Lãnh đạo và Quản lý… Họ có thực sự khác nhau?

Những cuộc tranh luận về đề tài lãnh đạo và quản lý đã trở thành đầu đề bàn tán sôi nổi nhiều năm nay. Tôi thấy việc phân biệt giữa quản lý và lãnh đạo là khá hữu ích, giúp chúng ta thấu hiểu rõ ràng hơn về nghệ thuật lãnh đạo và điều chỉnh cách hành xử của chính chúng ta khi tự hỏi “Liệu ta có đang thực sự lãnh đạo?”. Vậy sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo là gì?

“Có một sự khác biệt rất rõ nét giữa quản lý và lãnh đạo, và cả hai đều quan trọng. Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành động và quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng” – Theo Warren Bennis.

Tôi thích quan điểm của Warren Bennis. Trong cuốn sách “Chân dung nhà lãnh đạo” (On becoming a Leader), ông mô tả cách nhìn nhận của mình về sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo như sau:

  • Quản lý điều hành; lãnh đạo đổi mới
  • Quản lý là bản sao; lãnh đạo là bản gốc
  • Quản lý duy trì; lãnh đạo phát triển
  • Quản lý tập trung vào hệ thống và cấu trúc; lãnh đạo tập trung vào con người
  • Quản lý dựa vào sự kiểm soát; lãnh đạo khơi gợi sự tin tưởng
  • Quản lý chấp nhận thực tế; lãnh đạo điều tra thực tế
  • Quản lý có tầm nhìn hẹp; lãnh đạo có tầm nhìn rộng
  • Quản lý hỏi như thế nào và khi nào; lãnh đạo hỏi cái gì và tại sao
  • Quản lý tập trung kết  quả cuối cùng; lãnh đạo quan tâm tới phạm vi rộng lớn bên ngoài
  • Quản lý làm theo; lãnh đạo khởi nguồn
  • Quản lý chấp nhận hiện trạng; lãnh đạo thách thức nó
  • Quản lý là một chiến sĩ giỏi; lãnh đạo là người của chính họ
  • Quản lý làm đúng việc; lãnh đạo làm việc đúng

Đây là một danh sách khá tuyệt và luôn khiến tôi luôn phải dừng lại suy ngẫm cách hành xử của mình và tự hỏi “Tôi đang dùng hầu hết thời gian của mình ở đâu? Làm công việc tay trái hay công việc tay phải?

Một chuyên gia khác cũng có tầm ảnh hưởng lớn về sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo là của John Kotter, tác giả của cuốn sách “John P. Kotter về những gì lãnh đạo thực sự làm” (John P. Kotter on What Leaders Really Do). Trong cuốn sách này, John đã đưa ra các nhận xét sau:

  • “Lãnh đạo và quản lý là hai hệ thống hành động khác biệt và tương hỗ…Cả hai đều cần thiết cho sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định”
  • “Hầu hết các công ty ở Mỹ ngày nay được quản lý quá mức và chưa được lãnh đạo đúng mức”
  • “Lãnh đạo mạnh với quản lý yếu thì không hề tốt hơn, và đôi khi thực sự tồi tệ hơn là lãnh đạo yếu với quản lý mạnh”
  • “Quản lý là đối mặt với sự phức tạp…Không có quản lý giỏi, các doanh nghiệp phức tạp sẽ trở nên hỗn loạn…Quản lý giỏi đem lại trật tự và sự thống nhất…”
  • “Lãnh đạo, ngược lại, là đối mặt với sự thay đổi…Nhiều thay đổi hơn luôn đòi hỏi nhiều sự lãnh đạo hơn.”
  • “Các công ty quản lý sự phức tạp bằng cách hoạch định và dự thảo ngân sách, bằng cách tổ chức và bố trí nhân viên, bằng việc kiểm soát và giải quyết vấn đề. Ngược lại, lãnh đạo một tổ chức đối với sự thay đổi là việc định hướng (phát triển tầm nhìn tương lai và chiến lược để đạt tầm nhìn ấy), liên kết mọi người, cùng với khích lệ và tạo động lực cho họ tiếp tục đi theo định hướng đúng

>> Tham khảo: Các khóa học dành cho Lãnh đạo

Tôi thích nhận xét của John Kotter khi ông nhận định“Lãnh đạo và quản lý là hai hệ thống hành động khác biệt và tương hỗ… Cả hai đều cần thiết cho sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định” Sự thật là cả lãnh đạo và quản lý đều quan trọng, chúng là hai hệ thống hành động khác biệt, đều cần thiết, mỗi bên thực hiện những công việc khác nhau.

Về chủ đề này, Jim Estill cũng đưa một câu trích dẫn hay trên blog của ông - “CEO Blog - Time Leadership”, trích dẫn từ một bài báo cũ của Abraham Zaleznik trên Harvard Business Review năm 1977, với tên Lãnh đạo – Quản lý:

“Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo nằm ở các khái niệm mà họ nắm giữ, sâu trong tinh thần, về sự lộn xộn và tính trật tự. Quản lý nắm giữ quy trình, tìm kiếm sự ổn định và kiểm soát, và theo bản năng cố gắng giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng – đôi khi trước khi họ hiểu rõ ý nghĩa của một vấn đề. Lãnh đạo thì ngược lại, chịu đựng sự lộn xộn và thiếu cấu trúc và sẵn sàng trì hoãn việc kết thúc để thực sự hiểu các vấn đề một cách đầy đủ hơn. Lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều việc để làm như các nghệ sĩ, nhà khoa học và những người có tư duy sáng tạo khác, hơn cả những gì họ làm với các quản lý. Các tổ chức cần cả quản lý và lãnh đạo để thành công, nhưng để doanh nghiệp phát triển thì đòi hỏi cần giảm sự tập trung vào chiến lược, lý luận đồng thời nuôi dưỡng một môi trường cho phép sự sáng tạo và trí tưởng tượng có thể bung nở”.

Cuối cùng, chúng ta cần giỏi lãnh đạo trước và giỏi quản lý sau, “cái gì và tại sao”… rồi mới đến… “như thế nào và khi nào”!

Hãy ngẫm nghĩ về cách hành xử của bạn trong những tháng qua và tự hỏi:

Bạn thấy mình dùng hầu hết thời gian của mình ở đâu? Quản lý hay lãnh đạo?

Hai công việc quản lý nào có thể giao phó trong tuần này? Bạn cần tập trung cải thiện hai hành vi ứng xử nào để nâng cao tính lãnh đạo trong tuần này?

Xem thêm:

Chương Trình Đào Tạo
LÃNH ĐẠO TẦM VÓC
LEADERSHIP GREATNESS (LG)

Nếu như FranklinCovey là tổ chức hàng đầu thế giới chuyên sâu về phát triển lãnh đạo và kiến tạo văn hóa thì “Lãnh đạo tầm vóc / Leadership Greatness” được xem là giải pháp phát triển lãnh đạo quan trọng bậc nhất của FranklinCovey, được thiết kế chuyên biệt dành cho lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp dẫn đầu.

Chương trình sẽ “định nghĩa lại” vai trò của lãnh đạo trong thế kỷ 21, đồng thời cung cấp cho người tham dự một bộ đầy đủ “mindset, skillset & toolset” (tư duy, kỹ năng và công cụ) để biết cách tự nâng tầm lãnh đạo của mình.


FranklinCovey hiện đang hoạt động tại 167 quốc gia; Hơn 90% tập đoàn trong Top 500 Fortune hiện đang sử dụng các giải pháp đẳng cấp thế giới của FranklinCovey để phát triển lãnh đạo và cải biến tổ chức của mình.

FranklinCovey Vietnam - 341 Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 3837.0208 | Email: daotao@FranklinCovey.vn | Website: www.FranklinCovey.vn

Chương trình đào tạo

Lãnh đạo Linh hoạt với Mô hình SLII
Leading with The SLII Experience™ (SLII)

Phong cách lãnh đạo linh hoạt theo tình huống - SLII®
giúp lãnh đạo thành công trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, với mọi kiểu nhân viên.

Blanchard® là tổ chức dẫn đầu thế giới về phát triển lãnh đạo, nhất là về Kỹ năng Lãnh đạo SLII®

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 384