CSR là gì? Vai trò CSR & trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của các công ty. Bằng việc thực hiện các cam kết về CSR, doanh nghiệp có thể xây dựng được uy tín, tạo dựng lòng tin với khách hàng, đối tác và cộng đồng, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững toàn diện.

CSR là gì?

CSR (Corporate Social Responsibility) hay Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, là các cam kết và hành động mà doanh nghiệp thực hiện nhằm đóng góp tích cực cho xã hội, cộng đồng và môi trường bên cạnh việc tối ưu hóa lợi nhuận. CSR không chỉ gói gọn trong việc tuân thủ các quy định pháp luật, mà còn bao gồm các nỗ lực tự nguyện của doanh nghiệp trong việc cải thiện phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững

Những cam kết này có thể thể hiện qua nhiều hình thức như bảo vệ quyền lợi người lao động, thúc đẩy công bằng xã hội, hay hỗ trợ các hoạt động từ thiện và phát triển cộng đồng. Từ đó, CSR không chỉ mang lại giá trị tích cực cho xã hội và môi trường, mà còn giúp doanh nghiệp cải thiện hình ảnh thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng hiệu quả kinh doanh.

csr là gì
CSR là viết tắt của Corporate Social Responsibility, nghĩa là Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR xuất hiện khi nào?

Mặc dù những hành động mang tính trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng khái niệm "Corporate Social Responsibility" mới được định hình rõ ràng vào thập niên 1930. Howard R. Bowen được xem là người đầu tiên đưa ra định nghĩa chính thức về CSR trong cuốn sách "Social Responsibilities of the Businessman". Sự phát triển của CSR càng trở nên mạnh mẽ hơn sau các cuộc khủng hoảng kinh tế và các vụ bê bối doanh nghiệp, khi niềm tin của công chúng đối với các công ty giảm sút và yêu cầu về trách nhiệm xã hội trở nên cấp bách hơn.

Để đảm bảo tính xác thực của CSR, các công ty nên xem xét các giá trị cốt lõi, tầm nhìn sứ mệnh và các sáng kiến nào phù hợp nhất với mục tiêuvăn hóa của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể thực hiện cải tiến hoặc thuê bên thứ ba để tiến hành đánh giá.

nguồn gốc của csr
Khái niệm CSR đã xuất hiện từ lâu và được định nghĩa rõ nhất là từ năm 1930

Mô hình CSR tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, CSR đã có những bước tiến và hòa nhập sâu hơn vào văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam với những chiến dịch hấp dẫn và ý nghĩa. Các công ty lớn và các doanh nghiệp xuất khẩu, đã bắt đầu xây dựng và thực hiện các mô hình CSR với mục tiêu góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường. 

Theo đó, CSR tại Việt Nam được thực hiện dưới những hình thức:

  • Trách nhiệm với người tiêu dùng và thị trường hàng hóa.
  • Trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường chung.
  • Trách nhiệm với người lao động của doanh nghiệp.
  • Trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội.

Dù có những ví dụ điển hình về việc thực hiện CSR, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội và chưa áp dụng CSR một cách hiệu quả. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn tuy đã nhận thức được vai trò quan trọng của CSR, nhưng vẫn đối mặt với thách thức trong việc triển khai và quản lý các hoạt động này một cách toàn diện và bền vững.

Vì sao doanh nghiệp nên thực hiện CSR?

Tăng giá trị thương hiệu và lợi thế cạnh tranh

Theo khảo sát của Cone Communication, có tới 87% người tiêu dùng sẽ lựa chọn mua sản phẩm vì công ty đó ủng hộ một vấn đề mà họ quan tâm, trong khi 76% người sẽ từ chối mua sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp đó ủng hộ một vấn đề trái ngược với niềm tin của họ. 

Do đó, khi doanh nghiệp thực hiện CSR, họ không chỉ tạo ra giá trị cho xã hội mà còn nâng cao giá trị thương hiệu của chính mình, tăng cường lòng tin của khách hàng, tạo ra sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh, đặc biệt là khi các doanh nghiệp đều hướng tới chiến lược xây dựng hình ảnh thân thiện với môi trường và xã hội.

Theo Zipdo, 76% doanh nghiệp cho rằng, ứng dụng CSR là cách tốt để giảm thiểu rủi ro và nguy cơ ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu. Những công ty như Unilever hay Starbucks là những ví dụ tiêu biểu về việc tận dụng CSR để tạo lợi thế cạnh tranh, khi họ cam kết giảm thiểu tác động đến môi trường và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động toàn cầu.

Tăng nguồn vốn đầu tư

Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG), khiến những doanh nghiệp thực hiện CSR trở thành lựa chọn hấp dẫn. Những nội dung báo cáo về CSR rất quan trọng với khoảng 78% nhà đầu tư khi họ đánh giá một doanh nghiệp trước khi đầu tư. Bởi việc thiếu mỗi liên hệ rõ ràng giữa CSR và chiến lược có thể khiến các nhà đầu tư khó hiểu được nỗ lực của công ty ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và quan trọng hơn là giá trị nội tại như thế nào. 

Thu hút nhân tài, giữ chân nhân viên

Ngoài việc tạo ảnh hưởng tới khách hàng, các doanh nghiệp tuân thủ tiêu chuẩn CSR cũng trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều người lao động. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân các tài năng hàng đầu. Theo khảo sát, hơn 55% nhân viên cho biết họ có thể chấp nhận mức lương thấp hơn để làm việc cho một công ty có trách nhiệm xã hội. 

Hơn nữa, các nghiên cứu cũng cho thấy cho thấy, nhân viên có xu hướng hợp tác và hỗ trợ đồng nghiệp nhiều hơn khi làm việc tại các tổ chức tích cực tham gia vào các hoạt động CSR. Đồng thời, mối quan hệ giữa các nhân viên cũng được gắn kết bền chặt hơn. (Chieh-Peng Lin và cộng sự, 2010)

Đáp ứng yêu cầu pháp lý và chuẩn mực quốc tế

CSR ngày càng trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với nhiều doanh nghiệp, không chỉ trong nước mà còn ở tầm quốc tế. Các quy định như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, các tiêu chuẩn ISO 26000 về trách nhiệm xã hội và các quy định về lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường và lao động. Doanh nghiệp áp dụng CSR sẽ đáp ứng được các yêu cầu pháp lý và chuẩn mực quốc tế, tránh được những rủi ro pháp lý và các án phạt từ các cơ quan quản lý. 

lợi ích của csr
Doanh nghiệp hoạt động và cam kết về CSR có thể gia tăng giá trị thương hiệu và lợi nhuận bền vững

Các trách nhiệm chính trong CSR

Trách nhiệm môi trường

Trách nhiệm môi trường là một trong những yếu tố cốt lõi của CSR, nhấn mạnh việc doanh nghiệp cần giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường. Doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm này thông qua các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. Nhận thấy tầm quan trọng này, hơn 93% trong số 250 công ty lớn hàng đầu tham gia và công bố báo cáo hàng năm.

Trách nhiệm đạo đức/nhân quyền

Trách nhiệm về đạo đức và nhân quyền yêu cầu doanh nghiệp phải hành động công bằng và tôn trọng quyền con người, bao gồm quyền của người lao động, khách hàng và các bên liên quan khác. Điều này được thể hiện qua việc tuân thủ quy định pháp luật về lao động, bảo vệ quyền lợi cho người lao động và người tiêu dùng, cùng với việc đảm bảo môi trường làm việc công bằng và an toàn.

Doanh nghiệp cần duy trì các thực hành kinh doanh có đạo đức, khuyến khích sự đa dạng và hòa nhập, đồng thời đảm bảo bảo vệ quyền con người, quyền lao động và phúc lợi cho nhân viên trong suốt quá trình hoạt động của mình.

Với sự hiểu biết ngày càng cao của khách hàng về sản phẩm, các mặt hàng kém chất lượng hay không rõ nguồn gốc sẽ sớm bị loại bỏ. Vì thế, chỉ khi doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các cam kết về CSR mới có thể đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng thời mang lại niềm tin vững chắc cho người tiêu dùng.

Trách nhiệm từ thiện

Trách nhiệm từ thiện liên quan đến những đóng góp tích cực của doanh nghiệp vào sự tiến bộ của xã hội thông qua các hoạt động từ thiện và các sáng kiến phát triển cộng động. Đó có thể là các công việc như gây quỹ từ thiện, tài trợ các chương trình giáo dục, Y tế, hỗ trợ người nghèo thiên tai hoặc các vấn đề xã hội khác. Với những hoạt động này, doanh nghiệp không chỉ cải thiện hình ảnh mà còn góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. 

Trách nhiệm kinh tế

Trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là thể hiện cam kết đóng góp vào sự phát triển bền vững và thịnh vượng của kinh tế và xã hội. Doanh nghiệp cần hướng tới mục tiêu tăng trưởng lâu dài, tạo cơ hội việc làm và đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng nơi mình hoạt động.

Trách nhiệm này bao gồm việc đảm bảo mức lương công bằng, cung cấp cơ hội việc làm bình đẳng, hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà cung cấp địa phương và thực hiện các hoạt động tài chính có trách nhiệm. Hoặc tổ chức giao lưu học hỏi phát triển về công nghệ, kỹ năng hoặc đơn giản là các kiến thức về Affiliate, Digital Marketing, SEO,... giữa các doanh nghiệp với nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và tuân thủ các tiêu chuẩn minh bạch trong báo cáo tài chínhkế toán.

các trách nhiệm chính của CSR
Môi trường, đạo đức, từ thiện và kinh tế là những trách nhiệm chính mà doanh nghiệp cần cam kết khi triển khai CSR

Cách áp dụng CSR hiệu quả trong kinh doanh

Để áp dụng CSR hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện một chiến lược tổng thể, kết hợp giữa các hoạt động kinh doanh cốt lõi và trách nhiệm xã hội. Các bước cơ bản để áp dụng CSR bao gồm:

  • Tích hợp vào văn hóa doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần lồng ghép các nguyên tắc CSR vào sứ mệnh, giá trị cốt lõi và các hoạt động hàng ngày, đảm bảo rằng trách nhiệm xã hội trở thành yếu tố không thể thiếu trong văn hóa tổ chức. Điều này giúp xây dựng một môi trường làm việc với những giá trị bền vững và có trách nhiệm.

  • Tham gia của các bên liên quan: Tích cực tương tác với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương và tổ chức phi chính phủ để bắt kịp mối quan tâm và mong đợi của họ. Việc này giúp các doanh nghiệp thiết kế các sáng kiến CSR phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của các đối tượng liên quan.

  • Đặt mục tiêu và chỉ tiêu có thể đo lường: Doanh nghiệp cần thiết lập các mục tiêu CSR theo nguyên tắc SMART (Cụ thể, Đo lường được, Có thể đạt được, Liên quan và Có thời hạn). Điều này giúp theo dõi tiến độ, đánh giá tác động của các sáng kiến và điều chỉnh các cải tiến khi cần thiết.

  • Báo cáo minh bạch và trách nhiệm giải trình: Truyền đạt các hoạt động và kết quả CSR qua báo cáo phát triển bền vững một cách rõ ràng và toàn diện. Việc này không chỉ thúc đẩy tính minh bạch và xây dựng niềm tin, mà còn giúp doanh nghiệp chịu trách nhiệm đối với các cam kết của mình.

cách áp dụng csr
Doanh nghiệp nên tích hợp CSR vào văn hóa doanh nghiệp trước để tạo nên một môi trường văn hóa làm việc bền vững

Các bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội

Hiện nay có nhiều bộ tiêu chuẩn và khung pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện CSR, giúp đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong các hoạt động trách nhiệm xã hội. Một số bộ tiêu chuẩn quan trọng bao gồm:

  • ISO 26000: Đây là tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội, cung cấp các hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp về cách thực hiện CSR, bao gồm các vấn đề như đạo đức kinh doanh, quyền con người, môi trường và phát triển cộng đồng.

  • SA8000: Đây là tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội trong lao động, tập trung vào các quyền cơ bản của người lao động như điều kiện làm việc, lương và giờ làm việc.

  • GRI (Global Reporting Initiative): Là khung báo cáo quốc tế được sử dụng để giúp doanh nghiệp minh bạch trong việc công bố các hoạt động CSR, bao gồm các khía cạnh về kinh tế, môi trường và xã hội.

  • SASB (Sustainability Accounting Standards Board): Tiêu chuẩn này tập trung vào việc đo lường và báo cáo các yếu tố bền vững có ảnh hưởng tài chính, giúp doanh nghiệp đảm bảo sự tuân thủ và tích hợp trách nhiệm xã hội trong kinh doanh.

tiêu chuẩn của csr
ISO 2600 là một trong những tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hàng đầu hiện nay

Các ví dụ về CSR trong kinh doanh

Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã thành công trong việc tích hợp CSR vào chiến lược kinh doanh của mình, đem lại lợi ích lớn cả về kinh tế và xã hội. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:

  • Unilever: Tập đoàn này đã triển khai nhiều chiến lược CSR trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Chiến dịch "Sustainable Living Plan" của Unilever nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon và tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu, đồng thời cung cấp nước sạch cho hàng triệu người trên thế giới.

  • Vinfast: Đây là một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam có những cam kết tích cực về CSR khi tạo ra những mẫu xe điện như VinFast Lux A2.0, Lux SA2.0,... Đồng thời, công bố tập trung phát triển dòng sản phẩm xe điện thông minh và thân thiện với môi trường, đáp nhu cầu đa dạng của khách hàng và thúc đẩy cách mạng xe điện toàn cầu.

  • Patagonia: Các sản phẩm mang thương hiệu này được sản xuất với tiêu chuẩn bền vững cao và mang tính xuyên suốt, từ chất liệu đến việc sử dụng năng lượng tái chế trong tất cả các hoạt động phi sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời, Patagonia cũng không ngừng triển khai các hoạt động mang tính bền vững như “1% for the Planet”, “Action Works”, The Worn Wear”,... (Nguồn: Branddance).

CSR không chỉ là một xu hướng nhất thời mà đã trở thành một yếu tố chiến lược không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hiện đại. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, xây dựng niềm tin với khách hàng và đối tác, mà còn tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng và xã hội. Khi cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội một cách minh bạch và bền vững, doanh nghiệp vừa đóng góp vào sự thịnh vượng chung vừa khẳng định được vai trò của mình trên thị trường.

Chương trình đào tạo

CHRO - GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ
CHRO - Chief Human Resources Officer

Góp phần xác lập & phát triển một chuẩn mực nghề nghiệp về Nhân sự và Quản trị Nhân sự theo xu hướng mới của Thế giới
cho Ngành Quản trị Nhân sự tại Việt Nam trong thời đại mới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

IHRM - QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
IHRM - International Human Resource Management

Học Chương trình IHRM để có cơ hội đạt Chứng chỉ Quản trị nhân sự Quốc tế SHRM
- Chứng chỉ nghề nghiệp danh giá nhất trong ngành quản trị nhân sự toàn cầu

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 379