Xã hội số là gì? Tổng quan về xã hội số Việt Nam 2024

Khi thế giới đang dần chuyển mình sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên mà ở đó công nghệ và số hóa sẽ đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Một xã hội số sẽ giúp xã hội hình thành nên những công dân sốvăn hóa số, góp phần làm mạnh giàu cho đất nước. Trong xã hội số, việc áp dụng các giải pháp số thay thế cho những giải pháp truyền thống, cũng như tăng độ thuận tiện trong các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế, ngân hàng – tài chính, logistics,...

Xã hội số là gì?

Xã hội số là một xã hội mà ở đó, công nghệ được tích hợp mặc định vào mọi khía cạnh của đời sống, người dân được kết nối, tương tác và thành thạo các kỹ năng về kỹ thuật số để sử dụng hiệu quả các dịch vụ số, hình thành mối quan hệ mới trong môi trường số, thói quen số và văn hóa số.

Theo nghĩa rộng, xã hội số bao trùm lên mọi hoạt động của con người, từ chính phủ, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, giải trí,... Trong xã hội số, mọi người có thể dễ dàng tiếp cận thông tin, giao tiếp với nhau và thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Theo nghĩa hẹp, xã hội số bao gồm công dân số và văn hóa số. Công dân số là những người có khả năng sử dụng công nghệ số để học tập, làm việc và tham gia các hoạt động xã hội. Văn hóa số là những giá trị, chuẩn mực, hành vi được hình thành trong xã hội số.

Nói tóm lại, xã hội số là sự thay đổi toàn diện về cách thức tương tác, kết nối xã hội từ phương thức truyền thống sang kết nối số hóa ở hầu hết mọi lĩnh vực và đối tượng có nhu cầu được số hóa, trong đời sống xã hội thông qua hạ tầng công nghệ – kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, phù hợp với xu thế công nghệ số của thế giới.

Xã hội số là một xã hội mà ở đó, công nghệ được tích hợp mặc định vào mọi khía cạnh của đời sống, người dân được kết nối, tương tác và thành thạo các kỹ năng về kỹ thuật số để sử dụng hiệu quả các dịch vụ số, hình thành mối quan hệ mới trong môi trường số, thói quen số và văn hóa số.

Xã hội thông tin là gì?

Xã hội thông tin là môi trường số mà chúng ta đang sinh sống. Đây là một hệ sinh thái sở hữu điều kiện đổi mới công nghệ, thông tin được phủ rộng và nhanh chóng. Xã hội thông tin đã trở thành một trụ cột cơ bản trong môi trường số. Các đổi mới này liên quan chủ yếu đến công nghệ thông tin, truyền thông.

Thực tế, xã hội thông tin vốn đã tồn tại từ rất lâu, từ khoảng thập niên 80 – thời kỳ công nghiệp phát triển dựa trên internet. Xã hội thông tin liên kết với sự chuyển đổi từ xã hội công nghệ sang xã hội hậu công nghiệp hoặc thông tin.

Thành phần của xã hội số

Công dân số

Công dân số là những người có khả năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông thông minh một cách hiệu quả và có trách nhiệm trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, từ cấp địa phương đến cấp quốc gia và toàn cầu.

Công dân số được cấu thành bởi:

  • Khả năng truy cập các nguồn thông tin số

  • Khả năng giao tiếp trong môi trường số

  • Kỹ năng giao dịch, mua bán hàng hóa, sản phẩm trên môi trường số

  • Chuẩn mực đạo đức trong môi trường số

  • Bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số

  • Quyền và trách nhiệm của công dân trong môi trường số

  • Định danh và xác thực, thông tin dữ liệu cá nhân và các quyền riêng tư trong môi trường số

Dự kiến đến năm 2025, nhân loại sẽ chứng kiến một sự bước ngoặt đáng kể. Trong khoảng thời gian ngắn, từ việc gần như không thể tiếp cận thông tin, đến việc có thể truy cập vào toàn bộ thông tin trên thế giới chỉ với một chiếc smartphone.

Văn hóa số

Văn hóa số là hệ thống các giá trị, chuẩn mực, niềm tin, hành vi, thái độ của con người trong quá trình sử dụng công nghệ số. Văn hóa số bao gồm cả văn hóa ứng xử, văn hóa sáng tạo, văn hóa kinh doanh, văn hóa quản lý,... trong môi trường số.

Văn hóa số có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển xã hội số. Nó góp phần định hướng, điều chỉnh hành vi của con người trong môi trường số, thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,...

Thành phần của xã hội số

Đặc điểm của xã hội số

  • Kết nối liên tục: Xã hội số là một xã hội kết nối liên tục, trong đó mọi người có thể kết nối với nhau bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Điều này được thực hiện nhờ sự phát triển của Internet và các thiết bị di động.

  • Tích hợp công nghệ số: Xã hội số là một xã hội trong đó công nghệ số được tích hợp vào mọi lĩnh vực của đời sống, từ giáo dục, y tế, kinh tế, đến chính trị, xã hội. Giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của con người.

  • Dữ liệu lớn và thông tin số: Xã hội số là một xã hội của dữ liệu lớn và thông tin số. Dữ liệu lớn được tạo ra từ mọi hoạt động của con người trong xã hội số, thông tin số được xử lý và phân tích để phục vụ cho các mục đích khác nhau.

  • Tương tác và giao tiếp trực tuyến: Xã hội số là một xã hội của tương tác và giao tiếp trực tuyến. Mọi người có thể tương tác và giao tiếp với nhau thông qua các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin, gọi điện,...

  • Mô hình hoạt động, kinh doanh trực tuyến: Xã hội số là một xã hội của mô hình hoạt động, kinh doanh trực tuyến.

  • Quyền riêng tư và an toàn thông tin: Xã hội số đặt ra những thách thức mới về quyền riêng tư và an toàn thông tin. Mọi người cần có ý thức bảo vệ quyền riêng tư của mình và cần sử dụng các biện pháp bảo mật để bảo vệ thông tin cá nhân của bản thân.

Xã hội số đang mang lại những thay đổi sâu sắc đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Nó tạo ra những cơ hội mới, nhưng cũng đặt ra những thách thức mới. Để phát triển thành công trong xã hội số, mỗi cá nhân và tổ chức cần có sự thích ứng và thay đổi.

Đặc điểm của xã hội số

Vai trò của xã hội số trong chuyển đổi số quốc gia

  1. Là cơ hội phát triển kinh tế
  2. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
  3. Cải thiện chất lượng dịch vụ công
  4. Thúc đẩy học tập – giáo dục
  5. Quản lý hiệu quả tài nguyên
  6. Tạo cơ hội thay đổi văn hoá và bảo vệ giá trị

Là cơ hội phát triển kinh tế

Chuyển đổi số giúp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội thông qua việc nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Xã hội số là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các ngành kinh tế mới như thương mại điện tử, dịch vụ số,...

Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, các tiện ích xã hội số,... Xã hội số giúp người dân tiếp cận thông tin, dịch vụ một cách thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cải thiện chất lượng dịch vụ công

Công nghệ số giúp các cơ quan nhà nước dễ dàng hơn trong việc công bố thông tin về thủ tục hành chính, quy trình giải quyết hồ sơ,... Từ đó giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin, nắm bắt được quyền lợi của mình và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Công nghệ cũng giúp tự động hóa các quy trình nghiệp vụ, giảm thiểu thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ,... Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động cung cấp dịch vụ công.

Thúc đẩy học tập – giáo dục

Xã hội số cung cấp khả năng truy cập dễ dàng và rộng rãi đến thông tin và kiến thức từ mọi nguồn trên Internet. Học sinh và giáo viên có thể tìm kiếm, tiếp cận và chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Mở ra cơ hội học tập không giới hạn và giúp cải thiện chất lượng giáo dục.

Xã hội số cũng góp phần xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu giáo dục, tự động hóa trong việc đánh giá kết quả học tập, cấp bằng cấp, chứng chỉ cho học viên thông qua việc áp dụng các giải pháp công nghệ số.

Quản lý hiệu quả tài nguyên

Xã hội số sử dụng các công nghệ hiện đại như Internet of Things (IoT), Big Data, trí tuệ nhân tạo (AI),... để thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác. Giúp các nhà quản lý tài nguyên có thể nắm bắt được thông tin về tiềm năng, trữ lượng, hiện trạng, xu hướng sử dụng,... của các nguồn tài nguyên một cách đầy đủ và kịp thời.

Xã hội số cũng tạo ra môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo trong quản lý tài nguyên. Các công nghệ mới như năng lượng tái tạo, vật liệu mới, công nghệ xử lý chất thải,... có thể giúp khai thác, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tạo cơ hội thay đổi văn hoá và bảo vệ giá trị

Xã hội số giúp kết nối con người từ khắp nơi trên thế giới, tạo điều kiện cho giao lưu, học hỏi, trao đổi văn hóa. Giúp mở rộng tầm nhìn, hiểu biết của con người về các nền văn hóa khác nhau, từ đó có thể tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các nền văn hóa đó, đồng thời phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Các nền tảng xã hội số như mạng xã hội, diễn đàn, blog,... cho phép mọi người dễ dàng chia sẻ những giá trị văn hóa mà họ yêu thích, từ đó giúp lan tỏa những giá trị đó đến với nhiều người hơn. Xã hội số tạo ra một môi trường mới, với nhiều công cụ, kỹ thuật mới, giúp con người có thể sáng tạo, thể hiện bản thân một cách tự do, phóng khoáng hơn. Góp phần tạo nên những giá trị văn hóa mới, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Vai trò của xã hội số trong chuyển đổi số quốc gia

Thách thức trong việc triển khai xã hội số

  1. Thiếu nhận thức về xã hội số
  2. Thể chế, pháp lý còn hạn chế
  3. Hạ tầng thô sơ, chưa đồng đều
  4. An ninh mạng
  5. Phụ thuộc vào không gian số
  6. Thông tin sai lệch

Thiếu nhận thức về xã hội số

Nhiều người dân và doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và lợi ích của xã hội số. Hoặc có sự không đồng đều giữa các khu vực, tầng lớp khác nhau, điều này dẫn đến việc phân hóa xã hội, khiến một bộ phận người dân mất đi cơ hội tiếp cận thông tin, dịch vụ trực tuyến.

Thể chế, pháp lý còn hạn chế

Để triển khai thành công xã hội số, cần có một hệ thống thể chế, pháp lý đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và định hướng phát triển của xã hội. Điều này có thể là một thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý nhà nước.

Hạ tầng thô sơ, chưa đồng đều

Mặc dù tốc độ Internet tại Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể, nhưng ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, với hạ tầng viễn thông còn thô sơ, khiến người dân khó tiếp cận Internet và các dịch vụ số. Điều này dẫn đến tình trạng phân hóa xã hội, khiến một bộ phận người dân bị tụt hậu so với xã hội.

An ninh mạng

Xã hội số đề cập đến việc sử dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả và tiện ích của các hoạt động xã hội, kinh doanh. Tuy nhiên, việc phát triển các hệ thống và ứng dụng số cũng đồng nghĩa với việc tăng cường sự phụ thuộc vào mạng internet và các hệ thống kỹ thuật số. Điều này lại tạo ra những rủi ro liên quan đến an ninh mạng.

Các mối đe dọa an ninh mạng có thể bao gồm tấn công mạng, vi rút máy tính, lừa đảo trực tuyến, xâm nhập hệ thống và việc lộ thông tin cá nhân. Những vấn đề này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho việc triển khai xã hội số.

Việc bảo vệ an ninh mạng đòi hỏi sự chú ý đặc biệt và các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, phát hiện và đối phó với các mối đe dọa này. Chẳng hạn như việc triển khai các biện pháp bảo mật mạng, mật khẩu mạnh, mã hóa dữ liệu, cập nhật hệ điều hành và phần mềm, đào tạo người dùng về an ninh mạng.

Phụ thuộc vào không gian số

Việc dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội, chơi game điện tử hoặc tiêu xài quá nhiều thời gian trên các thiết bị di động có thể làm giảm hiệu suất học tập, công việc và các hoạt động xã hội của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Thông tin sai lệch

Trong việc triển khai xã hội số, thông tin sai lệch có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng. Nó có thể gây hiểu lầm, chia rẽ cộng đồng, tạo ra sự không tin tưởng vào thông tin trên nền tảng số và ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định. Đặc biệt, trong lĩnh vực như chính trị, y tế, môi trường và an ninh, thông tin sai lệch có thể có hậu quả nguy hiểm đến sự phát triển của xã hội.

Thách thức trong việc triển khai xã hội số

Thực trạng trong việc phát triển xã hội số tại Việt Nam hiện nay

Theo Tạp chí quản lý nhà nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách trong việc thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Trong đó phải kể đến một số chủ trương như:

  • Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin,đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

  • Nghị quyết số 41/NQ-CP về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam

  • Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

  • Nghị quyết số 52/NQ-TW của Bộ Chính trị về các chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

  • Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

  • Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Ngày 03/6/2020, Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đặt ra yêu cầu tạo điều kiện nhằm giúp người dân phát triển năng lực thích ứng với xã hội số. Ngày 30/7/2021, Quyết định số 1373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”, trong đó có Chương trình “Xây dựng mô hình công dân học tập” trong điều kiện xã hội số.

Công dân học tập trong môi trường xã hội số cần được trang bị các kỹ năng số, có khả năng sử dụng, điều khiển các thiết bị hiện đại như smartphone, máy tính bảng, laptop,... để có thể tham gia học tập bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu trên môi trường số.

Việt Nam với gần 100 triệu dân đang trong giai đoạn dân số vàng, 69% dân số ở độ tuổi lao động, được xem là cơ hội thuận lợi để phát triển, nâng cao hiệu quả lao động, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Song song đó, số người dùng internet và điện thoại thông minh có xu hướng tăng nhanh, người dân thích ứng nhanh với những thay đổi biến động. Là điều kiện thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy và phát triển xã hội số thành công.

Giải pháp phát triển xã hội số Việt Nam

  1. Hoàn thiện thể chế, chính sách và môi trường pháp lý
  2. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ
  3. Phát triển nền tảng số
  4. Phát triển năng lực quản lý các nền tảng số
  5. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
  6. Bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh mạng

Hoàn thiện thể chế, chính sách và môi trường pháp lý

Đây là một nhiệm vụ cần được ưu tiên nhất, được lòng ghép vào các giải pháp, nhiệm vụ để phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Cần nghiên cứu để ban hành các chính sách, quy định thúc đẩy các hoạt động diễn ra trên không gian số nhiều hơn, nhanh hơn, rẻ hơn, dễ hơn và an toàn hơn.

Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ

Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ bao gồm hạ tầng số và hạ tầng thiết yếu, phục vụ cho chuyển đổi số quốc gia hướng đến xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Theo đó, cần phát triển mạng lưới viễn thông băng rộng cố định và di động, đảm bảo phủ sóng toàn quốc. Phát triển hạ tầng điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng. Thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội.

Phát triển nền tảng số

Nền tảng số là một hệ thống thông tin phục vụ cho các giao dịch điện tử trực tuyến, hoạt động dựa trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng dịch vụ, giảm chi phí và tăng năng suất lao động một cách linh hoạt và phản ứng nhanh để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nó là "hạ tầng mềm" của không gian số, giúp giải quyết các vấn đề cụ thể trong quá trình chuyển đổi số. Nền tảng này cung cấp khả năng tạo, lưu trữ và truy xuất dữ liệu người dùng trong suốt quá trình cuộc sống, một cách thuận tiện, trực tuyến hoặc trực tiếp, đơn giản, nhanh chóng, không cần giấy tờ và không yêu cầu sự hiện diện nếu không có yêu cầu từ pháp luật.

Phát triển năng lực quản lý các nền tảng số

Xây dựng một môi trường số an toàn, lành mạnh, tạo niềm tin nhằm chuyển đổi số từ môi trường thực tế lên môi trường số. Theo đó, cần phổ cập các dịch vụ an toàn thông tin mạng đến người dân và doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

Đầu tư vào giáo dục và đào tạo công nghệ thông tin là cách hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng. Các chương trình giáo dục phải cung cấp kiến thức cơ bản về CNTT, lập trình, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và các kỹ năng số hóa cơ bản. Để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng trong xã hội số, cần khuyến khích sự sáng tạo và khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT. Chính phủ có thể cung cấp hỗ trợ tài chính và cơ sở hạ tầng để khuyến khích sự phát triển các công ty khởi nghiệp CNTT, tạo ra cơ hội việc làm mới.

Bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh mạng

Để bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh mạng, cần có sự chung tay của cả cộng đồng, từ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Các cơ quan nhà nước cần có các quy định, chính sách, biện pháp phù hợp để bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh mạng. Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thông qua việc sử dụng các thiết bị, dịch vụ công nghệ số an toàn, hợp pháp.

Giải pháp phát triển xã hội số Việt Nam

Một số câu hỏi thường gặp về xã hội số

Trụ cột quốc gia số bao gồm các yếu tố nào?

Trụ cột quốc gia số bao gồm 3 yếu tố: Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số.

Chính quyền xã số có mục tiêu gì?

Chính quyền xã số hướng đến mục tiêu là xử lý các thủ tục hành chính bằng phương thức trực tuyến.

Phương tiện tiếp nhận thông tin chính trong xã hội số là gì?

Phương tiện tiếp nhận thông tin chính trong xã hội số là Smartphone (điện thoại thông minh).

Hạ tầng số là gì?

Hạ tầng số hiện nay bao gồm các thành phần quan trọng như hạ tầng viễn thông băng rộng và phủ sóng 5G. Trong đó, mỗi cá nhân đều sở hữu một chiếc smartphone, trong khi mỗi hộ gia đình được trang bị đường truyền Internet cáp quang. Ngoài ra, hạ tầng số còn bao gồm các nền tảng quan trọng như Cloud Computing, nền tảng danh tính số và nhiều nền tảng công nghệ hiện đại khác.

Cách chúng ta giao tiếp, tương tác và giải quyết các vấn đề hàng ngày đang dần thay đổi do sự tác động mạnh mẽ của xã hội số. Xã hội số mang lại nhiều cơ hội và phương pháp mới nhưng cũng có không ít thách thức cần sự đồng lòng của cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp, xã hội để vượt qua.Theo đó, mỗi người cần thay đổi cả về tư duy, tiếp cận vấn đề và quản lý dữ liệu. Điều này giúp xây dựng các khung pháp lý và tạo điều kiện, nguồn lực để thích ứng và tối đa hóa các hoạt động tích cực trong quá trình chuyển đổi xã hội số, nhằm phát triển một xã hội Việt Nam bền vững trong cả hiện tại và tương lai.

Chương trình đào tạo

CHUYỂN ĐỔI SỐ DÀNH CHO LÃNH ĐẠO
Digital Transformation Program

Khóa học chuyển đổi số dành cho lãnh đạo được PACE tổ chức đào tạo,
nhằm trang bị tư duy/nhận thức & phương pháp/kỹ năng thiết yếu về chuyển đổi số
cho Ban Lãnh Đạo và các cấp quản lý.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 382