hữu chứng chỉ CFA cũng có giá trị trong việc thi chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán và quản lý quỹ.

Có thể đầu tư cá nhân kiếm thêm thu nhập

Ngoài việc tăng thu nhập từ công việc, những kiến thức và kỹ năng học được từ chương trình đào tạo CFA cũng có thể áp dụng để tự mình tạo ra những khoản đầu tư cá nhân, tăng thêm nguồn thu nhập thụ động. Điều này có thể giúp mỗi người có một cuộc sống tài chính sung túc hơn.

Mức thu nhập cao

Lương là vấn đề khó để giải đáp, tuy nhiên có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người sở hữu bằng CFA sẽ có nhiều cơ hội, lựa chọn hơn so với những người không có tấm bằng này. Theo thống kê thu nhập của Học viện CFA, mức lương của một chuyên viên tài chính bình thường và một chuyên viên có chứng chỉ CFA chênh lệch đến 50%. Họ cũng có ưu thế hơn hẳn khi làm việc tại những tập đoàn tài chính lớn trên thế giới.

Lợi ích khi sở hữu chứng chỉ CFA

Điều kiện dự thi chứng chỉ CFA

Ứng viên cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau để sở hữu chứng chỉ CFA:

  1. Đối với CFA Level 1
  2. Đối với CFA Level 2
  3. Đối với CFA Level 3

Đối với CFA Level 1

  • Đã tốt nghiệp Đại học với bất cứ chuyên ngành nào, hoặc sở hữu bằng nghề nghiệp như ACCA, CPA, CIMA, AIA, ICSA hoặc tương đương
  • Sinh viên đang học Đại học năm cuối (Tính từ lúc đăng ký thi CFA đến ngày trên bằng tốt nghiệp không quá 1 năm)
  • Có ít nhất 4 năm học và làm việc (không nhất thiết phải làm việc trong lĩnh vực đầu tư).

Ngoài ra, để tăng khả năng thực hiện bài thi tốt hơn, ứng viên cần chuẩn bị về:

  • Khả năng tiếng Anh để làm bài thi
  • Hộ chiếu
  • Đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của Viện CFA
  • Có một số quốc gia mà Viên CFA không thể hoạt động, do đó ứng viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng xem có bất kỳ giới hạn nào tại quốc gia mình sinh sống hay không.

Đối với CFA Level 2

Bắt buộc đã hoàn thành chương trình Đại học trước khi đăng ký. Đồng thời phải hoàn thành bài thi bằng tiếng Anh, đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp. Chuẩn bị đầy đủ hộ chiếu cũng như tìm hiểu về quốc gia mình đang sống có hạn chế về chứng chỉ này hay không. Một số quốc gia đang bị hạn chế như Cuba, khu vực Crimea của Ukraine, Triều Tiên.

Đối với CFA Level 3

Bắt buộc ứng viên đã vượt qua chương trình CFA level 1 và level 2. Khi đã vượt qua được cấp độ thứ 3 này, ứng viên sẽ được sở hữu chứng chỉ CFA.

Lưu ý:

Sau khi ứng viên vượt qua cả ba cấp độ của chương trình CFA sẽ được cấp chứng chỉ CFA và trở thành thành viên của Viện CFA. Tuy nhiên, để duy trì chứng chỉ và thành viên của Viện CFA, các ứng viên phải đóng lệ phí hàng năm và ký cam kết tuân thủ Quy tắc và Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Viện CFA.

Bằng cách ký cam kết này, các ứng viên phải tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Viện CFA, đảm bảo tính chính trực, minh bạch và trách nhiệm trong công việc của mình. Việc không tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn này có thể dẫn đến việc bị hủy bỏ chứng chỉ CFA vĩnh viễn và mất quyền thành viên của Viện CFA.

Việc duy trì chứng chỉ CFA và thành viên của Viện CFA không chỉ đảm bảo uy tín và chất lượng nghề nghiệp của các ứng viên, mà còn giúp họ tiếp tục phát triển và nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình trong lĩnh vực tài chính và đầu tư.

Điều kiện dự thi chứng chỉ CFA

Tự học chứng chỉ CFA

  1. Học theo nhóm
  2. Tham khảo tài liệu từ CFA
  3. Học phải có kỷ luật

Học theo nhóm

Học theo nhóm giúp ứng viên có thể trao đổi kiến thức và ý tưởng với nhau, tăng cường hiểu biết và đào sâu kiến thức. Đồng thời giúp tiết kiệm thời gian trong việc nghiên cứu và chuẩn bị cho kỳ thi, vì mỗi người trong nhóm có thể chia sẻ kiến thức và tài liệu của mình. Nếu triển khai đúng cách, học theo nhóm cũng giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự tham gia, cởi mở, tương tác giữa các thành viên trong nhóm.

Tham khảo tài liệu từ CFA

CFA Institute được coi là cơ quan chấp nhận chứng chỉ CFA và có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị học sinh cho kỳ thi CFA. Do đó, tài liệu học tập của CFA Institute được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của kỳ thi.

Tài liệu học tập của CFA Institute cập nhật đầy đủ, giúp ứng viên có thể nắm vững kiến thức cần thiết, cung cấp nhiều bài kiểm tra và bài kiểm tra mô phỏng, giúp làm quen với định dạng và nội dung của kỳ thi CFA và cải thiện khả năng làm bài.

Học từ tài liệu chuẩn của CFA Institute cũng giúp các ứng viên tiết kiệm thời gian và công sức trong việc lựa chọn tài liệu học tập, vì các tài liệu này đã được kiểm chứng và xác nhận bởi CFA Institute.

Học phải có kỷ luật

Kỷ luật bản thân là rất quan trọng cho quá trình ôn luyện thi cử. Giúp mỗi người có thể tập trung và học tập nhanh hơn, giảm thiểu sự phân tán và giúp tiết kiệm thời gian học tập. Kỷ luật cũng giúp ứng viên lập một bản kế hoạch học tập chi tiết và xác định mục tiêu cụ thể, thiết lập một nền tảng vững chắc để chuẩn bị cho kỳ thi, giúp họ tự tin và sẵn sàng đối mặt với các bài kiểm tra khó khăn.

Tự học chứng chỉ CFA

Sai lầm thường gặp của những người học CFA

  1. Chủ quan
  2. Thiếu kỷ luật trong ôn luyện
  3. Không hiểu rõ về cấu trúc kỳ thi
  4. Không sử dụng tài nguyên học tập đúng cách

Chủ quan

Thường là các ứng viên CFA cấp 1, họ đánh giá thấp độ khó của của kỳ thi nên khá chủ quan, dành ít thời gian để chuẩn bị, thậm chí có những người đợi nước tới chân mới nhảy. Hơn nữa, một số người có thể chủ quan trong việc lựa chọn tài liệu học tập và phương pháp ôn luyện. Họ có thể dựa quá nhiều vào tài liệu miễn phí hoặc không đáng tin cậy trên internet, không tìm kiếm đủ thông tin về các trung tâm đào tạo uy tín nên chất lượng học thấp.

Thiếu kỷ luật trong ôn luyện

Kỳ thi CFA đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực liên tục trong việc học tập và ôn luyện, nếu không có kế hoạch ôn luyện rõ ràng hoặc không có kỷ luật, không tuân thủ đúng kế hoạch ôn luyện, dẫn đến việc họ không đạt được kết quả mong đợi.

Không hiểu rõ về cấu trúc kỳ thi

Kỳ thi CFA có cấu trúc rõ ràng và phức tạp, ứng viên cần phải tìm hiểu rõ cấu trúc của kỳ thi và các yêu cầu đặc biệt của từng phần của kỳ thi. Kỳ thi CFA bao gồm ba phần, bao gồm phần kiến thức cơ bản, phần ứng dụng và phần đánh giá, đề xuất giải pháp. Mỗi phần có những yêu cầu riêng biệt về kiến thức và kỹ năng, ứng sinh cần phải hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho từng phần.

Không sử dụng tài nguyên học tập đúng cách

Một sai lầm thường gặp là sử dụng quá nhiều tài liệu học tập và không biết cách tập trung vào những tài liệu quan trọng nhất. Ứng viên cần phải xác định các tài liệu quan trọng nhất cho mục tiêu học tập của mình. Cũng cần lưu ý rằng, việc sử dụng quá nhiều tài liệu có thể dẫn đến sự rối loạn và khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin quan trọng.

Một sai lầm khác là không sử dụng các tài liệu học tập chính thống, chẳng hạn như sách giáo khoa và tài liệu do CFA Institute cung cấp. Các tài liệu này được thiết kế để giúp học sinh chuẩn bị cho kỳ thi CFA, sử dụng chúng có thể giúp ứng viên nắm vững kiến thức cần thiết và cải thiện khả năng làm bài trong kỳ thi.

Sai lầm thường gặp của những người học CFA

Vượt qua các kỳ thi CFA và xuất sắc trong sự nghiệp tài chính đòi hỏi nhiều kỹ năng. Ứng viên phải có khả năng kỹ thuật để phân tích dữ liệu, xử lý mô hình tài chính, đồng phải phải có đủ động lực để giải quyết căng thẳng của các kỳ thi.

Là một chuyên gia đầu tư đầy tham vọng hoặc quyết tâm đi theo lĩnh vực này đến cùng, cố gắng để sở hữu một chứng chỉ CFA là rất cần thiết. Chương trình CFA được thiết kế để trang bị kiến ​​thức chuyên môn và kỹ năng thực tế trong phân tích đầu tư, giúp ứng viên có thể thăng tiến trong sự nghiệp.

>> Xem thêm các chủ đề liên quan khác:

Chứng chỉ CPA là gì? Tất cả những điều cần biết về CPA

Chứng chỉ ACCA là gì? Học ACCA để làm gì? Lộ trình học tập

Chương trình đào tạo

CFO - GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
CFO - Chief Financial Officer

“CFO” là một chương trình đặc biệt của PACE, do các chuyên gia của PACE nghiên cứu, thiết kế, biên soạn
và trực tiếp giảng dạy theo mô hình quản trị tài chính “PFMM” (PACE’s Financial Management Model).

Nâng tầm quản trị tài chính của CFO trong thời kỳ mới

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 379