Chính phủ số là gì? Tổng quan về Chính phủ số 2024

Cùng với trục xoay của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, Chính phủ Việt Nam đã xác định xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới việc việc phát triển Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn 2021-2030.

Chính phủ số là gì?

Theo Bộ TT&TT, Chính phủ số là Chính phủ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình được vận hành hoàn toàn dựa trên dữ liệu và công nghệ số, nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, đồng thời giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong sự phát triển, quản lý kinh tế - xã hội.

Nói một cách đơn giản, Chính phủ số là quá trình chuyển đổi số của Chính phủ. Hay Chính phủ số là Chính phủ điện tử nhưng có thêm “4 Có” như trên. Thước đo chính của Chính phủ số là số lượng dịch vụ hành chính công giảm, số lượng dịch vụ công mới, sáng tạo phục vụ xã hội tăng lên nhờ công nghệ và dữ liệu số.

Chính phủ số là quá trình chuyển đổi số của Chính phủ

Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Chính phủ điện tử là tin học hóa các quy trình hiện có, còn Chính phủ số là cung cấp các dịch vụ mới theo nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Khác biệt cốt lõi của Chính phủ số, đó là sử dụng dữ liệu để ra quyết định và coi dữ liệu như là một loại tài nguyên mới, đó là chuyển đổi về cách thức ra quyết định của cơ quan chính quyền dựa trên các báo cáo bản giấy sang dựa trên dữ liệu phân tích, định lượng và tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Đó là sự kết nối và chia sẻ dữ liệu của các cơ quan nhà nước để người dân chỉ cần cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước. Các doanh nghiệp cộng đồng có thể sử dụng dữ liệu này để cung cấp thêm các dịch vụ mới - Bộ trưởng cho biết.

Hiểu một cách đơn giản, Chính phủ điện tử thì chủ yếu là sử dụng công nghệ thông tin. Còn Chính phủ số thì sử dụng công nghệ số, đặc biệt là công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Thực chất, Chính phủ số là Chính phủ điện tử những có thêm “4 Có”, bao gồm:

  • Có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số
  • Có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng
  • Có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu
  • Có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết các vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế – xã hội.

Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Tại sao cần hướng tới phát triển Chính phủ số?

Theo tinh thần của Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030, thì nền tảng số là giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy phát triển Chính phủ số nhanh chóng, hiệu quả và giảm chi phí.

Phát triển Chính phủ số là một nhiệm vụ tất yếu của các quốc gia trên toàn cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài trục xoay đó, một hệ thống Chính phủ số để theo kịp xu hướng chung này. Hệ thống Chính phủ số không chỉ đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch và công khai trong hoạt động của Chính phủ, mà còn hạn chế những vấn đề nghiêm trọng như tham nhũng và lạm quyền. Điều này đồng nghĩa với việc xã hội sẽ có những phát triển bền vững hơn.

  • Nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ: Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng.

    • Tự động hóa các quy trình, thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực.

    • Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, giúp nâng cao hiệu quả phối hợp và ra quyết định.

    • Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách, giúp Chính phủ đưa ra các chính sách phù hợp với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

  • Cải thiện chất lượng dịch vụ công: Chính phủ số giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức.

    • Trực tuyến hóa các dịch vụ công, giúp người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục hành chính mọi lúc, mọi nơi.

    • Cá nhân hóa các dịch vụ công, giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình.

  • Thúc đẩy đổi mới sáng tạo: Chính phủ số tạo ra môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo, giúp Chính phủ khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu và công nghệ số.

    • Xây dựng các ứng dụng, giải pháp công nghệ số phục vụ cho quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công.

    • Thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

  • Hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội: Chính phủ số góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy đầu tư và kinh doanh.

Ví dụ điển hình của việc chuyển đổi sang Chính phủ số là chuyển các hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước lên môi trường số. Nếu như trước đây, việc kiểm tra được thực hiện trực tiếp tại doanh nghiệp theo cách truyền thông. Thì bây giờ, với Chính phủ số, các cơ quan chức năng sẽ thanh tra trực tuyến thông qua hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đã kết nối. Mục tiêu đến năm 2025 là có 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước được thực hiện từ xa trên môi trường số.

Tại sao cần hướng tới phát triển Chính phủ số?

Thách thức khi phát triển Chính phủ số

Thay đổi tư duy và cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức

Chuyển đổi số đòi hỏi cán bộ, công chức phải thay đổi về cả tư duy lẫn cách thức làm việc truyền thống, thủ công sang cách làm việc dựa trên công nghệ số. Điều này đòi hỏi họ phải có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về công nghệ thông tin, phân tích dữ liệu. Việc đào tạo và phát triển nhân lực để có đủ nguồn nhân lực chất lượng và đáp ứng yêu cầu của Chính phủ số là một thách thức không nhỏ.

Đầu tư về hạ tầng, công nghệ

Phát triển Chính phủ số đòi hỏi đầu tư lớn về hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin và công nghệ số. Điều này đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn, sự đồng bộ về quy hoạch, đầu tư. Đồng thời, việc phát triển Chính phủ số dẫn đến sự xuất hiện của nhiều hệ thống và ứng dụng khác nhau. Để đảm bảo tính đồng bộ và tương thích giữa các hệ thống này, cần có quy trình và chuẩn mực chung. Tuy nhiên, việc đạt được sự đồng bộ , tương thích có thể là một thách thức do sự đa dạng và phức tạp của các hệ thống hiện có và quy trình hành chính.

Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

Chính phủ số là nền tảng chuyển đổi số quốc gia, trong đó các hoạt động của cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường mạng. Khi đó, dữ liệu và hệ thống thông tin của Chính phủ sẽ được kết nối, chia sẻ rộng rãi hơn, là cơ hội cho các đối tượng tấn công mạng lợi dụng để xâm nhập, đánh cắp, gây gián đoạn hoặc phá hoại. Do đó, việc nâng cao nhận thức, kỹ năng về an toàn, an ninh mạng cho các cán bộ, công chức là một nhiệm vụ khẩn thiết.

Một số câu hỏi thường gặp về Chính phủ số

Quốc gia nào có Chính phủ số thành công nhất?

Đan Mạch và Estonia là hai quốc gia có Chính phủ số thành công nhất trên thế giới. Cả hai quốc gia này đều đạt được điểm số về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI cao nhất.

Tại Đan Mạch, các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến. Chính phủ Đan Mạch cũng đã thành công trong việc xây dựng một nền tảng dữ liệu mở, cho phép các cơ quan nhà nước chia sẻ dữ liệu với nhau và với người dân. Còn tại Estonia, thủ tục hành chính có thể được thực hiện trực tuyến. Người dân Estonia có thể sử dụng thẻ căn cước điện tử để truy cập các dịch vụ công, bao gồm đăng ký xe, nộp thuế và xin giấy phép kinh doanh.

Các quốc gia khác có Chính phủ số thành công bao gồm Hàn Quốc, Singapore, Phần Lan và New Zealand.

Báo cáo của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số được Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng trình bày, năm 2023, công tác chuyển đổi của nước ta đã đạt được một số kết quả nổi bật, như:

  • Chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam đứng thứ 46, tăng 2 bậc so với năm 2022 theo xếp hạng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Từ năm 2018 đến nay, Việt Nam liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu.
  • Chỉ số Bưu chính của Việt Nam năm 2023 đạt cấp độ 6/10 theo đánh giá, xếp hạng của Liên minh Bưu chính thế giới và liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay. 
  • Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước dẫn đầu về số lượng lượt tải mới ứng dụng trên thiết bị di động trong 2 năm liên tiếp (2022 – 2023).

Chính phủ số phục vụ đối tượng nào?

Chính phủ số được triển khai để phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội. Đồng thời hướng tới việc đơn giản hóa công việc cho các cán bộ, công chức, viên chức.

Quốc gia thông minh là gì?

Quốc gia thông minh là quốc gia bao gồm: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Một số câu hỏi thường gặp về Chính phủ số

Quá trình xây dựng Chính phủ điện tử đã diễn ra từ nhiều năm nay, cơ bản đã được hoàn thành vào năm 2021 – 2022. Với Chiến lược phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030, Việt Nam đã thực hiện quá trình phát triển chính phủ số song song với quá trình phát triển chính phủ điện tử.

Chương trình đào tạo

CHUYỂN ĐỔI SỐ DÀNH CHO LÃNH ĐẠO
Digital Transformation Program

Khóa học chuyển đổi số dành cho lãnh đạo được PACE tổ chức đào tạo,
nhằm trang bị tư duy/nhận thức & phương pháp/kỹ năng thiết yếu về chuyển đổi số
cho Ban Lãnh Đạo và các cấp quản lý.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 369