Lãnh đạo và tầm nhìn

 

Xây dựng tầm nhìn cho nhà lãnh đạo có thể được định nghĩa là quá trình hình thành một hình ảnh tinh thần để thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch, và giải quyết vấn đề để chèo lái tổ chức đi đến tương lai. Vì vậy, đó là bước đầu tiên để thiết lập mục tiêu.

Nơi nào không có tầm nhìn, con người sẽ diệt vong

Xây dựng tầm nhìn cho nhà lãnh đạo có thể được định nghĩa là quá trình hình thành một hình ảnh tinh thần để thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch, và giải quyết vấn đề để chèo lái tổ chức đi đến tương lai. Vì vậy, đó là bước đầu tiên để thiết lập mục tiêu. Trong khi các sứ mệnh được đặt ra là kim chỉ nam định hướng cho tổ chức hoạt động mỗi ngày, thì tầm nhìn đưa ra một định hướng về dài hạn - các phương thức trên con đường hướng tới tương lai.

Warren Bennis và Burt Nanus (2007) đã viết:

"Các lãnh đạo tổng hợp và xác định rõ những điều trước giờ vẫn tiềm ẩn hoặc chưa được nói ra; sau đó họ vạch ra các hình ảnh, các phương thức ẩn dụ, và tập trung hướng đến vào những ý nghĩa mới. Bằng cách đó, họ củng cố hoặc thách thức với những kiến thức  sẵn có. Tóm lại, một yếu tố quan trọng trong việc lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng và tạo nên giá trị cho các thành viên của tổ chức. "

"Những người quản lý chỉ là những người hoàn thành đúng công việc được giao thì một nhà lãnh đạo lại là người lựa chọn thực hiện những điều đúng đắn. Sự khác biệt có thể được tóm lược như là sự khác nhau giữa effectiveness - hiệu quả (các hành động liên quan đến tầm nhìn và đánh giá) với efficiency - hiệu suất (thực hiện tốt những công việc hàng ngày).”

Ngoài ra, Bennis và Nanus mô tả nhà lãnh đạo như những con người sáng tạo trong nguy hiểm, trong đó họ thay đổi những hoạt động thực chất cơ bản của tổ chức. Tom Peters (1988) đã viết rằng các nhà lãnh đạo ", phải tạo ra một thế giới mới. Và sau đó hủy diệt đi; và rồi lại tái tạo lần nữa”. Vì vậy, trong khi tầm nhìn có thể gây ra rủi ro cho các tổ chức, thì tầm nhìn cũng tạo ra một con đường  cho phép một tổ chức tồn tại trong thế giới với muôn vàn phức tạp.

Điều thú vị là Peters cũng từng viết rằng tầm nhìn có tính thẩm mỹ và đạo đức, đồng thời một phần nào đó mang tính chiến lược. Điều này cũng tương tự như việc thế giới đã chĩa mũi nhọn gay gắt vào tầm nhìn của Hitler. Hơn nữa, tầm nhìn chỉ đơn thuần là những tuyên bố hoặc không tồn tại một cách đầy thuyết phục, tầm nhìn không có gì hơn là những lời chế giễu một quá trình.

Một số tầm nhìn nghe gần như có vẻ là các tuyên bố có giá trị mà không có ai tự hỏi vì sao chúng luôn có bên trong mỗi chúng ta. Một người đã tiếp nối con đường này là Johnson và tầm nhìn của Johnson được mọi người gọi với cái tên Credo. Trong khi cuộc khủng hoảng Tylenol đã đưa ra những chỉ dẫn cụ thể để họ thực hiện theo thì Credo đã cứu họ. Vì vậy, tầm nhìn có thể hướng tới sự thay đổi và / hoặc hướng tới cách thức một tổ chức muốn tồn tại hay hoạt động. Tom Peters đã viết thêm về tầm nhìn, "Tầm nhìn là những cá nhân và là trung tâm của nhóm. Phát triển một tầm nhìn và các giá trị là một mớ hỗn độn, một quá trình nghệ thuật. Để tầm nhìn tồn tại một cách thuyết phục cần một niềm say mê, vượt ra bên ngoài bất cứ nghi hoặc nào. "J & J đã khá đam mê với việc duy trì sự tồn tại ấy.  

Peters giải thích sâu hơn về tầm nhìn bằng các câu chữ sau:

  • Tầm nhìn hiệu quả có thể truyền được cảm hứng
  • Tầm nhìn hiệu quả cần rõ ràng và đầy thử thách
  • Tầm nhìn hiệu quả có ý nghĩa trên thị trường, và, bằng cách nhấn mạnh tính linh hoạt và sự vận hành, đối mặt với thử thách của thời gian trong một thế giới đầy hỗn loạn

Tạo ra tầm nhìn

Tầm nhìn của quân đội Mỹ (1987) là bước đầu tiên trong việc thiết lập mục tiêu:

  1. Tầm nhìn: tổ chức sẽ trông như thế nào trong tương lai?
  2. Mục tiêu: tạo ra khuôn khổ.
  3. Đối tượng: tạo ra các hạng mục đo lường được.
  4. Nhiệm vụ: làm thế nào các mục tiêu này sẽ được hoàn tất?
  5. Mốc thời gian: khi nào chúng sẽ được hoàn thiện?
  6. Theo dõi tất cả các bước thực hiện để đảm bảo rằng tất cả những điều trên đều được đáp ứng.  

Tầm nhìn là phần khá đơn giản, với phần khó khăn là công đoạn thực hiện, biến tầm nhìn thành hiện thực. Ví dụ, tầm nhìn của Kennedy là đưa con người lên mặt trăng là một phần đơn giản. Phần khó khăn là việc tầm nhìn phải thật sự được hoàn tất.

Phần quan trọng không phải là một khuôn khổ hay phương pháp được sử dụng để tạo ra một tầm nhìn, nhưng đúng hơn là con đường một người đã chọn sau khi tầm nhìn được tạo ra. Ví dụ như tầm nhìn của Lee Iacocca là kéo Chrysler ra khỏi giường bệnh, không phải vì Iacocca tạo ra tầm nhìn, mà bởi vì họ có can đảm để từng bước hiện thực tầm nhìn. Tầm nhìn của Steve Jobs về Apple thực sự trở thành tâm điểm của ngành công nghiệp công nghệ cho đến khi IBM đạt được bước tiến về màn hình máy tính (và thành tựu này chỉ có thể đạt được sau khi họ nhìn thấy những gì Apple đã làm). Sau đó, Apple đã gần như hiện thực hoá được tầm nhìn, nhưng Jobs tin tưởng đúng đắn vào tầm nhìn của ông khi ông quay trở lại Apple khi không một công ty công nghệ nào có thể đưa ra được nhiều cải tiến sáng tạo như Apple - đó là lý do tại sao họ vẫn tồn tại và dẫn đầu trong một môi trường cạnh tranh.

Ví dụ về tầm nhìn, sứ mệnh, và các tuyên bố

“ Tuyển bạn đồng hành cho Chuyến Đi Mạo Hiểm. Lương thấp, trời lạnh giá, nhiều tháng trời trong đêm đen, đầy hiểm nguy, không chắc ngày về an toàn. Nhưng sẽ có danh vọng và được tôn vinh nếu thành công " - quảng cáo của Ernest Shackleton (nhà thám hiểm địa cực nổi tiếng đầu thế kỷ 20) trên nhiều tờ báo ở London để tìm người tình nguyện đi cùng ông trong chuyến thám hiểm Nam Cực vào năm 1890.

"Khi tôi hoàn tất nhiệm vụ ...  mỗi người sẽ có một chiếc xe hơi cho mình." - Henry Ford nói về dân chủ hóa nền công nghiệp ô tô

“Trước khi kết thúc thập kỷ này, tôi tin rằng nước Mỹ nên cam kết để hoàn thiện mục tiêu  đưa con người lên mặt trăng và đưa anh ta trở về Trái Đất an toàn.” - Tổng thống Kennedy, 25 tháng 5 năm 1961.

“Tôi biết điều gì đang diễn ra ở đây ... điều mà thực sự sẽ làm thay đổi thế giới ... chúng tôi gọi đó là epicenter (tâm chấn của toàn thế giới).”  Câu nói của Steve Jobs khi mới bắt đầu quá trình khởi động Máy tính Apple

“Chất lượng, sự cần mẫn và sự nhiệt tình – những phẩm chất làm nên người Mỹ. Mục tiêu của chúng ta là trở thành doanh nghiệp hàng đầu. Ngoài ra còn gì khác nữa? Nếu bạn có thể tìm thấy một chiếc xe ô tô tốt hơn, hãy mua nó.” - Lee Iacocca đã nói như vậy khi ông là chủ tịch của tập đoàn Chrysler.

“2.000 cửa hàng vào năm 2000” - Howard Schultz của Công ty cà phê Starbucks

“Tìm hiểu quá khứ, soi chiếu hiện tại và hình dung ra tương lai” - Bảo tàng Quốc gia Úc

“Trao quyền cho mọi người thông qua phần mềm tuyệt vời, bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào và với bất kỳ thiết bị gì.” - Tầm nhìn của Microsoft

“Wirlpool sẽ phát triển với rất nhiều những cơ hội mới và trở thành người dẫn đầu trong thị trường quốc tế luôn thay đổi. Chúng tôi sẽ luôn tiến về phía trước bằng sự cần mẫn để không ngừng nâng cao chất lượng và vượt lên trên mọi kỳ vọng của khách hàng. Chúng tôi sẽ dành được lợi thế cạnh tranh, phát triển trên nền tảng sức mạnh vốn có cũng như phát triển những khả năng mới. Chúng tôi sẽ trở thành đòn bẩy cho thị trường. Và sự thành công của chúng tôi sẽ trở thành một điểm tựa vững chắc cho Whirlpool - một tập đoàn toàn cầu.” - Tầm nhìn của Wirlpool.

(Theo Saga)

Chương Trình Đào Tạo
LÃNH ĐẠO TẦM VÓC
LEADERSHIP GREATNESS (LG)

Vào ngày 16 & 17/11/2016 tại KS. Le Méridien Saigon, TP.HCM
(có phiên dịch qua tai nghe)

Nếu như FranklinCovey là tổ chức hàng đầu thế giới chuyên sâu về phát triển lãnh đạo và kiến tạo văn hóa thì “Lãnh đạo tầm vóc / Leadership Greatness” được xem là giải pháp phát triển lãnh đạo quan trọng bậc nhất của FranklinCovey, được thiết kế chuyên biệt dành cho lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp dẫn đầu.

Chương trình sẽ “định nghĩa lại” vai trò của lãnh đạo trong thế kỷ 21, đồng thời cung cấp cho người tham dự một bộ đầy đủ “mindset, skillset & toolset” (tư duy, kỹ năng và công cụ) để biết cách tự nâng tầm lãnh đạo của mình.


FranklinCovey hiện đang hoạt động tại 167 quốc gia; Hơn 90% tập đoàn trong Top 500 Fortune hiện đang sử dụng các giải pháp đẳng cấp thế giới của FranklinCovey để phát triển lãnh đạo và cải biến tổ chức của mình.

FranklinCovey Vietnam - 341 Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 3837.0208 | Email: daotao@FranklinCovey.vn | Website: www.FranklinCovey.vn

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 384