Hạch toán là gì? Vai trò, đặc điểm và phân loại

Hạch toán đóng vai trò quan trọng trong việc ghi chép và phân loại các giao dịch tài chính, nhằm đảm bảo tính minh bạch, chính xác trong việc quản lý tài chính của doanh nghiệp. 

Hạch toán là gì?

Hạch toán là hệ thống bao gồm một quá trình từ việc quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các giao dịch kinh tế, tài chính trong một doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó:

  • Quan sát: Với mục đích là định hướng và ghi nhận sự tồn tại của đối tượng cần thu thập
  • Đo lường: Lượng hóa các hao hụt trong chi phí sản xuất, vật liệu, máy móc bằng, sản phẩm đã sản xuất bằng các đơn vị đo phù hợp
  • Tính toán: Là quá trình sử dụng phép tính, phân tích và tổng hợp nhằm nhận biết mức độ thực hiện và hiệu quả của mỗi quá trình kinh tế
  • Ghi chép: Thu nhận, xử lý, ghi lại tình hình cũng như kết quả hoạt động về tài chính, kinh tế, lấy đó làm căn cứ để nhà quản lý đưa ra các quyết định phù hợp.

Hạch toán đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp, giúp cung cấp các thông tin cần thiết để tính toán các chỉ số tài chính như lợi nhuận, tổng tài sản, nợ,... giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh một cách đúng đắn, chặt chẽ và hiệu quả.

Hạch toán là hệ thống bao gồm một quá trình từ việc quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các giao dịch kinh tế, tài chính trong một doanh nghiệp, tổ chức

Phân loại các kiểu hạch toán

Hiện nay có 3 loại hạch toán phổ biến sau đây:

  1. Hạch toán nghiệp vụ
  2. Hạch toán thống kê
  3. Hạch toán kế toán

Hạch toán nghiệp vụ

Là quá trình quan sát, kiểm tra và phản ánh thường xuyên các nghiệp vụ, quá trình kinh tế cụ thể, đáp ứng kịp thời quá trình thực hiện nghiệp vụ này. Nghiệp vụ bao gồm các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp, việc hạch toán sẽ theo dõi quá trình từ khi cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Hạch toán thống kê

Là khoa học nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội với số lượng lớn, từ đó có thể rút ra được bản chất, quy luật trong các hiện tượng kinh tế, xã hội được nghiên cứu.

Đối tượng của hạch toán thống kê bao gồm: Giá cả, thu nhập lao động, giá trị tổng tài sản lượng,... Do đó, các thông tin mà loại hạch toán này mang lại không mang tính liên tục, thường xuyên.

Hạch toán kế toán

Là loại hạch toán phổ biến nhất, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành cũng như luồng hoạt động của tài sản trong tổ chức.

Phân loại các kiểu hạch toán

Hạch toán kế toán là gì?

Hạch toán kế toán là môn khoa học tập hợp, phản ánh và xử lý các thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính trong các đơn vị và tổ chức. Môn khoa học này với mục đích kiểm tra toàn bộ tài sản cũng như rà soát mọi hoạt động liên quan đến kinh tế tài chính trong một đơn vị.

Tiêu chí phân loại hạch toán kế toán

  1. Mức độ, tính chất thông tin
  2. Cách thu nhận thông tin
  3. Phạm vi thông tin mà kế toán cung cấp
  4. Mục đích và đặc điểm của đơn vị kế toán

Mức độ, tính chất thông tin

Theo mức độ và tính chất của thông tin, hạch toán kế toán chia thành 2 loại:

  • Kế toán tổng hợp: Là hạch toán kế toán mà các thông tin kế toán được thu nhận, ghi chép và trình bày ở dạng tổng quan theo chỉ tiêu tổng hợp bằng đơn vị đo tiền tệ.
  • Kế toán chi tiết: Là loại hạch toán kế toán mà thông tin kế toán được thu nhận, trình bày một cách cụ thể, chi tiết về chỉ tiêu tổng hợp do kế toán tổng hợp thực hiện. Những chỉ tiêu chi tiết này được đo bằng thước đo tiền tệ hoặc thước đo lao động.

Cách thu nhận thông tin

Theo cách thu nhận thông tin, hạch toán này được chia làm 2 loại:

  • Kế toán đơn: Là loại hạch toán kế toán đảm nhận công việc thu nhận, ghi chép các thông tin liên quan đến nghiệp vụ kinh tế, tài chính một cách độc lập.
  • Kế toán kép: Là loại hạch toán kế toán đảm nhận thu nhận, ghi chép tất cả các thông tin về nghiệp vụ tài chính theo đúng chính xác nội dung và sự vận động biện chứng giữa các đối tượng kế toán với nhau.

Phạm vi thông tin mà kế toán cung cấp

Theo phạm vi thông tin kế toán cung cấp, hạch toán kế toán chia thành 2 loại:

  • Kế toán tài chính: Là loại hạch toán kế toán thực hiện việc thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin cần thiết cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, chủ yếu là sử dụng thước đo tiền tệ.
  • Kế toán quản trị: Là loại hạch toán kế toán thực hiện việc thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin cần thiết cho nội bộ doanh nghiệp, nhằm nghiên cứu để đưa ra các quyết định quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Thường sử dụng thước đo là tiền tệ, hiện vật, lao động.

Mục đích và đặc điểm của đơn vị kế toán

Theo mục đích và đặc điểm của mỗi đơn vị kế toán, hạch toán kế toán chia thành 2 loại:

  • Kế toán công: Là loại hạch toán kế toán được thực hiện ở những đơn vị hoạt động không mang tính kinh doanh hay mục đích lợi nhuận.
  • Kế toán doanh nghiệp: Là loại hạch toán kế toán được tiến hành ở những đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích tạo ra lợi nhuận.

Tiêu chí phân loại hạch toán kế toán

Mục đích và ý nghĩa của hạch toán kế toán

  1. Phục vụ cho nhà quản lý
  2. Phục vụ cho nhà đầu tư
  3. Phục vụ cho cơ quan Nhà nước

Phục vụ cho nhà quản lý

Thông qua các thông tin hạch toán, nhà quản lý các thể xây dựng và kiểm soát kế hoạch để phát triển doanh nghiệp.

Phục vụ cho nhà đầu tư

Các nhà đầu tư có thể nắm được cụ thể các thông tin về hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng dùng vốn đầu tư của doanh nghiệp thông qua các thông tin kế toán. Qua đó có thể quyết định là có nên đầu tư cho doanh nghiệp đó không.

Phục vụ cho cơ quan Nhà nước

Thông qua quá trình kiểm tra, nắm bắt các số liệu, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể nắm được tình hình hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp. Qua đó có thể đặt ra những chính sách về thuế hoặc hỗ trợ đầu tư phù hợp.

Mục đích và ý nghĩa của hạch toán kế toán

Đặc điểm của hạch toán kế toán

  1. Phản ánh toàn diện, thường xuyên và có hệ thống
  2. Sử dụng 3 thước đo phổ biến
  3. Hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học
  4. Cung cấp kịp thời thông tin kế toán của doanh nghiệp

Phản ánh toàn diện, thường xuyên và có hệ thống

Hạch toán kế toán có nhiệm vụ quan trọng trong việc phản ánh và giám sát toàn diện, thường xuyên và có hệ thống bài bản tới các đối tượng kế toán, bao gồm tiền tệ, tài sản, nguồn vốn, chi phí, doanh thu,... 

Từ đó, có thể đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành và sự luân chuyển của tài sản, nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hạch toán kế toán giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định hợp lý trong việc quản lý tài chính và phát triển doanh nghiệp.

Sử dụng 3 thước đo phổ biến

Hạch toán kế toán sử dụng 3 thước đo phổ biến bao gồm: Tiền tệ, hiện vật và lao động. Trong đó, thước đo chủ yếu được sử dụng là tiền tệ. Tất cả các giao dịch và hoạt động kinh tế tài chính đều được ghi chép và thể hiện thông qua giá trị tiền tệ. Do đó, hạch toán kế toán có thể dễ dàng cung cấp các chỉ tiêu tổng hợp để giám sát cũng như quản lý tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học

Hạch toán kế toán sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như tài khoản kế toán, chứng từ, tổng hợp cân đối kế toán,... Tất cả các hoạt động kinh tế đều bắt đầu bằng việc lập chứng từ kế toán, sau đó thực hiện hạch toán tài khoản, tính giá và cuối cùng là tổng hợp số liệu để lập bảng cân đối kế toán. Điều này đảm bảo các số liệu hạch toán kế toán cung cấp chính xác và có cơ sở. 

Cung cấp kịp thời thông tin kế toán của doanh nghiệp

Hạch toán kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin kế toán về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc cung cấp nguyên vật liệu, quá trình sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, tất cả đều được phản ánh một cách chi tiết, đầy đủ để hỗ trợ nhà quản lý của doanh nghiệp trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Hạch toán kế toán cung cấp các thông tin cụ thể, sinh động và thuận tiện cho việc giám sát và đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý.

Đặc điểm của hạch toán kế toán

Yêu cầu của phương pháp hạch toán kế toán

  1. Đảm bảo tính thống nhất
  2. Chính xác, minh bạch, khách quan
  3. Kịp thời
  4. Rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu

Đảm bảo tính thống nhất

Công tác kế toán được tổ chức theo một hệ thống thống nhất từ cấp Trung ương đến các đơn vị kinh tế. Do đó, các tài liệu kế toán cung cấp phải đảm bảo tính thống nhất, đặc biệt là trong việc tổ chức công tác kế toán ở mỗi ngành, doanh nghiệp cần tuân thủ đúng theo quy định của Nhà nước.

Chính xác, minh bạch, khách quan

Thông tin kế toán cung cấp phải chính xác, minh bạch và khách quan, phù hợp với bản chất của các hoạt động kinh tế, giúp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như các cấp quản lý trong doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính những thông tin này sẽ giúp họ đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm tối đa hóa hiệu suất hoạt động, đồng thời giảm thiểu các hoạt động kém hiệu quả, mang lại hiệu suất và lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.

Kịp thời

Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước và mở rộng quy mô kinh doanh, các nhà quản lý trong doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời các thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tình hình tài chính trong từng giai đoạn của doanh nghiệp, nhằm giúp họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời. 

Rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu

Thông tin kế toán cần phải được cung cấp một cách rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp. Chính sự rõ ràng, dễ hiểu của thông tin kế toán sẽ giúp cho các cơ quan đưa ra quyết định đúng đắn, đồng thời đảm bảo sự minh bạch và trung thực trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Yêu cầu của phương pháp hạch toán kế toán

Phương pháp hạch toán kế toán

  1. Chứng từ kế toán
  2. Tài khoản kế toán
  3. Tính giá
  4. Tổng hợp cân đối kế toán

Chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là một phương pháp nhằm phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính được phát sinh theo thời gian, địa điểm vào các chứng từ điện tử hoặc bằng giấy tờ. Nhằm phục vụ công tác kế toán, quản lý kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, kiểm tra các hoạt động kinh tế - tài chính trong tổ chức.

Phương pháp này bao gồm các công việc như lập chứng từ ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh, sắp xếp, luân chuyển chứng từ, thông tin nghiệp vụ kinh tế theo yêu cầu của quản lý và hạch toán.

Tài khoản kế toán

Phương pháp tài khoản kế toán là quá trình phân loại, phản ánh, giám sát thường xuyên, liên tục tình hình cũng như sự biến động của tài sản, nguồn vốn và từng quá trình sản xuất kinh qua, thông qua tài khoản kế toán theo một hệ thống quy tắc nhất định.

Quá trình ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng phương pháp kế toán ghi chép, đối chiều tài khoản sẽ cho biết tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn, điều này giúp việc quản lý tài chính doanh nghiệp trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Tính giá

Phương pháp tính giá sử dụng thước đo tiền tệ, nhằm xác định giá trị của đối tượng kế toán theo nguyên tắc nhất định, với mục đích phục vụ cho quá trình thu nhận, xử lý, hệ thống quá và cung cấp các thông tin cần thiết về kinh tế, tài chính của tổ chức.

Phương pháp tính giá được thực hiện tại những thời điểm như: thời điểm ghi nhận ban đầu, thời điểm sau ghi nhận ban đầu, thời điểm lập báo cáo tài chính.

Tổng hợp cân đối kế toán

Đây là phương pháp kế toán tổng hợp các số liệu từ sổ kế toán dựa vào các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán, chẳng hạn như quan hệ cân đối giữa thu nhập, chi phí và kết quả. Với mục đích là cung cấp thông tin theo các chỉ tiêu tài chính như giá vốn, chi phí quản lý, doanh thu, giá vốn bán hàng,... cho các đối tượng cần sử dụng đến thông tin kế toán.

Phương pháp hạch toán kế toán

Kế toán giống như một cỗ máy, nơi nhập các dữ liệu thu và nhận các thông tin đã xử lý. Toàn bộ vấn đề cung cấp ý tưởng về những gì đang hoạt động và những gì không hoạt động để đưa ra những phương án xử lý phù hợp. Hạch toán không chỉ giúp theo dõi dòng tiền mà đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định sáng suốt về công việc kinh doanh.

Chương trình đào tạo

CFO - GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
CFO - Chief Financial Officer

“CFO” là một chương trình đặc biệt của PACE, do các chuyên gia của PACE nghiên cứu, thiết kế, biên soạn
và trực tiếp giảng dạy theo mô hình quản trị tài chính “PFMM” (PACE’s Financial Management Model).

Nâng tầm quản trị tài chính của CFO trong thời kỳ mới

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

KẾ TOÁN DÀNH CHO LÃNH ĐẠO
Accounting For Leaders

Khóa học Kế toán dành cho lãnh đạo tại PACE
giúp học viên tổ chức và quản trị một bộ máy kế toán,
biết cách đọc, hiểu và phân tích những báo cáo tài chính do kế toán soạn lập.

Học kế toán để LÀM kế toán phải mất 4 năm đại học, nhưng nếu học kế toán để QUẢN LÝ kế toán và SỬ DỤNG kế toán thì chỉ mất khoảng 2 tuần.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 379