LỘ TRÌNH TRỞ THÀNH CEO

Theo kết quả nghiên cứu trên 10 năm của nhóm Elena Botelho, Kim Powell và Nicole Wong với tên gọi CEO Genome Project từ hơn 17.000 đánh giá giám đốc điều hành và hơn 2600 nghiên cứu chuyên sâu phân tích cho thấy. Trung bình những người tiềm năng sẽ mất 24 năm làm việc để có thể đảm nhận vai trò CEO trong tương lai.

Điều này không bao gồm việc một nhân tố xuất thân từ doanh nghiệp gia đình hay có bệ đỡ hoàn hảo nào. Đây là kết quả từ những cá nhân có nỗ lực và tự đi lên bằng thực lực bản thân trong suốt quá trình làm việc.

Có ba loại hình mà nhiều người muốn làm CEO trong tương lai: 97% họ biết và nắm rõ vị trí cùa mình, gần 50% người vẫn đang hành trình chuyển mình và 24% những người có tham vọng trở thành CEO nhưng chỉ có bằng cử nhân hay MBA thông thường.

Thông qua những đánh giá từ thực tế kể cả nhận ra ưu điểm, khuyết điểm của các CEO tiền nhiệm và đương nhiệm trên thế giới. Họ đã thông tỏ lộ trình nhanh nhất để trở thành CEO đúng thực lực về tầm lẫn tâm thức. Lộ trình này cũng giúp những người chưa bao giờ ước muốn trở thành giám đốc điều hành nhưng cuối cùng cũng thay đổi suy nghĩ và dần chuyển hóa bản thân theo nhiều chiến lược.

Bước nhỏ để đi lớn

Con đường dẫn đến vai trò giám đốc điều hành hiếm khi đi theo một đường thẳng. Đôi khi phải di chuyển chiều ngang, chiều chéo để có thể tiến lên phía trước. Cụ thể, hơn 60% những CEO tương lai lại đóng vai trò rất nhỏ ở công ty nào đó trong một thời điểm sự nghiệp của họ. Hoặc họ bắt đầu tách dần bước sang lĩnh vực mới thậm chí họ có thể vào làm công ty quy mô nhỏ hơn công ty cũ để có thể đảm nhận nhiều trọng trách hơn trước khi kinh doanh riêng.

Chẳng hạn như trường hợp của James, vào năm 20 tuổi ông được tuyển dụng đảm nhận vai trò phát triển tiếp thị và truyền thông để cùng thực hiện dự án chiến lược có trị giá hàng tỉ đô la. Ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp, ông đã bị đẩy sang làm dự án xây dựng doanh nghiệp mới. Ông cảm giác việc phân chia công việc này không ổn, hoặc là buộc ông phải làm hoặc là buộc ông từ chức, hứa hẹn một tương lai không tốt. Ông chia sẻ: “Khi tôi bước vào công ty, doanh thu là con số 0 tròn chỉnh và giờ đây chúng tôi đã xây dựng nên công ty đáng giá 250 triệu đô la”. Từ khó khăn là bắt đầu với doanh nghiệp gần như là mới thành lập, ông đã tự trau dồi kỹ năng quản lý cần thiết cũng như bổ sung nghiệp vụ như: P&L (Báo cáo kết quả kinh doanh), quản lý ngân sách và tập thiết lập tầm nhìn chiến lược. Bên cạnh đó, ngoài những điều kiện tiên quyết trên thì James được biết hơn 90% các CEO đều có khả năng quản lý rất tốt. Sau 13 năm đầy thử thách và ông đã trở thành giám đốc điều hành của một doanh nghiệp chuyên đào tạo về giáo dục.

Bước nhảy vọt

Theo nghiên cứu CEO Genome Project cho thấy hơn 1/3 những CEO tương lai đều có bước tiến nhảy vọt đáng kể, giúp họ bật xa hơn trong sự nghiệp bản thân, thường xảy ra trong 10 năm đầu họ làm việc. Những người này dù suy nghĩ thận trọng nhưng họ vẫn chấp nhận rủi ro. Họ luôn nắm bắt mọi cơ hội dù khả năng vượt ra tầm kiểm soát trước đây nhưng họ vẫn thử sức. 

Đơn cử như trường hợp Jerry, khi anh ta 24 tuổi đã tham gia vào dự án kinh doanh trị giá 200 triệu đô la với tư cách là một kế toán cao cấp và 8 tháng sau anh được đề cử cho vị trí giám đốc tài chính. Mặc dù anh còn trẻ và vẫn còn thiếu nhiều chuyên môn lẫn kỹ năng nhưng với sự nhiệt huyết tuổi trẻ và sự gan lỳ anh đã chấp nhận mọi thử thách đến với mình. Anh nói: “Tuổi tôi còn khá trẻ, dĩ nhiên, vì thế tôi cho phép mình luôn cập nhật kiến thức mỗi ngày để tôi luôn sẵn sàng trước “sóng gió” mà không sợ bị chông chênh hay lo lắng”. Từ khi là giám đốc tài chính giúp anh có cái nhìn sâu sắc hơn, nhận thức rõ hơn từng nhiệm vụ. Và tầm nhìn tương lai sau này anh mong muốn trong 9 năm tới anh có thể trở thành CEO sau khi đạt vị trí là COO.

Nếu là một CEO tương lai mà không mong đợi hay trân trọng bất kỳ cơ hội nào đến với mình thì hình ảnh CEO mãi nằm trong tiềm thức. Với những CEO tương lai họ sẽ luôn hành động, biến tiêu cực thành tích cực, biến khó khăn thành thử thách. Hơn hết, một CEO tiềm năng nên tạo dựng thói quen nói “có” với mọi cơ hội dù bản thân đã sẵn sàng hay chưa. Vì như Walter Scott từng nói: “Với những người nhút nhát và do dự, mọi thứ đều không thể bởi nó trông dường như không thể”.

Kế thừa sai lầm

Sẽ hơi phản tác dụng và cảm giác nản lòng khi để chứng minh tinh thần CEO tương lai bằng việc đảm nhận những “rắc rối hỗn độn” có thể là doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ, bộ máy điều hành kém hiệu quả, hay thậm chí phá sản – dù bất kỳ hình thái nào thì nếu CEO tương lai dám đảm nhận và khắc phục tốt thì vị trí CEO đương nhiệm gần như thuộc về họ. Hơn 30% các cựu CEO đều đến từ những công ty gần như sụp đổ, nhưng với cách “chèo lái” tài tình, không những giúp công ty ổn định mà còn phát triển vươn xa hơn.

 

Những tình huống thử thách ấy tạo nên tính cách mạnh mẽ của CEO. Khi phải đối mặt với khủng hoảng, các nhà lãnh đạo tương lai có cơ hội thể hiện khả năng, họ có thể đánh giá tình huống một cách bình tĩnh, đưa ra các quyết định sáng suốt cũng như tập hợp đội ngũ có thể cùng họ giải quyết mọi vấn đề. Nói cách khác, đây là cơ hội đầy tuyệt vời cho vị trí CEO.

Jackie - giám đốc điều hành của một công ty vận tải, đã không chờ đợi các cơ hội lớn đến với cô ấy mà ngược lại, cô chủ động tìm đến chúng. Cô chia sẻ: “Tôi thích đắm chìm trên mớ hỗn độn nào đó, thôi thúc tôi phải gỡ rối nó cho bằng được. Tôi chủ động nhận những “bài tập” khó giải nhất, nhanh chóng có thể giải chúng bằng nhiều cách để tìm ra đáp số”. Với lối suy nghĩ “khác người” như vậy, Jackie đã dám bước đi vào con đường đầy chông chênh, rủi ro luôn chực chờ mà ai cũng lắc đầu để giờ đây cô chứng tỏ điều cô suy nghĩ là đúng bằng kết quả lợi nhuận khổng lồ mang về cho công ty. Cô đã lên chức giám đốc điều hành sau hơn 20 năm làm việc đấu tranh không ngừng nghỉ.

Mặc dù không có con đường duy nhất nào dẫn đến CEO, nhưng những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hoặc bất cứ ai có khuynh hướng làm lãnh đạo đều nhận thấy con đường nào cũng khó đi. Việc trở thành CEO không đòi hỏi phải có sự nghiệp thăng tiến hay những bằng cấp trường lớp hàng đầu mà là tùy thuộc vào sự lựa chọn điểm xuất phát của mỗi người. Lộ trình có dài hay ngắn, khó hay dễ tùy vào khả năng và ứng biến theo từng cá thể. Lộ trình này đòi hỏi phải luôn sẵn sàng để giải quyết những vấn đề “trên trời rơi xuống”, “trò chơi” này không dành cho người yếu tim. Nhưng nếu muốn trở thành CEO trong tương lai thì hãy làm quen dần với điều ấy.

Theo Harvard Business Review

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 385