Intern là gì? Internship là gì? 8 vị trí thực tập sinh phổ biến

Intern là một trải nghiệm trong cả học tập lẫn công việc, gọi đơn giản đó là một thực nghiệm. Lý tưởng nhất cho quá trình thực tập là Intern là dành thời gian làm việc cho các dự án liên quan, tìm hiểu về một lĩnh vực nhất định, tạo mối quan hệ trong ngành và phát triển cả kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm. Thực tập có thể là một cơ hội lớn để trở thành nhân viên chính thức tại một doanh nghiệp, tập đoàn.

Intern là gì?

Intern là vị trí thực tập sinh (TTS), chỉ những người đang thực nghiệm hoặc học việc tại một công ty, tổ chức nào đó. Hầu hết Intern là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng học năm 3, năm 4 hoặc mới tốt nghiệp, nhằm mục đích cọ xát, va chạm với các hoạt động thực tế, rèn luyện kỹ năng chuyên môn và làm việc với môi trường trong ngành nghề mà bản thân quan tâm. Thời gian thực tập của một Intern có thể kéo dài từ một đến vài tháng tuỳ vào quy định của từng doanh nghiệp hoặc yêu cầu của lĩnh vực, ngành nghề đó.

Internship là gì?

Internship là một kỳ thực tập, quá trình thực tập của một Intern. Cung cấp cho các sinh viên hoặc những người mới tốt nghiệp cơ hội học hỏi, thực hành trong môi trường thực tế. Internship cũng cho phép sinh viên/ người mới tốt nghiệp một cơ hội để tìm hiểu về một ngành nghề mới hoặc công ty cụ thể, xác định xem liệu nó có phù hợp với sở thích và mục tiêu sự nghiệp của bản thân hay không.

Intern là thực tập sinh

Lợi ích khi được trở thành Intern

  1. Làm việc với các chuyên gia
  2. Tìm được thứ không phù hợp
  3. Tăng cường lợi thế cạnh tranh

Làm việc với các chuyên gia

Với tư cách là một Intern, mỗi người sẽ có cơ hội làm việc cùng với các chuyên gia thành đạt trong ngành, hiểu rõ về vai trò ở cấp độ đầu vào có thể đòi hỏi những gì. Từ đó mỗi cá nhân sẽ biết bắt đầu xây dựng mạng lưới của riêng mình, từ các đồng nghiệp thực tập đến các nhà lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm.

Tìm được thứ không phù hợp

Một lợi ích khác ít rõ ràng của Intern là cơ hội để tìm ra điều mà bản thân không muốn làm. Thường thì một sinh viên rất khó để biết bắt đầu từ đâu khi tìm kiếm việc làm. Thực tập cho phép mỗi người có cơ hội để thử một vài điều mà không cần cam kết. Nếu may mắn, sẽ tìm thấy thứ mà bản thân yêu thích. Nếu không, ít nhất mỗi người sẽ biết điều gì không phù hợp với mình. Tìm việc làm phù hợp với khả năng, mong muốn, đam mê của bản thân là một quá trình phức tạp, nhưng Intern lại cho phép chúng ta làm điều đó.

Tăng cường lợi thế cạnh tranh

Ứng viên có kinh nghiệm làm việc sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với những người chỉ học các môn liên quan. Internship không chỉ xây dựng các kỹ năng liên quan và tìm hiểu thực tế mà lĩnh vực đó mà còn thể hiện những kỹ năng, sự nhạy bén trong công việc.

Nói tóm lại, các kỳ thực tập có thể giúp mỗi cá nhân tìm ra những gì bản thân muốn làm trong sự nghiệp của mình, đồng thời dễ dàng tìm được công việc toàn thời gian trong ngành đó.

Lợi ích khi được trở thành Intern

Tiêu chí lựa chọn nơi thực tập phù hợp

Việc lựa chọn một nơi thực tập phù hợp là rất quan trọng để có được một kỳ thực tập ý nghĩa và có lợi cho sự phát triển của bản thân. Dưới đây là một số tiêu chí để xem xét khi lựa chọn nơi thực tập phù hợp:

  1. Mục tiêu nghề nghiệp
  2. Lĩnh vực hoạt động
  3. Văn hóa doanh nghiệp
  4. Cơ hội học hỏi
  5. Thời gian và địa điểm
  6. Cơ hội việc làm

Mục tiêu nghề nghiệp

Trước khi tham gia thực tập tại một công ty, sinh viên nên xác định mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, cân nhắc xem nơi đó có phù hợp để đạt được mục tiêu đó hay không. Chẳng hạn như ngành học là kỹ thuật điện, hãy tìm kiếm các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp dịch vụ, kinh doanh về các phần mềm, điện tử, tự động hoá, an ninh mạng,...

Lĩnh vực hoạt động

Lựa chọn nơi thực tập trong lĩnh vực hoạt động mà Intern quan tâm sẽ giúp mỗi người có cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực đó. Đồng thời có thể áp dụng kiến thức học được trong trường vào lĩnh vực yêu thích của bản thân. Giúp bản thân có động lực học hỏi, rèn luyện, phấn đấu để đạt được mục tiêu đặt ra.

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp bao gồm các giá trị, quan điểm, phong cách làm việc, cách thức giao tiếp và thái độ của nhân viên trong doanh nghiệp. Khi thực tập tại một doanh nghiệp có văn hóa phù hợp với bản thân, Intern sẽ cảm thấy thoải mái hơn, dễ dàng hòa nhập vào môi trường làm việc của doanh nghiệp đó. Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp còn ảnh hưởng đến cách thức mà bản thân học hỏi và phát triển kỹ năng trong quá trình thực tập. Chính vì vậy, đây là tiêu chí quan trọng mà bản thân nên cân nhắc kỹ lưỡng để có sự gắn bó lâu dài cũng như tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp.

Cơ hội học hỏi

Khi tham gia thực tập, Intern cần tìm kiếm các công ty, tổ chức có chương trình thực tập tốt và đảm bảo cung cấp các cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng trong môi trường thực tế. Điều này có thể bao gồm:

  • Cơ hội tham gia vào các dự án thực tế và thực hành xử lý các vấn đề kỹ thuật
  • Các buổi đào tạo, hội thảo về kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn
  • Sự hướng dẫn và giám sát của các chuyên gia hoặc nhân viên giàu kinh nghiệm
  • Cơ hội làm việc với các công nghệ mới và các công cụ kỹ thuật mới nhất
  • Cơ hội học hỏi về văn hóa và quy trình làm việc của doanh nghiệp

Thời gian và địa điểm

Xem xét về thời gian và địa điểm thực tập nhằm đảm bảo rằng các Intern có thể sắp xếp công việc của mình một cách thuận lợi và không gây ảnh hưởng đến việc học tập hoặc các hoạt động khác tại doanh nghiệp.

Về thời gian thực tập, Intern nên xem xét xem liệu thời gian đó có phù hợp với thời gian rảnh của mình không. Hãy đảm bảo bản thân có đủ thời gian để hoàn thành chương trình thực tập, đồng thời vẫn có thời gian cho các hoạt động khác trong cuộc sống cá nhân.

Về địa điểm thực tập, Intern cần xem xét về khoảng cách, thời gian di chuyển từ nơi ở đến nơi thực tập. Nếu khoảng cách quá xa hoặc thời gian di chuyển quá lâu, điều này có thể gây cản trở đến quá trình thực tập, đặc biệt là những người chưa có kỷ luật tốt. Hãy tính toán thật kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tham gia đầy đủ chương trình thực tập một cách hiệu quả nhất.

Cơ hội việc làm

Một trong những mục đích chính của việc Internship là tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai. Vì vậy, việc lựa chọn nơi thực tập phù hợp với mục tiêu sự nghiệp và có cơ hội việc làm sau này là rất quan trọng.

Khi lựa chọn nơi thực tập, Intern nên tìm hiểu về tỷ lệ sinh viên được tuyển dụng vào công ty, tổ chức sau khi hoàn thành chương trình thực tập hoặc giúp họ xây dựng mạng lưới liên kết để tìm kiếm việc làm sau này. Đồng thời tìm hiểu về các công việc hoặc vị trí mà các sinh viên đi trước đã được tuyển dụng vào sau khi hoàn thành chương trình thực tập. Những thông tin này sẽ giúp các Intern đánh giá cơ hội việc làm sau khi hoàn thành chương trình thực tập.

Tiêu chí lựa chọn nơi thực tập phù hợp

Top 8 vị trí Intern phổ biến

  1. Intern HR
  2. Marketing Intern
  3. Content Intern
  4. Intern Developer
  5. Sales Intern
  6. Account Intern
  7. Intern Designer
  8. Logistics Intern

Intern HR

Vị trí intern HR (Thực tập sinh Nhân sự) cung cấp cho các thực tập sinh cơ hội để học hỏi về quản lý nhân sự, xây dựng mối quan hệ, phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, quản lý thời gian, làm việc nhóm. Các công việc mà một Intern nhân sự thường phải đảm nhiệm bao gồm:

  • Hỗ trợ quá trình tuyển dụng: đăng tải tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ ứng viên, liên lạc và đặt lịch hẹn phỏng vấn ứng viên.
  • Hỗ trợ quá trình đào tạo và phát triển nhân viên: cập nhật thông tin về đào tạo, hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo, theo dõi và đánh giá hiệu quả đào tạo.
  • Hỗ trợ trong việc quản lý hồ sơ nhân viên: cập nhật và quản lý hồ sơ nhân viên, giữ bí mật thông tin của nhân viên.
  • Hỗ trợ trong việc thực hiện các chính sách và quy định nhân sự của công ty: thực hiện các thủ tục liên quan đến nhân sự như xin nghỉ phép, làm thêm giờ,...

Marketing Intern

Vị trí Marketing Intern (Thực tập sinh Marketing) cung cấp cho các thực tập sinh cơ hội thực hành các nhiệm vụ về Marketing và phát triển các kỹ năng như phân tích dữ liệu, xây dựng chiến lược, quản lý dự án,... Các công việc của Intern Marketing thường bao gồm:

  • Hỗ trợ trong việc phát triển chiến lược marketing: nghiên cứu và đánh giá thị trường, phân tích dữ liệu, đề xuất chiến lược marketing
  • Hỗ trợ trong việc thực hiện các chiến dịch marketing: xây dựng nội dung, hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo, truyền thông, quản lý các kênh truyền thông mạng xã hội
  • Hỗ trợ trong việc quản lý khách hàng: xây dựng và quản lý cơ sở thông tin, phân tích dữ liệu khách hàng
  • Hỗ trợ trong việc đánh giá hiệu quả marketing: hỗ trợ thu thập và phân tích, đánh giá hiệu quả các chiến dịch marketing.

Content Intern

Content Intern (Thực tập sinh Content) sẽ được đào tạo và hỗ trợ để tạo ra các nội dung giá trị và hữu ích, nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Họ có thể thực hiện một số công việc như:

  • Sản xuất nội dung: tạo ra các bài viết blog, video, podcast, hình ảnh và các tài liệu về sản phẩm/ dịch vụ của công ty
  • Quản lý nội dung: hỗ trợ quản lý nội dung trên website, các trang mạng xã hội và các kênh truyền thông khác.
  • Phân tích dữ liệu: hỗ trợ phân tích hiệu quả của các chiến dịch content marketing và đưa ra đề xuất để cải tiến
  • Hỗ trợ xây dựng chiến lược content marketing: đề xuất các chiến lược content marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty
  • Tương tác với khách hàng: hỗ trợ tương tác với khách hàng qua các kênh truyền thông xã hội và email để giải đáp thắc mắc, xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Intern Developer

Các công việc của Intern Developer (Thực tập sinh Lập trình) thường bao gồm:

  • Lập trình: tham gia vào các dự án phát triển phần mềm và thực hiện các chức năng cụ thể được giao
  • Kiểm thử: hỗ trợ kiểm thử phần mềm, đảm bảo các tính năng hoạt động đúng như mong đợi
  • Xây dựng và bảo trì hệ thống: hỗ trợ xây dựng và bảo trì các hệ thống phần mềm
  • Nghiên cứu và phát triển: tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
  • Các nhiệm vụ khác được cấp trên giao phó

Sales Intern

Sales Intern (Thực tập sinh Kinh doanh) là một trong những vị trí thực tập phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý. Intern kinh doanh có nhiều cơ hội để học hỏi các kỹ năng, kiến thức cần thiết để làm việc trong lĩnh vực này. Các công việc của vị trí này thường là:

  • Hỗ trợ phát triển và thực hiện các chiến lược kinh doanh: nghiên cứu và đánh giá thị trường, phân tích dữ liệu, đề xuất chiến lược kinh doanh
  • Hỗ trợ quản lý khách hàng
  • Hỗ trợ đánh giá hiệu quả kinh doanh: thu thập và phân tích dữ liệu, đánh giá hiệu quả các chiến dịch kinh doanh.

Account Intern

Vị trí Account Intern (Thực tập sinh Account) thường thực hiện các công việc như:

  • Hỗ trợ đàm phán và thực hiện các hợp đồng quảng cáo
  • Hỗ trợ xây dựng các chiến lược truyền thông cùng đội ngũ Marketing
  • Hỗ trợ quản lý tài khoản khách hàng

Intern Designer

Intern Designer (Thực tập sinh Thiết kế đồ họa) là thực tập sinh thiết kế đồ họa, hỗ trợ các chiến lược truyền thông cho phòng Marketing, một số công việc cơ bản bao gồm:

  • Thiết kế đồ họa: tham gia vào quá trình thiết kế các sản phẩm như logo, banner, poster, brochure, website, ứng dụng di động, video,...
  • Hỗ trợ xử lý hình ảnh: sử dụng các công cụ thiết kế để xử lý hình ảnh và tạo ra các sản phẩm đồ họa chất lượng cao
  • Hỗ trợ phát triển các chiến dịch truyền thông: tạo ra các tài liệu truyền thông, banner quảng cáo, video, hình ảnh,...

Logistics Intern

Logistics Intern (Thực tập sinh Logistics) là một trong những ngành nghề phổ biến và được sinh viên theo đuổi khá nhiều. Công việc của một thực tập sinh ngành Logistics bao gồm:

  • Hỗ trợ xử lý các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến thủ tục hải quan
  • Hỗ trợ xử lý các hóa đơn, chứng từ
  • Nhập liệu vào phần mềm chuyên môn của doanh nghiệp
  • Theo dõi hành trình, chất lượng và số lượng hàng hóa,...

Top 8 vị trí Intern phổ biến

Lưu ý khi trở thành Intern chuyên nghiệp

  1. Xác định mục tiêu
  2. Tìm hiểu về công ty/ tổ chức
  3. Phong cách ăn mặc
  4. Thái độ
  5. Giờ giấc làm việc
  6. Xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp

Xác định mục tiêu

Trước khi bắt đầu kỳ thực tập, hãy đặt ra mục tiêu cụ thể về những gì mà bản thân muốn đạt được trong kỳ thực tập này. Ví dụ như học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng chuyên môn, tìm hiểu sâu về ngành nghề, xây dựng mạng lưới mối quan hệ trong lĩnh vực của mình,...

Tìm hiểu về công ty/ tổ chức

Trước khi bắt đầu vai trò là Intern, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về về công ty/ tổ chức mà mình thực tập. Nắm rõ về lịch sử, văn hóa doanh nghiệp, giá trị cốt lõi, sản phẩm/ dịch vụ mà công ty kinh doanh để hiểu rõ hơn về môi trường làm việc và đưa ra những định hướng đúng đắn cho bản thân.

Phong cách ăn mặc

Khi trở thành intern, hãy để ý cách ăn mặc vì đó là một phần của văn hóa doanh nghiệp. Ăn mặc lịch sự, gọn gàng, phù hợp cho thấy sự chuyên nghiệp, trách nhiệm khi là một thành viên của công ty, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với người khác.

Tuy nhiên, phong cách ăn mặc có thể khác nhau tùy theo từng ngành nghề và môi trường làm việc. Tốt nhất là nên tìm hiểu và hỏi ý kiến từ các đồng nghiệp, cấp trên về cách ăn mặc để đảm bảo nó phù hợp và tuân thủ các quy định.

Thái độ

Thái độ khi trở thành intern rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến cách mà mỗi người được đối xử và đánh giá bởi nhà tuyển dụng, đồng nghiệp. Một thái độ tích cực, nhiệt tình, trung thực sẽ giúp Intern tạo được ấn tượng tốt, được đánh giá cao và yêu mến hơn.

Khi làm intern, hãy luôn trong trạng thái cố gắng học hỏi kinh nghiệm, làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp, hoàn thành nhiệm vụ được giao đầy đủ và đúng thời hạn, đồng thời luôn giao tiếp một cách lịch sự và tôn trọng với các anh chị đồng nghiệp, cấp trên của mình. Nếu có bất kỳ vấn đề hay khó khăn gì, cũng nên hỏi ý kiến và nhờ giúp đỡ một cách lịch sự.

Giờ giấc làm việc

Khi trở thành Intern, hãy luôn tuân thủ giờ giấc làm việc được quy định. Không nên vì cho mình là Intern, làm việc part time mà được đi trễ về sớm, làm việc chểnh mảng. Trường hợp không thể đến đúng giờ vì lý do chính đáng, hãy thông báo cho cấp trên trước và xin phép nếu cần thiết.

Lưu ý rằng, một số công ty có thể yêu cầu làm việc ngoài giờ hoặc vào các ngày cuối tuần để hoàn thành các dự án. Trong trường hợp này, Intern cần đảm bảo rằng đã được thông báo trước về yêu cầu này và đồng ý về việc làm việc ngoài giờ. Mỗi người cũng nên xác định được thời gian làm việc ngoài giờ và trả lương thêm nếu cần thiết.

Xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp

Làm việc nhóm hiệu quả sẽ giúp Intern hoàn thiện tốt hơn các nhiệm vụ được giao, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp và đóng góp ý kiến của mình để giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất. Tinh thần đồng đội tốt cũng là một cách để bắt kịp nhịp độ công việc, tạo ấn tượng và chứng minh năng lực với tất cả mọi người.

Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cũng giúp tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, thân thiện, giúp các Intern cảm thấy tự tin và hứng thú với công việc hơn. Theo đó, có thể tham gia các hoạt động tập thể như họp nhóm, thảo luận về các vấn đề công việc, tham gia các hoạt động ngoài giờ như đi chơi sau giờ làm việc. Ngoài ra, Intern cũng nên luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các đồng nghiệp, tránh những tranh cãi hoặc xung đột không cần thiết.

Xem thêm các chủ đề về bản thân:

Lưu ý khi trở thành Intern

Một số câu hỏi thường gặp về vị trí Intern

  1. Intern có lương không?
  2. Internship trái ngành có được không?
  3. Unpaid internship là gì?

Intern có lương không?

Thường thì các chương trình thực tập sẽ có mức lương hay trợ cấp tương đối thấp, cũng có những chương trình thực tập không có lương hoặc chỉ được hỗ trợ một khoản phí nhỏ để giúp bù đắp cho các chi phí như xăng xe, tiền cơm trong thời gian thực tập. Tuy nhiên, đối với một số lĩnh vực, Intern cũng có thể nhận được mức lương khá cao.

Do đó, Intern có lương hay không phụ thuộc vào chính sách của từng doanh nghiệp, tổ chức cũng như thỏa thuận giữa sinh viên và doanh nghiệp. Trong quá trình tìm kiếm chương trình thực tập, ứng viên nên xem xét cẩn thận về mức lương hay trợ cấp nhằm đảm bảo đáp ứng được các chi phí sinh hoạt trong thời gian thực tập.

Tuy nhiên, nếu một chương trình thực tập không cung cấp lương hay trợ cấp, ứng viên cũng nên xem xét các lợi ích khác có thể nhận được từ chương trình đó như cơ hội học hỏi, phát triển kỹ năng, xây dựng mạng lưới quan hệ và cơ hội việc làm trong tương lai.

Internship trái ngành có được không?

Thực tập trái ngành là một cách tuyệt vời để sinh viên có thể mở rộng kiến thức và kỹ năng, đồng thời khám phá các lĩnh vực và tiềm năng mới cho sự nghiệp.

Nếu ứng viên quan tâm đến một lĩnh vực/ ngành nghề khác với chuyên ngành của mình, hãy sử dụng các kỹ năng và kiến thức của bản thân để thuyết phục nhà tuyển dụng. Trong quá trình đó, cần xem xét về mức độ phù hợp cũng như sự thoải mái, tự tin, đam mê của bản thân để quyết định xem nên dừng lại hay tiếp tục.

Unpaid internship là gì?

Unpaid internship là một chương trình thực tập mà sinh viên không nhận được mức lương hay trợ cấp nào từ doanh nghiệp mà họ thực tập. Thay vào đó, ứng viên sẽ được cung cấp cơ hội học hỏi, phát triển kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ quan tâm.

Unpaid internship thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận hoặc ngành công nghiệp có tính cộng đồng cao, nhằm giúp sinh viên có cơ hội tích lũy kinh nghiệm, phát triển kỹ năng trong lĩnh vực của họ. Tuy nhiên, một số người cho rằng, các chương trình thực tập không trả lương có thể gây tranh cãi về tính công bằng và trách nhiệm xã hội.

Nếu quan tâm về chương trình thực tập không trả lương, mỗi người nên tìm hiểu kỹ về yêu cầu và kỹ năng cần thiết của chương trình đó, cũng như các lợi ích có thể nhận được. Nếu quyết định tham gia, mỗi người nên có kế hoạch để đảm bảo rằng bản thân có đủ tài chính để chi trả các chi phí sinh hoạt trong thời gian thực tập.

Một số câu hỏi thường gặp về Intern

Internship thường là ngắn hạn. Đây là một khoản đầu tư nhỏ hơn về thời gian và sức lực so với những công việc toàn thời gian. Nhưng Intern chắc chắn là một sự đầu tư tuyệt vời, giúp định hình quá trình sự nghiệp - một cơ hội hoàn hảo để khám phá các lựa chọn của bản thân. Nó hỗ trợ mỗi người trang bị những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc thật xuất sắc khi được tuyển dụng toàn thời gian.

Chương trình đào tạo

IHRM - QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
IHRM - International Human Resource Management

Học Chương trình IHRM để có cơ hội đạt Chứng chỉ Quản trị nhân sự Quốc tế SHRM
- Chứng chỉ nghề nghiệp danh giá nhất trong ngành quản trị nhân sự toàn cầu

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

KỸ NĂNG PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG
Interviewing Skills

Khóa học kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng nhân sự tại PACE, giúp học viên cách làm chủ cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp và đánh giá ứng viên khoa học.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 382