Chiến lược cấp công ty là gì? Phân loại, đặc điểm và vai trò

Chiến lược cấp công ty có phạm vi trên toàn doanh nghiệp, được các nhà lãnh đạo sử dụng nhằm xác định ngành mà doanh nghiệp hoạt động và cần cạnh tranh, đồng thời quản lý chặt chẽ nhằm tăng cường vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

Chiến lược cấp công ty là gì?

Chiến lược cấp công ty là chiến lược hướng tới mục tiêu dài hạn, ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp, mục tiêu chính là tăng khả năng phát triển bền vững và tạo ra lợi nhuận lớn, lấy đà cho sự tồn tại và phát triển về lâu dài của doanh nghiệp.

Một số chiến lược cấp công ty cơ bản như: kết hợp theo chiều ngang, kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau, thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm,… Mỗi loại chiến lược sẽ có các hoạt động cụ thể để kết hợp với nhau và quyết định một mục tiêu thống nhất. Điều quan trọng nhất vẫn là kết quả cùng hiệu suất công việc.

Hiểu một cách đơn giản, chiến lược cấp công ty mang ý nghĩa là một loạt các quyết định mà doanh nghiệp đặt cược cho tương lai. Bởi mỗi tổ chức sẽ có một lượng tài nguyên hạn chế, chính vì vậy cần quyết định cách thức ưu tiên để sử dụng các tài nguyên này một cách tốt ưu nhất.

Chiến lược cấp công ty là chiến lược hướng tới mục tiêu dài hạn, ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp, mục tiêu chính là tăng khả năng phát triển bền vững và tạo ra lợi nhuận lớn, lấy đà cho sự tồn tại và phát triển về lâu dài của doanh nghiệp

Các loại chiến lược cấp công ty

  1. Chiến lược tăng trưởng
  2. Chiến lược ổn định
  3. Chiến lược cắt giảm
  4. Chiến lược kết hợp

Chiến lược tăng trưởng

Chiến lược tăng trưởng là một kế hoạch hoặc mục tiêu để công ty tạo ra sự tăng trưởng đáng kể trong các lĩnh vực khác nhau. Nó có thể đề cập đến sự tăng trưởng tổng thể, nhưng nó cũng có thể chỉ bao gồm các lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như bán hàng, doanh thu, theo dõi hoặc quy mô doanh nghiệp. 

Các công ty có thể thực hiện các chiến lược tăng trưởng thông qua tập trung hoặc đa dạng hóa. Tập trung đề cập đến việc một công ty phát triển hoạt động kinh doanh  cốt lõi của mình, chẳng hạn như một hiệu sách đầu tư vào việc bán nhiều sách hơn thay vì các loại văn phòng phẩm. Đa dạng hóa là khi một công ty thâm nhập thị trường mới để mở rộng kinh doanh.

Chiến lược ổn định

Chiến lược ổn định đề cập đến việc một công ty ở lại trong ngành hoặc thị trường hiện tại vì nó đã thành công. Chiến lược này duy trì sự bền vững của công ty bằng cách tiếp tục thực hiện những hoạt động có hiệu quả. Để làm được điều này, công ty có thể đầu tư vào những lĩnh vực mà họ đang làm tốt, chẳng hạn như sự hài lòng của khách hàng về thương hiệu, loại sản phẩm hay dịch vụ cụ thể.

Một số phương pháp được sử dụng để thực hiện chiến lược này bao gồm việc tối ưu các quy trình, tiết kiệm chi phí bằng cách tự động hóa, cắt giảm chi phí, thương lượng với nhà cung cấp để có chi phí nguyên liệu thô tốt hơn.

Chiến lược cắt giảm

Chiến lược cắt giảm khuyến khích công ty thay đổi con đường khác để cải thiện hoạt động kinh doanh. Điều này có thể là chuyển đổi mô hình kinh doanh hoặc thay đổi thị trường. Mục tiêu chiến lược này là giảm bớt hoặc quản lý các bộ phận kinh doanh không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Bằng cách chuyển đổi lộ trình kinh doanh hoặc loại bỏ một bộ phận, sản phẩm, dịch vụ không hiệu quả trong doanh nghiệp. Ví dụ: nếu một dòng sản phẩm không có dấu hiệu doanh số bán hàng khả thi, nhóm quản lý có thể loại bỏ dòng sản phẩm đó để tiết kiệm chi phí.

Chiến lược kết hợp

Chiến lược kết hợp là khi doanh nghiệp thiết kế lại một khía cạnh kinh doanh có thể cũ hoặc không liên quan nhưng khả thi và cắt giảm một khía cạnh không hiệu quả. Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp cả 3 loại hình chiến lược nếu phục vụ cho mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Chiến lược kết hợp mang lại sự linh hoạt, tuy nhiên nếu không quản trị tốt, doanh nghiệp có thể mất đi sự nhất quán và tối ưu khiến chiến lược thất bại.

Các loại chiến lược cấp công ty

Đặc điểm của chiến lược cấp công ty

  1. Bản chất dài hạn
  2. Không chắc chắn
  3. Phức tạp
  4. Thích nghi
  5. Phạm vi tiếp cận rộng
  6. Từ trên xuống

Bản chất dài hạn

Chiến lược cấp công ty có tính chất dài hạn, các nhà quản lý có thể tạo chúng một cách nhanh chóng, nhưng để triển khai và hoàn thành thì cần một khoảng thời gian dài hơn.

Không chắc chắn

Các kế hoạch cấp công ty thực sự không mang tính chắc chắn, bởi chúng cực kỳ rộng, bao gồm những yếu tố chuyển động như sự thành công của các bộ phận, sự cạnh tranh, nền kinh tế, thị trường hiện tại,...

Phức tạp

Chiến lược cấp công ty phức tạp hơn bởi chúng áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp. Trong đó có nhiều thành phần chuyển động và bao gồm danh sách các chiến lược phụ, tức là là cả cấp kinh doanh và cấp chức năng.

Thích nghi

Doanh nghiệp muốn phản ứng nhanh nhạy với những nhu cầu thay đổi liên tục của người tiêu dùng cũng như sự phát triển của thị trường, lĩnh vực thì phải có khả năng thích nghi. Để làm được như vậy, chiến lược cấp công ty cần phải linh hoạt nhất có thể.

Phạm vi tiếp cận rộng

Các chiến lược cấp công ty có tầm ảnh hưởng sâu rộng và tác động tích cực đến toàn bộ doanh nghiệp. Mọi bộ phận, phòng ban, giám đốc, quản lý hay nhân viên đều đều phải tập trung sự nỗ lực để đạt kết quả chiến lược tốt nhất. Theo đó, chiến lược cấp công ty cần tập hợp tất cả mọi người lại với nhau, kéo nhau về cùng một hướng là mục tiêu chung của tổ chức.

Từ trên xuống

Các chiến lược cấp công ty luôn được phát triển từ các cấp cao nhất trong tổ chức. Bao gồm chủ sở hữu, các thành viên trong hội đồng quản trị, giám đốc điều hành, họ thực hiện phát triển chiến lược và đưa chúng vào thực thi ở tất cả các cấp trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ có cấp trên mới quyết định hoàn toàn về chiến lược, mà cũng nên có sự ​​đóng góp ý kiến từ các thành viên khác trong tổ chức. Tương tác với đội ngũ nhân viên là cách tiếp cận tốt nhất để tìm hiểu điều gì đang thực sự diễn ra trong công ty. Chỉ khi đó, doanh nghiệp mới có thể đưa ra kế hoạch cấp công ty hiệu quả nhất.

Đặc điểm của chiến lược cấp công ty

Vai trò của chiến lược cấp công ty

  1. Đưa ra định hướng chiến lược cho doanh nghiệp
  2. Giúp công ty thích nghi
  3. Cải thiện việc ra quyết định
  4. Chuẩn bị các phương án dự phòng

Mặc dù vẫn còn là một lĩnh vực tương đối mới, nhưng chiến lược cấp công ty đã có những bước tiến đáng kinh ngạc trong thế giới kinh doanh. Liên quan đến mục đích và phạm vi tổng thể của doanh nghiệp để đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan, chiến lược cấp công ty chịu ảnh hưởng nặng nề của các nhà đầu tư và hoạt động để hướng dẫn việc ra quyết định chiến lược trong toàn doanh nghiệp ở tất cả các cấp. Một số vai trò cụ thể của chiến lược cấp công ty bao gồm:

Đưa ra định hướng chiến lược cho doanh nghiệp

Chiến lược cấp công ty giúp phân biệt được các nhu cầu, mục tiêu trong tổ chức, đồng thời sử dụng các nguồn lực và năng lực cốt lõi một cách hợp lý để đạt được những mục tiêu này. Chiến lược cấp công ty cũng đảm bảo quyền sở hữu và thiết lập giá trị tổng thể của doanh nghiệp bằng cách xác định hệ thống giá trị.

Giúp công ty thích nghi

Môi trường kinh doanh luôn thay đổi về bản chất, bởi có nhiều yếu tố tác động. Phản ứng chính khi sự thay đổi trong môi trường được phản ánh thông qua các chiến lược của công ty. Do đó, chiến lược cấp công ty giúp các tổ chức điều chỉnh và thích nghi với kịch bản kinh doanh đang thay đổi. Làm tăng sự hiểu biết, phân tích các mục tiêu chiến lược liên quan đến các cơ hội hoặc mối đe dọa hiện có trong thị trường kinh doanh.

Cải thiện việc ra quyết định

Chiến lược cấp công ty đưa ra phương hướng và mục đích rõ ràng cho tổ chức. Thúc đẩy nhân viên làm việc để đạt được những mục tiêu nhất định. Với các chiến lược, nhân viên cảm thấy rằng tổ chức của họ có một phương hướng và mục đích rõ ràng. Sự rõ ràng về nơi tổ chức đang hướng tới giúp các nhà quản lý và nhân viên đưa ra quyết định đúng đắn để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu.

Chuẩn bị các phương án dự phòng

Chiến lược công ty có thể giúp tổ chức chuẩn bị các kế hoạch dự phòng phù hợp để thực hiện bất cứ khi nào có nhu cầu. Nó giúp công ty tránh được rủi ro hoặc tổn thất lớn hơn nếu có điều gì bất trắc xảy ra trong kinh doanh.

Vai trò của chiến lược cấp công ty

Ví dụ về chiến lược cấp công ty

Mặc dù là một trong những doanh nghiệp sản xuất ô tô nổi tiếng nhất thế giới, nhưng vào đầu những năm 1990, Porsche đứng trước bờ vực phá sản do phương pháp sản xuất không hiệu quả, chỉ tập trung vào kỹ thuật và thiết kế hơn là nhu cầu của người tiêu dùng. Giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm của nhà sản xuất ô tô Đức, Wendelin Wiedeking, đã tối ưu lại công ty bằng cách sử dụng chiến lược tập trung (thuộc chiến lược mở rộng/ tăng trưởng) vào các khái niệm sản xuất của Nhật Bản để nâng cao hiệu quả và tung ra các sản phẩm mới, tăng sức hấp dẫn trên thị trường.

Theo đó, các loại xe như 911 (xe thể thao cao cấp cỡ trung), Boxster (xe thể thao cao cấp, nhỏ gọn) và Cayman (xe coupe thể thao cao cấp) nhắm đến một thị trường cao cấp cụ thể, cho phép công ty tập trung thương hiệu và đề xuất giá trị của mình vào phân khúc người tiêu dùng này.

Chiến lược được thiết kế cẩn thận và thực hiện xuất sắc này đã mang lại tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong toàn ngành (~15%), so với các đối thủ khác bị bỏ xa về lợi nhuận (số liệu năm 2014), chẳng hạn như Mercedes (~7%) hay Hyundai (~4%).

Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà sử dụng các loại chiến lược cấp công ty khác nhau. Việc lựa chọn này cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực, thị trường, môi trường kinh doanh. Cho dù chọn chiến lược nào, quan trọng nhất vẫn là việc doanh nghiệp tập trung vào lợi ích, kết quả.

Chương trình đào tạo

GLP - LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU
GLP - Global Leadership Program

Phát triển "NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ĐỘT PHÁ"
với Chương trình "LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU"

Dành cho Lãnh đạo Cấp cao của các doanh nghiệp.

GLP là chương trình đào tạo danh giá nhất của PACE,
được triển khai bởi PACE & 5 đối tác danh tiếng toàn cầu:
FranklinCovey; Blanchard; AMA; SHRM & BSV.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
CEO - Chief Executive Officer

Chương trình CEO của PACE là chương trình đào tạo CEO đầu tiên tại Việt Nam,
có bề dày triển khai hơn 2 thập kỷ và có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.

Kể từ ngày ra đời, CEO luôn là chương trình phát triển năng lực quản trị và lãnh đạo
được doanh nhân lựa chọn theo học nhiều nhất.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 379