CFO CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐƯA DOANH NGHIỆP VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU?

Giám đốc Tài chính (CFO) và đội ngũ của họ đóng vai trò quan trọng trong việc tái khởi động những hoạt động kinh doanh hàng tuần và hàng tháng của doanh nghiệp. Là người duy nhất trong Ban điều hành đảm đương nhiệm vụ của một chuyên gia tài chính, kiêm chiến lược gia, CFO không chỉ nắm giữ vận mệnh của doanh nghiệp trong hiện tại, mà còn định hướng phát triển trong thời đại hậu Covid-19. 

Trước tình hình ấy, các CFO nên tiếp cận và đưa doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng này như thế nào? Dưới đây là những hướng dẫn quan trọng để giúp các CFO đưa doanh nghiệp của mình vượt qua cơn khủng hoảng toàn cầu.

 

CFO không chỉ nắm giữ vận mệnh của doanh nghiệp trong hiện tại, mà còn định hướng phát triển trong thời đại hậu Covid-19

 1. Giao tiếp thường xuyên

 Vào thời điểm này, tiếng nói của CFO được cho là quan trọng hơn cả CEO. Chính vì thế, các CFO nên giao tiếp thường xuyên với nhân viên, nhà đầu tư, khách hàng và các nhà cung cấp. Điều này sẽ giúp những người và tổ chức đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của doanh nghiệp, nắm vững được tình hình và tin tưởng vào tầm nhìn tương lai hậu khủng hoảng của doanh nghiệp.

 

 2. Quan tâm đến đội ngũ nhân viên

Với vị trí là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải chịu trách nhiệm về tình trạng của đội ngũ nhân viên. Có thể bạn không thể giải quyết toàn bộ rắc rối của họ, nhưng ít nhất hãy thể hiện sự kiên nhẫn và lòng trắc ẩn đối với họ, cũng như thể hiện rõ mong đợi của bạn trong việc tối ưu hiệu suất làm việc. Hãy thông cảm và linh hoạt với những hoàn cảnh khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được nhân viên của bạn làm việc hiệu suất và phát triển đúng với tiềm năng của họ.

Bên cạnh đó, đừng quên rằng sếp của bạn cũng đang chịu nhiều áp lực giống như bạn, cũng như việc họ phải đảm đương những vai trò khác ngoài công việc liên quan đến gia đình và cuộc sống cá nhân. Chính vì thế, hãy động viên và thể hiện rằng bạn và đội ngũ của mình luôn sẵn sàng ở phía sau hỗ trợ họ và doanh nghiệp.

3. Xây dựng kế hoạch thanh khoản

Nếu doanh nghiệp đang gặp vấn đề về dòng tiền ngắn hạn, thì các CFO cần đánh giá lại mục tiêu và hoạch định lại các yếu tố để đạt được điều ấy. Khả năng tiếp cận vốn hiện tại là bao nhiêu? Các nhà đầu tư có sẵn sàng hỗ trợ bạn vào thời điểm này không? Đội ngũ bán hàng của bạn có thể tạo ra bao nhiêu doanh thu trong 90 ngày tới? Bạn có thể thương lượng với nhà cung cấp về việc kéo dài thời gian thanh toán không?

Bên cạnh đó, hãy lưu ý rằng, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả vận hành bằng cách giảm chi phí để tạo ra nguồn vốn lý tưởng. Có thể nói, đây cũng được xem là thời điểm “vàng” để đánh giá lại các khoản chi tiêu của doanh nghiệp.

4. Phát triển bản thân

Thời kỳ khủng hoảng có thể khiến các CFO làm việc cật lực hơn bình thường để giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng. Tuy nhiên, đây không phải là một cách làm lâu dài vì chính bạn sẽ bị kiệt sức. Chính vì thế, hãy chăm sóc bản thân thật tốt trước khi “chăm sóc” doanh nghiệp. Cụ thể, bạn hãy cam kết với bản thân về việc tập thể dục hàng ngày, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.

Nếu được, bạn cũng cần dành thêm thời gian để phát triển những kỹ năng mới. Điều này không chỉ giúp giảm bớt áp lực và căng thẳng, mà còn giúp bạn tập trung và hiệu suất hơn trong công việc.

5. Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch

Với tư cách là một CFO, hiển nhiên bạn không thể có một quả cầu pha lê để nhìn thấu tương lai, nhưng bạn lại sở hữu một đầu óc phân tích mạnh mẽ. Chính vì thế, hãy tận dụng điều này để lên những kịch bản có thể xảy ra trong thời kỳ khủng hoảng. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tự tin đối mặt và vượt qua khó khăn, mà còn đưa doanh nghiệp phát triển bền vững.

Chúng ta đang sống trong một thời đại biến động và để phát triển tốt thì cần đến sự phân tích và lên kế hoạch. Đó được xem là công cụ tuyệt vời của các CFO, tuy nhiên bạn cũng đừng nên để bản thân bị cuốn vào “sự phân tích” và chậm trễ việc thực thi.

6. Tận dụng nguồn lực

Trong một trường hợp khác, nếu doanh nghiệp của bạn không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng thì hãy tận dụng cơ hội này để phát triển nhanh hơn. Ví dụ, doanh nghiệp của bạn có thể mua lại hoặc sáp nhập với một số công ty tiềm năng bằng mức giá hợp lý hơn trước khi Covid-19 xuất hiện. Tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài bằng chiến lược trí tuệ nhân tạo, tuyển dụng tài năng với mức lương có lợi cho doanh nghiệp.

7. Suy nghĩ lại mô hình kinh doanh

Hầu như mọi tổ chức trong danh sách Fortune 500 đều có một mô hình kinh doanh khác nhau. Và nếu doanh nghiệp bạn chưa tự tin với mô hình kinh doanh hiện tại thì có thể cân nhắc lại trong khoảng thời gian này. Bạn hãy ngồi lại cùng những người đứng đầu ở các bộ phận khác như CEO, CPO, CMO,… để thảo luận, đưa ra ý tưởng và kế hoạch. Có thể nói, đây là một trong những bài tập trí tuệ thử thách nhất mà các CFO phải đối mặt trong sự nghiệp của mình, nhưng đây cũng là cơ hội vàng để tạo bước đột phá trên hành trình ấy.

Tóm lại, các CFO ngày nay được định vị là giúp chuyển đổi tổ chức. Chính vì thế, với vai trò là CFO, bạn cần phải có các kỹ năng về lãnh đạo, kiến thức tài chính, tư duy chiến lược và kỹ năng vận hành tổ chức. Có thể nói, thế giới đang cần những nhà lãnh đạo chiến lược, chứ không đơn thuần là những người kế toán. Do đó, hãy tận dụng cơ hội này để tạo ra sự khác biệt.

Nguồn: Forbes 

Chương trình đào tạo

CFO - GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
CFO - Chief Financial Officer

“CFO” là một chương trình đặc biệt của PACE, do các chuyên gia của PACE nghiên cứu, thiết kế, biên soạn
và trực tiếp giảng dạy theo mô hình quản trị tài chính “PFMM” (PACE’s Financial Management Model).

Nâng tầm quản trị tài chính của CFO trong thời kỳ mới

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 384