CPO là gì? Vai trò của CPO trong doanh nghiệp

Sự tăng tốc của kỹ thuật số và bị thúc đẩy bởi đại dịch đã chứng kiến vai trò của CPO ngày càng trở nên quan trọng. Theo khảo sát, hiện có 15 - 30% trong số 1000 công ty niêm yết có một CPO và nó dự kiến đạt 70% vào năm 2027 hoặc sớm hơn. Con số này thậm chí còn cao hơn so với các công ty nhỏ hoặc đang trong quá trình mở rộng quy mô. 

CPO là gì?

CPO là viết tắt của Chief Product Officer nghĩa là Giám đốc Sản xuất, một chức vụ điều hành cấp C, chịu trách nhiệm về chiến lược và đảm bảo sự hiệu quả của các hoạt động khác nhau liên quan đến sản xuất trong một tổ chức.  

Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường và yêu cầu cao về chất lượng, các doanh nghiệp cần một người có khả năng quản lý toàn diện quy trình sản xuất. Theo đó, CPO không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động này, mà còn đảm bảo rằng sản phẩm luôn đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng và thị trường.

cpo là gì
CPO là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cho các hoạt động sản xuất

Vai trò của CPO

CPO là một trong những vị trí quan trọng trong cơ cấu quản lý của các tổ chức, đặc biệt là trong các công ty công nghệ và sản xuất. Vai trò chính của CPO gồm:

Giám sát tiến độ và chất lượng

CPO có trách nhiệm giám sát tất cả vòng đời phát triển sản phẩm từ ý tưởng ban đầu cho đến khi ra mắt trên thị trường. Bằng cách theo dõi sát sao, CPO có thể nhanh chóng phát hiện và khắc phục các vấn đề, đảm bảo rằng quy trình sản xuất luôn diễn ra một cách hiệu quả và nhất quán. 

Để đánh giá hiệu quả công việc và đưa ra các quyết định cải tiến, các chỉ số KPI được xem là công cụ hiệu quả dành cho các CPO. Qua đó, giúp CPO xác định được điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các biện pháp cải tiến phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng. 

Phát triển tầm nhìn và chiến lược sản xuất

Đây là một trong những vai trò cốt lõi của CPO. Theo đó, họ cần tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược, đưa ra các đề xuất như đầu tư công nghệ mới, tìm kiếm nguồn cung, mở rộng danh mục sản phẩm,... Để đảm bảo cho quá trình này được diễn ra hiệu quả và đúng mục tiêu của doanh nghiệp, CPO cần kết hợp với các bên liên quan như CMO (Giám đốc Marketing), CCO (Giám đốc Kinh doanh), CFO (Giám đốc Tài chính), CEO (Giám đốc điều hành), CTO (Giám đốc công nghệ),...

Giám sát việc thực hiện nội quy và quy định

Một trong những vai trò chủ chốt của CPO là đảm bảo rằng tất cả các hoạt động liên quan đến sản phẩm đều tuân thủ các nội quy và quy định của doanh nghiệp cũng như các yêu cầu pháp lý bên ngoài. Vì vậy, CPO cần xây dựng các quy trình làm việc rõ ràng, minh bạch, nhằm tạo ra môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp và hiệu quả. Đồng thời thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các quy định này, nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời những sai sót.

Quản lý đội ngũ và thúc đẩy tinh thần làm việc

Với tư cách là người lãnh đạo của bộ phận sản xuất, CPO có trách nhiệm xây dựng các nhóm có hiệu suất cao và thúc đẩy văn hóa đổi mới, hợp tác. Việc xây dựng các hoạt động nhằm thúc đẩy sự gắn kết giữa nhân viên và tổ chức, chẳng hạn như các chương trình đào tạo, hội thảo và sự kiện nội bộ,... sẽ giúp tăng cường lòng trung thành, sự cống hiến và năng suất làm việc. 

Duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng

CPO cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng thông qua khảo sát, nhóm tập trung và thử nghiệm sản phẩm để thu thập thông tin chi tiết và xác thực các giả thuyết về sản phẩm. Qua đó, CPO có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ, đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp, xây dựng mối quan hệ, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

vai trò của CPO
Vai trò của CPO là lên chiến lược và đảm bảo cho các hoạt động sản xuất

Mô tả công việc của CPO

CPO chịu trách nhiệm cho rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, dưới đây là một số công việc trọng yếu của người làm CPO:

  • Đảm bảo quy trình sản xuất được diễn ra hiệu quả, đúng tiến độ và đạt chuẩn chất lượng.

  • Thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm.

  • Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, đảm bảo nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch và quản lý ngân sách sản xuất, đảm bảo hiệu quả chi phí.

  • Tuyển dụng, đào tạo và lên kế hoạch phát triển dài hạn cho bộ phận sản xuất.

  • Nghiên cứu và triển khai các công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất.

  • Tạo dựng môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy tinh thần và sự tận tâm của nhân viên.

  • Đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng, duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác.

  • Thu thập và phân tích dữ liệu sản xuất, lập báo cáo định kỳ cho Ban Giám đốc.

  • Đảm bảo mọi hoạt động sản xuất tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn công nghiệp hiện hành.

  • Theo dõi và phân tích thị trường, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng để xác định cơ hội tăng trưởng và cải thiện sản phẩm hiện có.

  • Xác định và theo dõi các chỉ số hiệu suất để đo lường sự thành công và tác động của sản phẩm.

công việc của CPO
CPO có nhiệm vụ giám sát và đánh giá hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp

Các yếu tố cần có ở vị trí CPO

Có rất nhiều cách để trở thành CPO tài giỏi trong tương lai. Theo đó, những ai đang theo đuổi vị trí này thì cần trau dồi các kỹ năng sau:

  1. Kỹ năng chuyên môn
  2. Kỹ năng lãnh đạo
  3. Khả năng lập kế hoạch sản xuất
  4. Khả năng giao tiếp
  5. Kỹ năng giám sát
  6. Kỹ năng giải quyết vấn đề
  7. Kỹ năng tư duy phản biện

Kỹ năng chuyên môn

CPO cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực sản phẩm đang quản lý, bao gồm cả công nghệ, thị trường và khách hàng. Kỹ năng chuyên môn giúp CPO dễ dàng hiểu và ứng dụng các xu hướng mới, tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của thị trường một cách tốt nhất.

Để đáp ứng được tính chất công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ, CPO có thể trang bị cho mình một nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc như học lên Thạc Sĩ hay Tiến Sĩ trong các lĩnh vực liên quan như Sản xuất, Quản trị Kinh doanh, Công nghệ,... hoặc tham gia khóa học CPO từ các tổ chức uy tín.

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là là tố chất quan trọng giúp các CPO có thể hoạch định chiến lược, thiết lập các mục tiêu và lên kế hoạch thực thi. Đồng thời, các sáng kiến luôn được đảm bảo sự đồng nhất và diễn ra suôn sẻ giữa các nhóm nội bộ, khách hàng và các bên liên quan. 

Bên cạnh đó, với các CPO có năng lực giỏi sẽ biết cách khích lệ, động viên và định hình mục tiêu cho nhóm làm việc của mình. Từ đó tạo ra môi trường làm việc tích cực và có động lực. Khi môi trường làm việc tốt, nó sẽ giúp kích thích sự sáng tạo, làm việc hăng hái, mong muốn đóng góp hết mình và gắn bó lâu dài. 

Khả năng lập kế hoạch sản xuất

Một kế hoạch sản xuất chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp xác định rõ các nhu cầu về nguyên vật liệu, máy móc, nhân lực và các nguồn lực khác cho quá trình sản xuất. Để qua đó, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Vì vậy, khả năng lập kế hoạch sản xuất là yêu cầu tất yếu của mọi CPO. Bên cạnh đó, khi phân tích nhu cầu và tình hình cung ứng, các CPO có thể điều chỉnh kế hoạch và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.

Khả năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả là cần thiết cho CPO trong việc truyền tải thông điệp rõ ràng và thuyết phục đến cả đội ngũ nội bộ và khách hàng. Không dừng lại ở đó, các CPO còn cần có khả năng cần lắng nghe phản hồi, thảo luận và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển sản phẩm. Đồng thời xây dựng một môi trường giao tiếp mở, nơi mọi người có thể thoải mái chia sẻ ý kiến và đề xuất. 

Điều này không chỉ giúp cải thiện quy trình sản xuất mà còn tạo ra một văn hóa làm việc tích cực, năng động và có hiệu suất cao.

Kỹ năng giám sát

Kỹ năng giám sát giúp các CPO có thể giám sát toàn bộ quy trình, đảm bảo mọi giai đoạn đều được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn và tiến độ. Đồng thời, dễ dàng trong việc xác định sớm các vấn đề xảy ra và tìm giải pháp kịp thời.

Kết hợp với các quy trình kiểm soát chất lượng, cả CPO lẫn nhân viên có thể tham khảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng đáp ứng các tiêu chí chất lượng đã đề ra. Từ đó tạo nên sự tin tưởng từ phía khách hàng và đảm bảo sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong vai trò CPO, việc đối mặt với những vấn đề phức tạp và bất ngờ là điều không thể tránh khỏi. Kỹ năng giải quyết vấn đề chính là công cụ đắc lực giúp CPO đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả. Một CPO giỏi sẽ có khả năng nhanh chóng xác định vấn đề, phân tích nguyên nhân và đưa ra nhiều giải pháp khả thi. 

Hơn nữa, khi thị trường biến động, CPO có thể linh hoạt điều chỉnh các giải pháp và đảm bảo rằng sản phẩm luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thị trường và mục tiêu của doanh nghiệp.

Kỹ năng tư duy phản biện

92% nhà lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng, tư duy phản biệnkỹ năng mềm quan trọng nhất mà bất kỳ một người nào cũng cần có để thành công trong công việc lẫn học tập. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các cá nhân đưa ra những lập luận tốt hơn, xác định được nhiều mối quan hệ nhân quả, đưa ra quyết định chính xác và có thể bao quát nhiều khía cạnh hơn (Cohen và cộng sự, 1998). 

Thông qua kỹ năng này, các CPO có thể đặt ra các câu hỏi sâu sắc, thách thức các giả định và tìm kiếm những góc nhìn mới. Để qua đó, đưa ra những quyết định sáng tạo và đột phá, giúp sản phẩm của doanh nghiệp luôn dẫn đầu thị trường. 

cách trở thành cpo giỏi
Kỹ năng lãnh đạo, tư duy phản biện là cần thiết với mọi CPO

Những thắc mắc liên quan CPO

  1. Doanh nghiệp nào nên có CPO?
  2. Những chỉ số hiệu quả chính (KPIs) nào CPO nên theo dõi?
  3. Học gì để làm CPO?

Doanh nghiệp nào nên có CPO?

Việc một doanh nghiệp có nên bổ nhiệm một CPO hay không phụ thuộc rất nhiều vào quy mô, ngành nghề, mô hình và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đó. 

Dưới đây là một số trường hợp mà doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc có một CPO:

  • Doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, đa dạng sản phẩm, chuỗi cung ứng phức tạp, nhu cầu về chất lượng cao,...

  • Doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, muốn mở rộng sản xuất hoặc cải tiến quy trình.

  • Doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sản xuất như giảm chi phí sản xuất, đầu tư công nghệ,...

  • Doanh nghiệp sau khi sáp nhập, mua lại hoặc đang cố gắng tích hợp danh mục, chiến lược hoặc mô hình vận hành sản phẩm.

Những chỉ số hiệu quả chính (KPIs) nào CPO nên theo dõi?

Để đảm bảo sản phẩm đạt được hiệu quả cao và đáp ứng các mục tiêu kinh doanh, CPO nên theo dõi một loạt các chỉ số hiệu quả chính (KPIs). Dưới đây là một số KPIs quan trọng mà CPO nên quan tâm:

  • Tỷ lệ duy trì khách hàng (Customer Retention Rate - CRR): Đo lường khả năng giữ chân khách hàng qua thời gian.

  • Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value - CLV): Đo lường tổng giá trị mà một khách hàng mang lại cho công ty trong suốt thời gian họ sử dụng sản phẩm.

  • Chi phí thu hút khách hàng (Customer Acquisition Cost - CAC): Đo lường chi phí để thu hút một khách hàng mới.

  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate - CR): Đo lường tỷ lệ khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng thực sự.

  • Độ hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction Score - CSAT): Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Chỉ số NPS (Net Promoter Score): Đo lường khả năng khách hàng giới thiệu sản phẩm cho người khác.

  • Doanh thu hàng tháng định kỳ (Monthly Recurring Revenue - MRR): Đo lường doanh thu định kỳ mà sản phẩm tạo ra hàng tháng.

  • Doanh thu hàng năm định kỳ (Annual Recurring Revenue - ARR): Đo lường doanh thu định kỳ hàng năm.

  • Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Revenue Growth Rate): Đo lường tốc độ tăng trưởng doanh thu của sản phẩm qua thời gian.

  • Tỷ lệ sử dụng sản phẩm (Product Usage Rate): Đo lường tần suất mà khách hàng sử dụng sản phẩm.

Học gì để làm CPO?

CPO là vị trí đòi hỏi cao về trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm thực chiến. Hầu hết tại các doanh nghiệp lớn hiện nay, CPO chủ yếu là người có học vấn và bằng cấp cao. 

Theo đó, vị trí CPO bắt đầu từ bằng cử nhân tại các lĩnh vực liên quan như Quản trị Kinh doanh, Kinh tế, Marketing, Công nghệ thông tin,... Ngoài ra, việc tham gia các khóa đào tạo thực hành từ những chuyên gia trong ngành cũng là một cách hiệu quả để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Các hội thảo, hội nghị và sự kiện mạng lưới cũng là những cơ hội tốt để học hỏi và kết nối với các chuyên gia khác trong lĩnh vực.

Học CPO ở đâu tốt nhất?

Với sự thấu hiểu sâu sắc về những thách thức và chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như nhu cầu tối ưu hóa giá thành sản phẩm, chương trình đào tạo CPO - Giám đốc Sản Xuất tại Học viện Quản lý PACE được thiết kế nhằm giúp học viên áp dụng các công nghệ quản lý sản xuất tiên tiến nhất từ các tập đoàn hàng đầu thế giới vào doanh nghiệp của mình. Dù là doanh nghiệp lớn hay vừa và nhỏ, chương trình này sẽ góp phần xây dựng một đội ngũ quản trị sản xuất và quản trị nhà máy chuyên nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.

Chương trình đặc biệt phù hợp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, giám đốc sản xuất, giám đốc chất lượng và những cá nhân muốn tiến xa hơn trong lĩnh vực quản trị sản xuất. Khi tham gia chương trình, học viên sẽ:

  • Biết được như thế nào là một CPO chuyên nghiệp.

  • Biết được những ai và đang làm thế nào để trở thành CPO tài ba.

  • Những tư duy và nhận thức cốt lõi tốt nhất.

  • Những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất mà bất kỳ CPO nào cũng cần phải trang bị.

Thời lượng của khóa học là 26 buổi (tương đương 78 giờ) với lựa chọn học vào buổi tối hoặc cuối tuần, giúp học viên linh hoạt sắp xếp thời gian học tập phù hợp với lịch trình cá nhân. Sau khi hoàn tất chương trình, học viên sẽ nhận được Chứng chỉ Tốt nghiệp Chương trình đào tạo “Giám đốc Sản xuất (CPO) của trường.

Với vai trò và trách nhiệm đa dạng, CPO không chỉ đảm bảo hoạt động sản xuất hiệu quả mà còn đóng góp vào sự phát triển và thành công lâu dài của doanh nghiệp. Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa quy trình sản xuất và tận dụng công nghệ mới là những yếu tố then chốt giúp CPO thực hiện nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc.

Chương trình đào tạo

CPO - GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
CPO - Chief Production Officer

Đưa những công nghệ quản lý sản xuất tiên tiến nhất và hiệu quả nhất của các tập đoàn hàng đầu thế giới
vào doanh nghiệp của mình (bất kể là doanh nghiệp lớn, hay vẫn còn ở quy mô vừa và nhỏ).

Hiểu biết sâu rộng về TQM; R&D; SCM; HSSE và mọi khía cạnh Quản trị Sản xuất của CPO toàn diện.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 359