Công ty đặt tầm quan trọng khách hàng ở đâu? Sự phản hồi khách hàng có ảnh hưởng tới chiến lược công ty? Công ty có cần một giám đốc chuyên về khách hàng cũng như thúc đẩy chiến lược kinh doanh hay không?
Nếu không trả lời được hết hoặc vẫn còn lo ngại về câu trả lời thì có thể giai đoạn này công ty cần xem xét bổ sung giám đốc kinh doanh (CCO) trong bộ máy quản lý nội bộ của mình.
Công việc của CCO không chỉ là quản lý, điều phối mọi công việc cũng như toàn bộ guồng máy liên quan đến khách hàng cùng hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo chiến lược kinh doanh của công ty và theo chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Giám đốc hay Giám đốc Điều hành (CEO). Mà họ còn phải nỗ lực xây dựng những chiến lược bán hàng tiềm năng và phải thuyết phục ban lãnh đạo để có thể thực hiện chiến lược ấy.
Do đó có thể nói vai trò CCO rất quan trọng và thách thức vì họ cũng là yếu tố góp phần ảnh hưởng tới công ty và khách hàng. Đây cũng chính là những đặc điểm quan trọng góp phần làm nên giám đốc kinh doanh thành công.
Kỹ năng của Giám đốc Kinh doanh
Đầu tiên, CCO là người phải có khả năng điều hành. Một CCO chuyên nghiệp không chỉ có tầm nhìn của một người lãnh đạo, mà còn phải có sự hiểu biết sâu sắc như một nhà tâm lý học. Luôn làm việc trong môi trường căng thẳng và đòi hỏi sự nhanh nhạy nên buộc CCO phải luôn suy nghĩ, hành động theo định hướng rõ ràng.
Ngoài kiến thức chuyên môn như kỹ năng phân tích để đánh giá dữ liệu, phát triển thị trường, quản lý đội ngũ bán hàng, khảo sát và duy trì quan hệ khách hàng thì họ cần “cái đầu lạnh” để giải quyết vấn đề bất ngờ xảy đến cũng như đưa ra quyết định trên góc nhìn đa chiều giữa công ty và khách hàng. Đưa “khách hàng làm trung tâm” và biết cân bằng giữa trách nhiệm tài chính sẽ giúp CCO tập trung hơn vào sứ mệnh của mình.
Cần phân biệt rõ giám đốc kinh doanh không phải là người sở hữu hay chi phối lượng khách hàng mà đó chính là cả công ty. Giám đốc kinh doanh chỉ là người đưa ra kế hoạch, tiên lượng, đánh giá…nhưng những việc ấy có thành công hay không đều phụ thuộc vào các lãnh đạo và các giám đốc bộ phận khác nữa.
Kinh nghiệm
Một giám đốc kinh doanh kỳ cựu đã chia sẻ rằng: “Một trong những điều làm nên CCO thành công chính là sự hiểu biết rõ về công việc của mình, đặc biệt hiểu rõ luôn tình cảnh công ty và hoàn cảnh khách hàng, đó mới là ‘tài sản’ quý giá nhất của CCO. Điều này mang lại cho họ sự công bằng, tín nhiệm và nâng cao khả năng cải tiến phân khúc khách hàng. Đa số các công ty hay CEO hiện nay luôn xem CCO chỉ là người thiên về kinh doanh, doanh số, bán hàng hay khách hàng mà quên rằng họ chính là “cầu nối thông tin” rõ ràng, đánh tin và thực tế nhất”.
Có một nghịch lý hiện nay là, phần đông nhiều người đang làm công tác quản lý hơn là một CCO chuyên nghiệp. Tại sao có những giám đốc kinh doanh luôn thong dong mà doanh nghiệp vẫn đều đều phát triển, nhưng ngược lại có những CCO "đánh vật" từ sáng đến tối mà công ty vẫn cứ luôn trong vòng chật vật. Một CCO xuất sắc chính là người biết cách xác định các cơ hội trong tương lai và lên chiến lược để nắm bắt những cơ hội đó, chứ không chỉ chú tâm vào công việc quản lý chuyên môn hằng ngày.
Tính cách và sự phù hợp
Tiêu chí quan trọng để đánh giá họ có xứng đáng với vị trí quan trọng CCO hay không chính là tính cách và sự phù hợp.
Với tầm quan trọng quyền hạn của mình trong công ty bất kỳ, CCO sẽ làm nên “bản sắc” riêng biệt trong chính văn hóa của tổ chức mình hoạt động. Sự kết hợp giữa đồng nghiệp hay cấp dưới cũng ít nhiều ảnh hưởng tới sự thành công của họ.
Những giám đốc kinh doanh giỏi là luôn biết cách học hỏi từ sự trải nghiệm của bản thân và của người khác, luôn đặt ra những mục tiêu cao hơn cho chính mình. Ngoài những kiến thức chuyên môn phải có, họ còn là một chuyên gia tâm lý, một huấn luyện viên thị trường để khai thác tối đa khả năng, sức mạnh của mỗi nhân viên của mình.
Theo Customerthink
Công ty đặt tầm quan trọng khách hàng ở đâu? Sự phản hồi khách hàng có ảnh hưởng tới chiến lược công ty? Công ty có cần một giám đốc chuyên về khách hàng cũng như thúc đẩy chiến lược kinh doanh hay không?
Nếu không trả lời được hết hoặc vẫn còn lo ngại về câu trả lời thì có thể giai đoạn này công ty cần xem xét bổ sung giám đốc kinh doanh (CCO) trong bộ máy quản lý nội bộ của mình.
Công việc của CCO không chỉ là quản lý và điều phối mọi công việc và toàn bộ guồng máy liên quan đến khách hàng cũng như hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo chiến lược kinh doanh của công ty và theo chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Giám đốc hay Giám đốc Điều hành (CEO). Mà họ còn phải nỗ lực xây dựng những chiến lược bán hàng tiềm năng và phải thuyết phục ban lãnh đạo để có thể thực hiện chiến lược ấy.
Do đó có thể nói vai trò CCO rất quan trọng và thách thức vì họ cũng là yếu tố góp phần ảnh hưởng tới công ty và khách hàng. Và đây cũng chính là những đặc điểm quan trọng góp phần làm nên giám đốc kinh doanh thành công.
Kỹ năng
Đầu tiên, CCO là người phải có khả năng điều hành. Một CCO chuyên nghiệp không chỉ có tầm nhìn của một người lãnh đạo, mà còn phải có sự hiểu biết sâu sắc như một nhà tâm lý học. Luôn làm việc trong môi trường căng thẳng và đòi hỏi sự nhanh nhạy nên buộc CCO phải luôn suy nghĩ, hành động theo định hướng rõ ràng.
Ngoài kiến thức chuyên môn như kỹ năng phân tích để đánh giá dữ liệu, phát triển thị trường, quản lý đội ngũ bán hàng, khảo sát và duy trì quan hệ khách hàng thì họ cần “cái đầu lạnh” để giải quyết vấn đề bất ngờ xảy đến và đưa ra quyết định trên góc nhìn đa chiều giữa công ty và khách hàng. Đưa “khách hàng làm trung tâm” và biết cân bằng giữa trách nhiệm tài chính sẽ giúp CCO tập trung hơn vào sứ mệnh của mình.
Cần phân biệt rõ giám đốc kinh doanh không phải là người sở hữu hay chi phối lượng khách hàng mà đó chính là cả công ty. Giám đốc kinh doanh chỉ là người đưa ra kế hoạch, tiên lượng, đánh giá…nhưng những việc ấy có thành công hay không đều phụ thuộc vào các lãnh đạo và các giám đốc bộ phận khác nữa.
Chương trình đào tạo GIÁM ĐỐC KINH DOANH Chief Customer Officer (CCO) Góp phần xây dựng một lực lượng phát triển kinh doanh chuyên nghiệp
Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về khóa học Giám đốc Kinh doanh |