ỨNG DỤNG SỰ “THÀNH THẬT TRI THỨC” ĐỂ TRỞ THÀNH CFO HIỆU QUẢ

Trong kinh doanh, “thành thật tri thức” (intellectual honesty) là việc sử dụng bằng chứng cụ thể để đưa ra quyết định, luôn tìm kiếm sự thật khi giải quyết vấn đề và tạm gác lại những tham vọng cá nhân. Bằng cách này, các CFO có thể nâng tầm ảnh hưởng của bản thân trong tổ chức.

Ứng dụng “thành thật tri thức” sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy sự cởi mở và tinh thần học hỏi liên tục. Tư duy này có thể cải tiến toàn bộ tổ chức, chúng đặc biệt hiệu quả khi “thành thật tri thức” thấm nhuần vào văn hóa tổ chức.

Với vai trò CFO, bạn sẽ càng có lợi thế sau khi tự đánh giá chuyên môn thông qua lăng kính của “thành thật tri thức”. Cụ thể:

 Nâng cao hiệu suất và giá trị bản thân trong vai trò hiện tại.

Chuẩn bị tốt cho bước tiến sự nghiệp tương lai.

Xây dựng nền tảng công việc để đạt được mục tiêu.

Khi tự đánh giá bản thân, các nhà lãnh đạo nên kết hợp với bản phê bình về cách lãnh đạo của mình để xem liệu cách tiếp cận ấy có phù hợp với thời đại hay không. CFO có thể làm việc với bộ phận nhân sự để có được những phản hồi thẳng thắn từ những người cố vấn và đồng nghiệp. Từ đó, CFO có thể nhìn ra được bức tranh rõ ràng về hiệu suất của bản thân.

 

Khi tự đánh giá bản thân, các nhà lãnh đạo nên kết hợp với bản phê bình về cách lãnh đạo của mình.

Bộ đo lường mới và sự mong đợi

Hiện nay, CFO cần chú trọng luyện tập “thành thật tri thức” trong các quyết định. Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch đang suy nghĩ khác đi và chú trọng nhiều hơn vào việc trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả.

Ví dụ, nhiều tổ chức đã tận dụng thuyết lãnh đạo VUCA. Đó là một khái niệm quân sự xuất hiện trong chiến tranh lạnh mà nhà lãnh đạo có thể sử dụng để quản lý sự thay đổi và dự đoán rủi ro. Trong kinh doanh, tư duy VUCA được ứng dụng trong mọi thứ từ chiến lược đến quản lý rủi ro.

Theo Forbes, các nhà lãnh đạo muốn thành công trong thế giới VUCA phải đặt ra mục tiêu rõ ràng, đơn giản các kỳ vọng và xóa bỏ những mơ hồ và phức tạp. Lập kế hoạch khi đối mặt với sự không chắc chắn cũng là điều cần thiết. Vì vậy, nhà lãnh đạo thích ứng cần có năng lực gồm tính xác thực, tư duy chiến lược, chú trọng đến đổi mới, khả năng truyền sự tự tin và thái độ tích cực cho người khác.

Thomas Lim – huấn luyện viên dịch vụ công, đã khẳng định trong một bài báo gần đây của Forbes rằng, nhà lãnh đạo nên chuẩn bị tâm thế để đo lường hiệu suất bằng bộ thước đo 

mới. Bởi vì đại dịch đã ảnh hưởng đến cách vận hành của thế giới, các tổ chức cần thích nghi nếu mong muốn trở nên mạnh mẽ hơn. Quy trình này thường bắt đầu bằng câu hỏi “Điều gì tạo nên một nhà lãnh đạo hiệu quả?”, “Tính cách nào cần trang bị để hiện thực điều đó?”. Bên cạnh đó, Jim cũng liệt kê hàng loạt kỹ năng mềm như sự đồng cảm, sự chịu trách nhiệm và linh động.

Đặt các câu hỏi hóc búa để tìm ra câu trả lời thích đáng

CFO tại các doanh nghiệp dẫn đầu luôn hỗ trợ tổ chức trong các công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự nhằm tạo ra một lực lượng lao động nhanh nhẹn, linh hoạt và hiệu quả. Việc ưu tiên hiện nay của các CFO là tập hợp một đội ngũ tài chính toàn diện và mạnh mẽ.

Theo đó, các CFO nên tự đặt 3 câu hỏi dưới đây để tìm được chuẩn mực và trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả trong thời đại mới.

 

Câu hỏi 1: Tôi đã sẵn sàng để giúp công ty thành công trong lĩnh vực kỹ thuật số chưa?

Trước đây, nhiều CFO thường không ủng bộ việc chuyển đổi số vì chi phí đắt đỏ, mang tính thử nghiệm và làm chậm tốc độ lợi tức đầu tư. Nhưng nhu cầu tăng tốc chuyển đổi số trong thời kỳ đại dịch đã thay đổi suy nghĩ ấy của họ. Bây giờ, các CFO đã xem chuyển đổi số như một phần công việc của mình nhằm thấu hiểu các phân tích dữ liệu hiện đại, an ninh mạng và hơn thế nữa.

Harmit Singh – CFO của Levi Strauss & Co., đã đưa ra lời khuyên trong một bài viết rằng: “Các giám đốc cần hiểu việc chuyển đổi số chính là chìa khóa để tạo ra lợi nhuận bền vững và giá trị cho cổ đông, ngay cả khi chi phí ban đầu đắt đỏ một cách khó hiểu”.

Singh cũng đề xuất các CFO nên “làm bạn với tự động hóa” và thúc đẩy đội ngũ của mình như thế nhằm chuyển đổi hiệu quả và giúp nhân viên tập trung nhiều hơn vào nhiệm vụ gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.

 

Câu hỏi 2: Tôi có hiểu các động lực và kỳ vọng đang thay đổi xung quang báo cáo ESG không?

CFO có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của công ty. Chỉ số bền vững ESG (môi trường – xã hội – quản trị); DEI (sự đa dạng, công bằng, hòa nhập); bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư; và các thông lệ khác cần quản lý hiệu quả bằng công nghệ nhằm đảm bảo chất lượng báo cáo.

Ngay cả những CFO – người đã dự đoán được những lợi ích từ báo cáo ESG, đã bắt đầu cân nhắc lại vai trò của hoạt động kinh doanh trong bức tranh tổng thể. Hoạt động xã hội và áp lực pháp lý là một trog những lý do khiến việc báo cáo ESG trở thành ưu tiên trong tổ chức.

 

Câu hỏi 3: Tôi có đang làm đủ và làm đúng để nuôi dưỡng các nhà lãnh đạo tương lai chưa?

Dù thế nào đi nữa, các CFO nên đánh giá những việc họ đang làm nhằm đảm bảo duy trì một nguồn lực các nhà lãnh đạo trong bộ phận tài chính. Các CFO hàng đầu hiện nay đang áp dụng chiến lược điều chỉnh kế hoạch kế nhiệm của họ với các nỗ lực của DEI – đôi bên cùng có lợi.

Vậy làm thế nào CFO có thể xác định được đâu là người kế nhiệm tiềm năng? Doreen Remmen – Phó Giám Đốc kiêm CFO tại IMA, đã gợi ý trong một bài báo gần đây rằng CFO nên tập trung sự hiểu biết của ứng viên về vai trò thực tế của bản thân, vượt ra các tư duy về kỹ năng, kỹ thuật để có tư duy chiến lược và thích nghi trong khủng hoảng.

Đối với các CFO có thể ứng dụng “thành thật tri thức”, việc tìm kiếm ứng viên tiềm năng cũng tương tự như tìm kiếm bản sao của chính họ. Vì họ đã có thể thấu hiểu sự biến động và phức tạp trong quy trình vận hành của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này cũng không dễ dàng cho các CFO để đơn giản hóa các quy trình, loại bỏ sự mơ hồ và thể hiện sự đồng cảm. Nhưng việc nhìn nhận bản thân một cách khách quan thật sự quan trọng, và đó là lý do tại sao “thành thật tri thức” là bước đệm quan trọng để phát triển. 

Nguồn: Forbes.com

Chương trình đào tạo

CFO - GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
CFO - Chief Financial Officer

“CFO” là một chương trình đặc biệt của PACE, do các chuyên gia của PACE nghiên cứu, thiết kế, biên soạn
và trực tiếp giảng dạy theo mô hình quản trị tài chính “PFMM” (PACE’s Financial Management Model).

Nâng tầm quản trị tài chính của CFO trong thời kỳ mới

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 381