HR là gì? Tổng quan vị trí, công việc Human Resources

HR đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mục tiêu kinh doanh của tổ chức cũng như nhu cầu và nguyện vọng của nhân viên. Bằng cách lập kế hoạch tổ chức lực lượng nhân viên, quản lý nhân tài, kế hoạch kế nhiệm,... các chuyên gia HR đảm bảo doanh nghiệp sở hữu đủ nhân tài để tiếp tục hoạt động và đạt được các mục tiêu dài hạn.

HR là gì?

HR là viết tắt của Human Resources, đây là bộ phận trong một công ty chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các vấn đề liên quan đến nhân viên, bao gồm các nhiệm vụ tìm kiếm, sàn lọc, tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu suất, quản lý các chế độ phúc lợi và nhiều khía cạnh khác liên quan đến nguồn lực nhân sự.

HR có vai trò quan trọng trong việc thu hút, giữ chân và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Một bộ phận HR chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có được đội ngũ nhân viên giỏi, có động lực làm việc, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

HR là Quản trị nguồn nhân lực, là một bộ phận trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm về mọi khía cạnh liên quan đến nhân sự, bao gồm  tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá hiệu suất, lương thưởng và phúc lợi, quan hệ lao động, an toàn và sức khỏe,...

HR là làm gì?

HR chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các vấn đề liên quan đến nhân viên trong công ty như tuyển dụng, đào tạo và phát triển, quản lý hiệu suất, quản lý lương thưởng, quan hệ lao động, văn hóa công ty và truyền thông nội bộ. Trong đó:

Tuyển dụng

  • Xác định nhu cầu tuyển dụng của công ty, bao gồm vị trí tuyển dụng, số lượng tuyển dụng, yêu cầu về kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên

  • Soạn thảo thông tin tuyển dụng,  mô tả công việc, yêu cầu ứng viên, thông tin liên hệ

  • Đăng tin tuyển dụng trên các kênh tuyển dụng phù hợp, chẳng hạn như website tuyển dụng, mạng xã hội, trang web của công ty,...

  • Tiến hành các buổi Job-fair tại các trường Đại học, Cao đẳng

  • HR cần sàng lọc hồ sơ ứng viên để chọn ra những ứng viên tiềm năng nhất

  • Liên hệ với các ứng viên tiềm năng để mời họ tham gia phỏng vấn

  • Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho buổi phỏng vấn, bao gồm bộ câu hỏi phỏng vấn,...

  • Đánh giá ứng viên dựa trên kết quả phỏng vấn

  • Thông báo kết quả phỏng vấn cho ứng viên

  • HR cần hỗ trợ ứng viên mới trong quá trình onboarding

>> Xem thêmQuy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả cho mọi doanh nghiệp

Quản lý lương thưởng, hợp đồng, bảo hiểm

  • Tính toán lương thưởng, phụ cấp và các chế độ phúc lợi cho nhân viên

  • Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

  • Quản lý hợp đồng lao động của nhân viên, bao gồm theo dõi thời hạn và các điều khoản tương ứng với từng chức vụ

  • Đảm nhiệm xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến bảo hiểm và thực hiện báo cáo định kỳ.

Đào tạo, phát triển nhân viên

  • HR định kỳ đánh giá nhu cầu đào tạo của tổ chức và phát triển chương trình đào tạo phù hợp để nâng cao kỹ năng và kiến thức của nhân viên

  • HR cung cấp hỗ trợ và tư vấn cho nhân viên về việc xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân: đánh giá năng lực, xác định mục tiêu nghề nghiệp ,...

  • Thiết lập và duy trì hệ thống đánh giá hiệu suất để đánh giá thành tựu công việc của nhân viên.

Ngoài ra, HR còn thực hiện các công việc khác như:

  • Tuân thủ pháp luật lao động: HR cần đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật lao động

  • Hỗ trợ nhân viên: HR  hỗ trợ cho nhân viên trong các vấn đề liên quan đến công việc và cuộc sống

  • Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp: HR góp phần xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

HR là làm gì?

Các vị trí HR và mô tả công việc

  1. HR Manager
  2. HR Executive
  3. Talent Acquisition Manager
  4. Chuyên viên tuyển dụng
  5. Chuyên viên C&B (compensations and benefits – tiền lương và phúc lợi)
  6. HR Administrator
  7. HR Assistant
  8. Headhunter

HR Manager

HR Manager là từ viết tắt của cụm từ Human Resource Manager, hay còn gọi là Trưởng Phòng Nhân Sự. Đây là vị trí đứng đầu trong bộ phận nhân sự của một doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, bao gồm:

  • Lập kế hoạch nhân sự: Nhu cầu nhân sự, nguồn cung nhân sự, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự, kế hoạch sử dụng và đãi ngộ nhân sự

  • Tuyển dụng nhân sự: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, triển khai các hoạt động tuyển dụng, đánh giá ứng viên và tuyển dụng nhân sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp

  • Đào tạo và phát triển nhân sự: Xây dựng kế hoạch và triển khai các chương trình đào tạo và phát triển, đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển

  • Quản lý hiệu suất: Triển khai đánh giá hiệu suất nhân viên, phân tích kết quả đánh giá hiệu suất và đưa ra các biện pháp cải thiện

  • Quản lý lương thưởng: HR Manager cần xây dựng, triển khai và đánh giá hiệu quả của chính sách lương thưởng

  • Quan hệ lao động: Quản lý mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động.

HR Executive

Vị trí HR Executive chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động nhân sự của công ty. Các công việc chính bao gồm:

  • Lập kế hoạch và triển khai các chiến lược nhân sự

  • Giám sát và đánh giá hiệu quả của các hoạt động nhân sự

  • Quản lý các nhân viên nhân sự cấp dưới

  • Tư vấn cho ban lãnh đạo về các vấn đề nhân sự

Talent Acquisition Manager

Chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình tuyển dụng và thu hút nhân tài cho công ty. Vị trí Talent Acquisition Manager đảm nhiệm:

  • Lập kế hoạch và triển khai các chiến lược tuyển dụng

  • Tuyển dụng các vị trí cấp cao và cấp trung

  • Xây dựng và phát triển thương hiệu tuyển dụng của công ty

  • Đánh giá hiệu quả của quá trình tuyển dụng

Chuyên viên tuyển dụng

Chuyên viên tuyển dụng là người chịu trách nhiệm tìm kiếm, lựa chọn và tuyển dụng nhân sự cho các doanh nghiệp. Họ là cầu nối giữa các doanh nghiệp và ứng viên, giúp doanh nghiệp tìm được nhân tài phù hợp với nhu cầu phát triển, đồng thời giúp ứng viên tìm được công việc phù hợp với năng lực và sở thích.

  • Phân tích nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp: Vị trí tuyển dụng, yêu cầu công việc, mức lương, chế độ đãi ngộ,...

  • Tìm kiếm ứng viên: Đăng tin tuyển dụng trên các trang web tuyển dụng, tham gia các hội chợ việc làm, liên hệ với các công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng,... để tìm kiếm ứng viên tiềm năng

  • Lựa chọn ứng viên: Sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn ứng viên để lựa chọn những ứng viên phù hợp nhất

  • Đàm phán và chốt hợp đồng: Đàm phán với ứng viên về mức lương, chế độ đãi ngộ,... và chốt hợp đồng lao động với ứng viên trúng tuyển.

Chuyên viên C&B (compensations and benefits – tiền lương và phúc lợi)

Chuyên viên C&B chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến tiền lương và phúc lợi cho nhân viên. Bao gồm:

  • Xây dựng và ban hành các chính sách về tiền lương và phúc lợi: Chuyên viên C&B sẽ phối hợp với các bộ phận liên quan để xây dựng và ban hành các chính sách về tiền lương và phúc lợi cho nhân viên trong doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và đáp ứng nhu cầu của nhân viên

  • Tính toán và chi trả lương thưởng theo đúng quy định của doanh nghiệp và quy định của pháp luật

  • Quản lý chế độ phúc lợi: Bảo hiểm, nghỉ phép, nghỉ ốm, phụ cấp, trợ cấp,...

  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến lương thưởng và phúc lợi: Khiếu nại, thắc mắc của nhân viên,....

>> Xem thêmC&B là gì? Vai trò, công việc, kỹ năng của nhân viên C&B

HR Administrator

HR Administrator là vị trí chịu trách nhiệm thực hiện các công việc hành chính, hỗ trợ cho các hoạt động quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Cụ thể, các công việc của HR Administrator bao gồm:

  • Hỗ trợ các hoạt động tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, đào tạo và phát triển nhân sự

  • Hỗ trợ xây dựng và triển khai các chính sách, quy định liên quan đến nhân sự, phúc lợi, lương thưởng,...

  • Hỗ trợ công việc hành chính nhân sự như quản lý hồ sơ nhân viên, tính lương, bảo hiểm,...

  • Hỗ trợ hoạt động khác của bộ phận nhân sự như nghiên cứu thị trường lao động, quản lý văn hóa doanh nghiệp,...

HR Assistant

Chịu trách nhiệm hỗ trợ các công việc của HR Executive và Talent Acquisition Manager.

  • Phối hợp với các phòng ban khác trong quá trình tuyển dụng

  • Thực hiện các công việc hành chính của bộ phận nhân sự

  • Hỗ trợ các hoạt động đào tạo và phát triển nhân sự

Headhunter

Chuyên gia tìm kiếm và cung ứng nhân tài cho các công ty:

  • Xây dựng và phát triển mạng lưới mối quan hệ

  • Tìm kiếm và tiếp cận ứng viên tiềm năng

  • Cung ứng ứng viên cho các công ty.

>> Xem thêmHeadhunter là gì? Phân biệt Headhunter và HR

Các vị trí HR và mô tả công việc

Chức năng của Human Resources

  1. Tuyển dụng
  2. Quản lý hiệu suất công việc
  3. Đào tạo và phát triển
  4. Lương thưởng và phúc lợi
  5. Quan hệ lao động
  6. Hệ thống thông tin nhân sự
  7. Phân tích và đánh giá dữ liệu

Tuyển dụng

Tuyển dụng là quá trình thu hút và lựa chọn các ứng viên phù hợp nhất cho các vị trí công việc trong tổ chức. Các hoạt động tuyển dụng bao gồm: xác định nhu cầu tuyển dụng, viết mô tả công việc, đăng tuyển, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, đưa ra quyết định tuyển dụng.

Quản lý hiệu suất công việc

Quá trình này bao gồm việc đánh giá và cải thiện hiệu suất của nhân viên. Các hoạt động quản lý hiệu suất công việc bao gồm: thiết lập mục tiêu, theo dõi tiến độ, cung cấp phản hồi, đánh giá hiệu suất.

Đào tạo và phát triển

Đào tạo và phát triển là quá trình cung cấp các cơ hội học tập và phát triển cho nhân viên. Các hoạt động đào tạo và phát triển bao gồm: đào tạo hội nhập, đào tạo kỹ năng, đào tạo kỹ năng mềm, phát triển lãnh đạo.

Lương thưởng và phúc lợi

Lương thưởng và phúc lợi là các chính sách, chương trình nhằm thu hút, giữ chân và gắn bó nhân viên. Các chính sách lương thưởng và phúc lợi bao gồm: hệ thống lương thưởng, chế độ bảo hiểm, chế độ nghỉ phép, các chương trình phúc lợi, trợ cấp,...

Quan hệ lao động

Quan hệ lao động là quá trình xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức và người lao động. Các hoạt động quan hệ lao động bao gồm: đàm phán tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, quản lý nhân viên.

Hệ thống thông tin nhân sự

Hệ thống thông tin nhân sự là hệ thống dữ liệu và ứng dụng được sử dụng để quản lý thông tin về nhân viên. Các hệ thống thông tin nhân sự bao gồm: hệ thống quản lý nhân sự, hệ thống chấm công, hệ thống quản lý đào tạo.

Phân tích và đánh giá dữ liệu

Phân tích và đánh giá dữ liệu là quá trình thu thập, phân tích và đánh giá dữ liệu về nhân sự. Các dữ liệu nhân sự bao gồm: dữ liệu về tuyển dụng, đào tạo, hiệu suất công việc, lương thưởng và phúc lợi.

Các chức năng của ngành HR có thể được chia thành hai nhóm chính:

  • Các chức năng chiến lược: Tuyển dụng, đào tạo và phát triển, lương thưởng và phúc lợi là các chức năng chiến lược nhằm thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài cho tổ chức.

  • Các chức năng tác nghiệp: Quản lý hiệu suất công việc, quan hệ lao động và hệ thống thông tin nhân sự là các chức năng tác nghiệp nhằm đảm bảo tổ chức vận hành hiệu quả.

Các chức năng của ngành HR có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ, tuyển dụng các nhân viên giỏi sẽ giúp cải thiện hiệu suất công việc của tổ chức. Đào tạo và phát triển nhân viên sẽ giúp nâng cao kỹ năng và kiến thức của nhân viên, từ đó giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Việc cung cấp chế độ lương thưởng và phúc lợi cạnh tranh sẽ giúp thu hút và giữ chân nhân tài cho tổ chức.

Chức năng của Human Resources

Vai trò của Human Resources trong doanh nghiệp

  1. Tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao
  2. Thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên
  3. Giữ chân nhân tài
  4. Tuân thủ các quy định về lao động

Tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao

HR chịu trách nhiệm tìm kiếm, thu hút, tuyển dụng và đào tạo nhân viên có năng lực cũng như phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó có được đội ngũ nhân lực chất lượng cao, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên

HR là bộ phận chịu trách nhiệm thiết lập các chính sách, quy trình và chương trình nhằm thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên. Giúp nhân viên phát huy hết khả năng của mình, đóng góp cho sự thành công của doanh nghiệp.

Giữ chân nhân tài

HR là đại sứ văn hóa doanh nghiệp, do đó, họ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, thiết lập các chính sách phúc lợi tốt nhằm giữ chân nhân tài, khiến họ gắn bó và cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp.

Tuân thủ các quy định về lao động

Bộ phận HR chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định về lao động của Pháp luật. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý và xây dựng mối quan hệ tốt với người lao động.

Vai trò của Human Resources trong doanh nghiệp

Tố chất quan trọng mà người làm HR cần trang bị

  1. Tầm nhìn xa trông rộng
  2. Đa nhiệm
  3. Tỉ mỉ, cẩn thận
  4. Kỷ luật, trách nhiệm
  5. Thấu hiểu, đồng cảm
  6. Đạo đức và tính trung thực

Tầm nhìn xa trông rộng

Một người làm HR cần có khả năng nhận diện và dự đoán các xu hướng, thay đổi trong lĩnh vực nhân sự và hoạch định chiến lược dài hạn phù hợp. Bằng cách theo dõi các xu hướng thị trường lao động, công nghệ và các yếu tố khác, HR có thể tìm ra các phương pháp tuyển dụng mới và phát triển mạng lưới liên kết với những nguồn nhân lực tiềm năng.

Tầm nhìn xa trông rộng giúp người làm HR nhận biết được các cơ hội phát triển cho nhân viên và xây dựng các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng phù hợp. Họ cần định hình các hướng đi sự nghiệp và phát hiện các xu hướng mới trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nhân lực.

Đa nhiệm

Người làm trong bộ phận HR thường phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, chẳng hạn như tuyển dụng, đào tạo nhân viên, quản lý hiệu suất làm việc, quản lý văn bản và hồ sơ nhân viên, quản lý chính sách và quy trình, giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân viên,...

Để thành công trong vai trò này, người làm HR cần phải có khả năng đa nhiệm để xử lý nhiều công việc cùng một lúc. Sự đa nhiệm cũng cho phép người làm HR linh hoạt, thích ứng với những thay đổi và tình huống khác nhau trong tổ chức.

Tỉ mỉ, cẩn thận

HR phải xử lý và quản lý các hồ sơ nhân viên, bao gồm thông tin cá nhân, lịch sử công việc, tiền lương,... Sự tỉ mỉ và cẩn thận giúp đảm bảo các thông tin được nhập liệu chính xác và cập nhật đầy đủ. Bất kỳ sai sót nào trong việc quản lý hồ sơ có thể gây ra các vấn đề pháp lý và ảnh hưởng đến quy trình của nhân viên.

Kỷ luật, trách nhiệm

Kỷ luật giúp người làm HR tuân thủ các quy định, quy trình của doanh nghiệp, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả. Kỷ luật cũng giúp người làm HR xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, đáng tin cậy trong mắt đồng nghiệp và cấp trên.

Trách nhiệm giúp người làm HR hoàn thành tốt công việc, đảm bảo quyền lợi của nhân viên và doanh nghiệp. Người làm HR có trách nhiệm sẽ luôn cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu, không ngại khó khăn, thử thách.

Thấu hiểu, đồng cảm

HR là cầu nối gắn kết giữa nhân viên và ban lãnh đạo doanh nghiệp. Khả năng đồng cảm giúp HR hiểu và đáp ứng nhu cầu của nhân viên, tạo điều kiện làm việc tốt và xây dựng một môi trường làm việc tích cực, lành mạnh, thu hút các nhân tài về với doanh nghiệp.

Đạo đức và tính trung thực

Người làm HR phải xử lý nhiều thông tin nhạy cảm và quan trọng về nhân viên và công ty. Tính trung thực giúp xây dựng niềm tin với nhân viên và đảm bảo rằng thông tin của họ được giữ bí mật. Nếu người làm HR không đáng tin cậy, nhân viên sẽ khó có thể chia sẻ thông tin cá nhân hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ HR.

Tính trung thực cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một môi trường làm việc đáng tin cậy và chuyên nghiệp. Người làm HR có trách nhiệm đảm bảo rằng các quy trình, chính sách của công ty được áp dụng một cách công bằng, nhất quán. Tính trung thực giúp xây dựng lòng tin giữa HR và các bên liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm việc hiệu quả và hợp tác trong tổ chức.

Tố chất quan trọng mà người làm HR cần trang bị

Kỹ năng cần có của người làm HR

  1. Kỹ năng giao tiếp
  2. Kỹ năng giải quyết vấn đề
  3. Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
  4. Kỹ năng phân tích và đánh giá
  5. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Kỹ năng giao tiếp

Với vai trò là cầu nối giữa nhân viên và công ty, người làm HR cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả để có thể:

  • Truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu và thuyết phục

  • Lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của nhân viên

  • Giải quyết xung đột và mâu thuẫn một cách hiệu quả

  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

HR thường phải đối mặt với các tình huống xung đột giữa nhân viên, giữa nhân viên và quản lý, hoặc giữa các bộ phận trong công ty. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp HR xác định nguyên nhân của xung đột, tìm hiểu các lựa chọn khác nhau và đưa ra phương án để giải quyết vấn đề một cách công bằng và hiệu quả.

Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian

Công việc của người làm HR thường rất bận rộn và đòi hỏi họ phải xử lý nhiều công việc khác nhau cùng một lúc. Nếu không có kỹ năng tổ chứcquản lý thời gian tốt, người làm HR sẽ dễ bị quá tải công việc, dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút, căng thẳng, mệt mỏi.

Kỹ năng phân tích và đánh giá

Kỹ năng phân tích và đánh giá giúp người làm HR phân tích các yêu cầu công việc, đánh giá ứng viên và lựa chọn những ứng viên phù hợp nhất với vị trí cần tuyển dụng. Bằng cách đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng phù hợp với môi trường làm việc, người làm HR có thể đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả trong việc tuyển chọn nhân viên.

Kỹ năng phân tích và đánh giá cũng giúp người làm HR đánh giá hiệu suất của nhân viên trong công ty. Bằng cách sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả công việc, người làm HR có thể xác định được những điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu phát triển của từng nhân viên. Từ đó tạo ra các kế hoạch đào tạo, phát triển và đánh giá hiệu quả cho nhân viên.

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Vai trò của HR thường liên quan đến tuyển dụng nhân viên, quản lý hiệu suất, giải quyết xung đột và thúc đẩy hợp tác trong tổ chức. Để thực hiện các nhiệm vụ này một cách hiệu quả, người làm HR cần có khả năng đàm phánthuyết phục để tương tác và giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau như ứng viên, nhân viên và nhà quản lý, đối tác,...

Kỹ năng đàm phán giúp người làm HR thương lượng điều kiện, lương bổng,... trong quá trình tuyển dụng và đàm phán hợp đồng lao động. Kỹ năng này cũng cần thiết khi giải quyết xung đột lao động hoặc thương thảo các vấn đề như điều chỉnh lương, thay đổi chế độ làm việc. Ngoài ra, kỹ năng thuyết phục cũng quan trọng để người làm HR có thể đưa ra lập luận, giải thích các quy định, quy trình và chính sách của tổ chức cho nhân viên, quản lý. Điều này giúp nhân viên hiểu rõ và tôn trọng các quy định, đồng thời đảm bảo sự tuân thủ và tham gia tích cực từ phía nhân viên.

Kỹ năng cần có của người làm HR

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Human Resources

Ngành nhân sự (HR) là một trong những ngành nghề có nhiều cơ hội việc làm nhất hiện nay. Với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp ngày càng coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực. Điều này đã tạo ra nhu cầu tuyển dụng nhân viên HR ở nhiều vị trí khác nhau, từ nhân viên tuyển dụng, nhân viên đào tạo, nhân viên hành chính nhân sự,...

  • Tuyển dụng: Tuyển dụng nhân sự mới cho doanh nghiệp

  • Đào tạo và phát triển: Đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên

  • Hành chính nhân sự: Quản lý hồ sơ, chế độ lương thưởng, phúc lợi cho nhân viên

  • Quan hệ lao động: Giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động, như tranh chấp lao động, khiếu nại của nhân viên

  • Tiền lương và phúc lợi: Xây dựng và triển khai chính sách lương thưởng, phúc lợi cho nhân viên

  • Quản lý nhân sự: Xây dựng chiến lược và kế hoạch nhân sự cho doanh nghiệp

Nhân viên HR cũng có cơ hội thăng tiến nhanh trong nghề, với nhiều vị trí cao cấp như Trưởng phòng nhân sự, Giám đốc nhân sự,.... với mức lương và đãi ngộ hấp dẫn.

Một số câu hỏi thường gặp về HR

Học ngành gì ra làm HR?

Ngành học phù hợp nhất để ra làm HR là ngành Quản trị nhân lực. Bên cạnh đó, các sinh viên theo học các ngành khác như: Tâm lý học, Xã hội học, Kinh tế, Luật,... cũng có thể làm HR nếu có đủ đam mê và kỹ năng cần thiết.

Mức lương của HR hiện nay?

Mức lương của HR hiện nay tại Việt Nam dao động từ 4 triệu đến 100 triệu đồng/ tháng, tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và trình độ của ứng viên. Cụ thể:

  • Nhân viên nhân sự (HR Officer): Mức lương khởi điểm từ 4 triệu đến 8 triệu đồng/tháng, sau 2-3 năm kinh nghiệm, mức lương có thể lên đến 15 triệu đồng/ tháng.

  • Chuyên viên nhân sự (HR Specialist): Mức lương trung bình từ 10 triệu đến 20 triệu đồng/ tháng, tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên môn.

  • Trưởng phòng nhân sự (HR Manager): Mức lương trung bình từ 15 triệu đến 60 triệu đồng/tháng.

  • Giám đốc nhân sự: Mức lương trung bình từ 30 – 100 triệu/tháng, kinh nghiệm làm việc từ 10 – 25 năm.

Thách thức của ngành HR?

Ngành HR hiện nay cũng phải đối phó với nhiều thách thức không nhỏ, trong đó phải kể đến như:

  • Thị trường lao động cạnh tranh: Điều này khiến việc tuyển dụng và giữ chân nhân tài trở nên khó khăn hơn

  • Thay đổi công nghệ: Công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi các chuyên gia HR phải cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

  • Nhu cầu nhân viên ngày càng cao: Nhân viên ngày càng đòi hỏi cao hơn về thu nhập, phúc lợi và môi trường làm việc.

  • Thiếu hụt nhân lực chất lượng: Việt Nam đang thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính, y tế. Điều này khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân tài.

  • Thiếu sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp: Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của HR, dẫn đến thiếu sự đầu tư cho công tác nhân sự.

Một số câu hỏi thường gặp về HR

HR là một phần quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào, đóng vai trò là đầu mối liên hệ cho những nhân viên tiềm năng và là người thúc đẩy sự phát triển của các nhân viên hiện tại. Trong thời đại kinh tế toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càng gay gắt, HR càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp cần phải sở hữu một bộ phận HR chuyên nghiệp để giúp họ xây dựng và triển khai các chiến lược nhân sự hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

>> Tham khảo: Top 15 Phần mềm quản lý Nhân sự HRM hiệu quả hiện nay

Chương trình đào tạo

IHRM - QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
IHRM - International Human Resource Management

Học Chương trình IHRM để có cơ hội đạt Chứng chỉ Quản trị nhân sự Quốc tế SHRM
- Chứng chỉ nghề nghiệp danh giá nhất trong ngành quản trị nhân sự toàn cầu

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

KỸ NĂNG PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG
Interviewing Skills

Khóa học kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng nhân sự tại PACE, giúp học viên cách làm chủ cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp và đánh giá ứng viên khoa học.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 379