Chọn nhân viên có “Tâm” hay “Tài”?

Muốn công ty phát triển, người điều hành phải có trong tay mình các nhân viên cùng “chí hướng”. Tuy nhiên khi tuyển dụng và đào tạo nhân viên, nhiều nhà lãnh đạo đã “lệch tay lái” và dĩ nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng chung của doanh nghiệp.

Khi bắt đầu tiếp nhận nhân sự thành lập doanh nghiệp, vị lãnh đạo nào cũng quyết tâm sẽ chú trọng “cái tâm” với đầy dũng khí, nhưng khi bắt tay vào công việc thì chuyện không đơn giản như vậy.

Sẽ có muôn vàn khó khăn chờ đón phía trước, bị áp lực về doanh số, áp lực lợi nhuận, các chỉ tiêu cần phải hoàn thành trong khi quãng đường hãy còn quá xa, quản lý bắt đầu có những suy nghĩ “chệch” một chút so với định hướng ban đầu để có thể thực hiện mục tiêu với giải thích “làm kinh doanh phải linh động, không thể cứng nhắc được!”.

Khi một nhân viên giỏi luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu, nhưng anh chị này lại có những hành động lệch một chút, lãnh đạo bị áp lực phải làm vừa lòng nhân viên giỏi để anh này tiếp tục đóng góp cho công ty, đành phải mắt nhắm mắt mở, bởi “đuổi nó thì ai mà làm?”. Trong những tình huống như thế này, quả đúng là nan giải.

Phải chọn giống tốt để gieo

Nhiều giám đốc khi được hỏi đều khẳng định “phải chọn nhân viên có tâm tốt”. Nhưng khi thực sự phỏng vấn thì đôi khi tuyển mãi mà nhân tài như lá mùa thu, đành phải chấp nhận một nhân viên chưa được ưng ý lắm.

Hay thông thường là bị “hớp hồn” bởi một ứng viên có tác phong quá hoàn hảo hay quá năng động rồi quên đi đánh giá một cách toàn diện, bỏ quên những tính chất tiềm ẩn của nhân viên, thường là quên khảo sát kinh nghiệm cũng như những chỗ làm việc của nhân viên trước đó.

Cách tốt nhất trong các trường hợp này là khoan hãy nhận, hãy để vài ngày để có thể chiêm nghiệm lại cho khách quan hơn.

Tỉ phú Warren Buffet - nhà đầu tư lớn nhất mọi thời đại cũng theo trường phái này khi ông cho rằng ông chỉ nhận những ứng viên có cái tâm và trung thành để có thể làm việc trong công ty. Vì nếu hạt giống không tốt thì không thể nào gieo để có cây tốt được.

Nói như vậy không có nghĩa là cực đoan đến mức kiên quyết không nhận những ứng viên chưa hoàn hảo mà cần phải tự đánh giá xem nhân viên này có thể được đào tạo và có khả năng chỉnh sửa được hay không vì bản chất của con người là có thể thay đổi được. Có nhiều bạn trẻ mới ra trường, trót chọn phải những môi trường chưa tốt và rồi “tập quen” với những điều chưa tốt.

Môi trường trong sạch giúp hạn chế tiêu cực

Đành rằng nhân viên có muôn hình vạn trạng và chẳng ai giống ai cả, người quản lý phải quyết tâm xây dựng một môi trường tương đối trong sạch. Nhân viên tốt khi vào môi trường không tốt thì dễ bị đồng hóa.

Mặt khác, thái độ của nhân viên có thể thay đổi theo thời gian và bên trong mỗi người luôn tồn tại hai mặt xấu và tốt, nếu môi trường trong sạch sẽ giúp nhân viên tự kiềm chế những ý nghĩ chưa tốt.

Có một số nhân viên tự nhiên thay đổi chuyển sang suy nghĩ tiêu cực, nếu vì lý do gì mà lãnh đạo bỏ qua thì đó chính là “nguồn động viên” cho nhân viên ấy tiếp tục làm điều xấu.

Trong trường hợp này lãnh đạo nên thẳng thắn nói với nhân viên và góp ý chỉnh sửa, nói càng sớm càng tốt vì càng để lâu thì rất khó giữ nhân viên, có thể nhân viên cảm thấy mình bị sỉ nhục và nộp đơn rút lui. Thế là lãnh đạo đã vô tình tiếp tay đuổi nhân viên này.

Môi trường tốt không phải là khẩu hiệu hay biểu ngữ treo khắp công ty. Quan sát kỹ thì nơi nào có biểu ngữ càng nhiều thì nhân viên tốt càng ít. Cái tâm thể hiện trong cách suy nghĩ của từng nhân viên và thể hiện bằng hành động cụ thể của họ.

Nếu nhân viên không được tán dương vì làm điều tốt, không được ủng hộ khi chống lại cái tiêu cực thì cái tốt dần mai một.

Có thể làm việc chung với “người xấu” không?

Phải công nhận, làm điều tốt lúc nào cũng khó hơn làm điều xấu. Người xấu thường mang đến kết quả nhất thời cao hơn những “con ong cần mẫn”, người quản lý biết chứ, nhưng để lấy ngắn nuôi dài nên phải chấp nhận thực tế ngoài mong muốn.

Điều đó không nên chút nào, vì nhân viên trong công ty là người giám sát từng hành động của người lãnh đạo. Có những chuyện giấu kín như bưng nhưng cuối cùng nhân viên đều biết.

Do đó, người lãnh đạo muốn sử dụng những nhân viên “chưa tốt” này thì phải khéo léo và công khai uốn nắn họ để cho toàn bộ nhân viên hiểu được rằng “tôi biết cái xấu và đang uốn nắn chứ không hề dung túng”.

Thị trường lao động ngày càng phức tạp, nhất là bạn trẻ bây giờ cũng có quá nhiều lựa chọn khi bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời.

Người lãnh đạo phải chấp nhận và cố gắng uốn nắn và mài giũa nhân viên của mình để có được những hạt ngọc và quan trọng là hãy tạo ra môi trường trong sạch và vững mạnh vì không thể xây ngôi nhà cao và vững trãi trên nền tảng những viên gạch bị lỗi được.

Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ - CHRO

(CHIEF HUMAN RESOURCES OFFICER)

CHRO không chỉ là một "cái chức", một cái chức rất to trong công ty, mà còn là một "cái nghề", một cái nghề chuyên nghiệp trong xã hội và đòi hỏi phải được đào tạo một cách bài bản, có hệ thống thì mới có thể thành công.

Với sự nhận thức sâu sắc về những thay đổi của ngành quản trị nhân sự thế giới, cùng với bối cảnh nhân sự Việt Nam trong giai đoạn đầy biến động, đổi thay và ngổn ngang như hiện nay, Chương trình đào tạo Giám Đốc Nhân Sự (CHRO) của PACE đã ra đời. Chương trình đào tạo đặc biệt này nhằm “góp phần hướng đến việc xác lập và phát triển một chuẩn mực nghề nghiệp về nhân sự và quản trị nhân sự cho ngành quản trị nhân sự tại Việt Nam”.

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 383