Thương mại điện tử là gì? Học gì? Ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp?

Việt Nam được xem là thị trường tiềm năng cho các ông lớn về thương mại điện tử như Alibaba, Amazon, Tencent, SEA Group,... Với cuộc cạnh tranh khốc liệt của các sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki,... Điều này đòi hỏi các sàn cần có một đội ngũ nhân lực hùng hậu để đảm bảo hoạt động bền vững và thành công. Đó cũng là lý do khiến ngành Thương mại điện tử hiện nay trở nên “hot” hơn bao giờ hết.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử, hay còn gọi là E-commerce, là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách sử dụng các phương tiện điện tử qua mạng Internet, trên các nền tảng như website, Facebook, Youtube, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada.

Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể được định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức, gia đình, tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến)."

Ngành Thương mại điện tử (TMĐT) là ngành học thuộc khối ngành kinh tế, đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực thương mại điện tử để tham gia vào thị trường lao động. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế – xã hội trong thời đại mới.

Thương mại điện tử, hay còn gọi là E-commerce, là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách sử dụng các phương tiện điện tử qua mạng Internet, trên các nền tảng như website, Facebook, Youtube, các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada.

Ngành thương mại điện tử học gì?

Theo học Thương mại điện tử, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về kinh tế và quản lý kinh doanh trên môi trường Internet. Cụ thể:

  • Kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành Thương mại điện tử

  • Thiết kế, triển khai, vận hành trong các doanh nghiệp Thương mại điện tử

  • Lập kế hoạch, quản lý vận hành, kiểm tra, đánh giá các giải pháp Thương mại điện tử nhằm triển khai thành công các hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp

  • Kiến thức về quản trị doanh nghiệp: Digital Marketing, Quản trị dự án, Khởi nghiệp, Quản trị các sàn giao dịch điện tử, Quản trị mối quan hệ khách hàng,...

  • Xây dựng và triển khai sàn TMĐT, Marketing điện tử

  • Quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng như Google, Facebook, Shopee, Tiktok,...

  • Triển khai các hoạt động Marketing trên các nền tảng mạng xã hội.

Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, ngành Thương mại điện tử còn trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng bổ trợ về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, kỹ năng mềm (làm việc nhóm, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo,...) nhằm có thể đáp ứng yêu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp.

Nội dung chương trình đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng với chuyên ngành Thương mại điện tử có thể khác nhau về tên môn học, số lượng tín chỉ,... Các trường cũng có thể có những môn học chuyên ngành đặc thù, phù hợp với thế mạnh của nhà trường.

Ngành thương mại điện tử học gì?

Ai phù hợp với ngành thương mại điện tử?

Lựa chọn học ngành thương mại điện tử là tùy vào mục tiêu, sở thích, thế mạnh của mỗi người. Nếu có những tố chất sau, học sinh có thể cân nhắc lựa chọn theo học ngành học tiềm năng này:

Đam mê kinh doanh

Nếu đam mê kinh doanh và quan tâm đến lĩnh vực thương mại điện tử, học ngành này là một lựa chọn rất phù hợp. Thương mại điện tử đang trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, việc có kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này có thể mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp.

Ngành thương mại điện tử giúp người học hiểu về các khía cạnh quan trọng của việc kinh doanh trực tuyến, bao gồm thiết kế và phát triển website, quản lý hệ thống thanh toán trực tuyến, Marketing và quảng cáo trực tuyến, quản lý dữ liệu khách hàng, các vấn đề pháp lý liên quan đến thương mại điện tử.

Yêu thích công nghệ

Thương mại điện tử là ngành học gắn liền với công nghệ. Do đó, sinh viên cần có sự yêu thích và hiểu biết về công nghệ, đặc biệt là các nền tảng thương mại điện tử, các công cụ và kỹ thuật Marketing online.

Thích môi trường số, mua sắm online

Ngành thương mại điện tử liên quan đến việc mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua môi trường internet. Nếu thích môi trường số, sinh viên sẽ có thể thích nghi tốt với môi trường làm việc của ngành thương mại điện tử.

Ngoài ra, có sở thích mua sắm online cũng là một lợi thế. Người học sẽ có thể hiểu được nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, từ đó có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Nhạy bén với xu hướng

Nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng thay đổi liên tục. Việc nhạy bén với xu hướng trên thị trường là một tố chất rất cần thiết để nghiên cứu thị trường, phân tích xu hướng tiêu dùng, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Có khả năng sáng tạo, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường.

Tư duy sáng tạo

Trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử ngày càng cạnh tranh khốc liệt, tư duy sáng tạo giúp người làm trong lĩnh vực này có thể tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và chiến lược kinh doanh mới lạ, độc đáo, thu hút khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Kỹ năng phân tích dữ liệu

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh. Các doanh nghiệp thương mại điện tử thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm phân tích hành vi của khách hàng, xu hướng thị trường, hiệu quả của các chiến dịch marketing,... Do đó, nếu nhạy bén với con số và có kỹ năng phân tích dữ liệu tốt, học thương mại điện tử có thể là một lựa chọn phù hợp.

Ai phù hợp với ngành thương mại điện tử?

Học thương mại điện tử ở trường nào?

Với nhu cầu nhân lực cao tại các doanh nghiệp, hiện nay có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Thương mại điện tử. Trong đó, nổi tiếng về chất lượng cũng như uy tín ở Việt Nam phải kể đến bao gồm:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Là một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam, NEU có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chất lượng đào tạo cao. Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử tại NEU được thiết kế theo hướng ứng dụng thực tiễn, giúp sinh viên trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

  • Đại học Kinh tế - Luật (UEL): UEL là trường đại học công lập trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trường có thế mạnh về đào tạo các ngành kinh tế, trong đó có ngành thương mại điện tử. Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử tại UEL được cập nhật liên tục, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.

  • Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH): Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử tại UEH được thiết kế theo hướng phát triển toàn diện, giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực thương mại điện tử, đồng thời có kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử tại đây được thiết kế theo hướng ứng dụng thực tiễn, giúp sinh viên có khả năng làm việc ngay sau khi ra trường.

  • Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (DUE): DUE là trường đại học hàng đầu khu vực miền Trung, có thế mạnh về đào tạo các ngành kinh tế, trong đó có ngành thương mại điện tử. Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử tại DUE được thiết kế theo hướng phát triển năng lực tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn của sinh viên.

Ngoài ra, sinh viên cũng có thể tham khảo các trường Đại học, Cao đẳng khác đào tạo ngành thương mại điện tử như:

  • Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
  • Đại học FPT
  • Cao đẳng FPT Polytechnic
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM (IUH)
  • Đại học Ngoại thương TP.HCM (FTU)
  • Đại học Thương mại (TMU)
  • Đại học Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT)

Học thương mại điện tử ở trường nào?

Học thương mại điện tử ra trường làm gì?

E-commerce Business Analyst

Chuyên viên phân tích kinh doanh thương mại điện tử (E-commerce Business Analyst) là người chịu trách nhiệm thu thập, phân tích dữ liệu và đưa ra các giải pháp kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại điện tử. Công việc của họ bao gồm:

  • Nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng
  • Phân tích dữ liệu doanh thu, hiệu quả hoạt động
  • Đề xuất các chiến lược, giải pháp kinh doanh
  • Phối hợp với các bộ phận khác để triển khai giải pháp

Chuyên gia chuyển đổi số

Chuyển đổi số là quá trình ứng dụng công nghệ số để thay đổi cách thức hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp. Thương mại điện tử là một lĩnh vực ứng dụng công nghệ số mạnh mẽ, bao gồm các hoạt động như bán hàng, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng,... Do đó, sinh viên học ngành thương mại điện tử có được nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm chuyên gia chuyển đổi số.

Công việc cụ thể của một chuyên gia chuyển đổi số bao gồm:

  • Nghiên cứu, phân tích nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp
  • Xây dựng chiến lược chuyển đổi số
  • Triển khai các giải pháp chuyển đổi số
  • Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp về chuyển đổi số
  • Đánh giá hiệu quả chuyển đổi số.

Customer Service

Nhân viên Customer Service cần có kiến thức về sản phẩm/dịch vụ của công ty, cũng như các quy trình giao dịch, vận chuyển, thanh toán,... để có thể giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, nhân viên Customer Service cũng cần có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng lắng nghe và thấu hiểu khách hàng, để có thể tạo ấn tượng tốt và xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.

Chuyên viên vận hành sàn TMĐT

Chuyên viên vận hành sàn TMĐT là người chịu trách nhiệm về việc vận hành sàn TMĐT của công ty, bao gồm tất cả các hoạt động từ lúc người mua tìm kiếm hàng hóa cho tới khi họ nhận được món hàng đó. Cụ thể, các nhiệm vụ chính của chuyên viên vận hành sàn TMĐT bao gồm:

  • Xây dựng và quản lý quy trình vận hành sàn TMĐT
  • Triển khai và quản lý các chương trình marketing trên sàn TMĐT
  • Chăm sóc khách hàng
  • Phân tích dữ liệu và báo cáo
  • Tiếp nhận và xử lý đơn hàng, bao gồm kiểm tra thông tin đơn hàng, xác nhận đơn hàng, giao hàng,...
  • Quản lý kho hàng, nhập hàng, xuất hàng, kiểm kê hàng tồn kho,...
  • Cập nhật thông tin sản phẩm trên sàn.

Chuyên viên Ads

Chuyên viên chạy Ads là người chịu trách nhiệm tạo lập và triển khai các chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng như Google Ads, Facebook Ads, TikTok Ads,... nhằm đạt được các mục tiêu như tăng nhận thức về thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh số bán hàng,...

Công việc của một chuyên viên chạy Ads có thể bao gồm:

  • Nghiên cứu thị trường, phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Lập kế hoạch và triển khai các chiến dịch quảng cáo trực tuyến
  • Tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo để đạt được hiệu quả cao nhất
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo

Nhân viên Content/ SEO

Học thương mại điện tử là một nền tảng tốt để trở thành nhân viên Content/ SEO. Về Content Marketing, học thương mại điện tử sẽ giúp sinh viên hiểu được các khái niệm, nguyên tắc và phương pháp xây dựng content Marketing hiệu quả. Sinh viên cũng sẽ được học về các loại nội dung marketing khác nhau, bao gồm nội dung trên website, nội dung trên mạng xã hội, nội dung email marketing,...

Về SEO, học thương mại điện tử sẽ giúp sinh viên hiểu được các thuật toán của các công cụ tìm kiếm, từ đó có thể tối ưu hóa nội dung và website để đạt được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm tự nhiên. Môn học trong ngành thương mại điện tử bao gồm kiến thức về các kỹ thuật SEO khác nhau, bao gồm SEO on-page, SEO off-page, content SEO,...

Giảng viên ngành Thương mại điện tử

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để trở thành giảng viên Đại học cần có bằng thạc sĩ trở lên, có chuyên ngành phù hợp với ngành đào tạo. Như vậy, nếu học ngành thương mại điện tử và có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành thương mại điện tử hoặc các ngành liên quan như kinh tế, kinh doanh, công nghệ thông tin,... thì người học ngành này hoàn toàn có thể trở thành giảng viên.

Khởi nghiệp

Học thương mại điện tử sẽ giúp sinh viên hiểu về các khía cạnh quan trọng của việc kinh doanh trực tuyến, bao gồm xây dựng và quản lý website bán hàng, tìm hiểu về phân tích thị trường và khách hàng, đặt giá sản phẩm, quảng cáo, Marketing trực tuyến, xử lý thanh toán và vận chuyển hàng hóa,...

Với những kiến thức và kỹ năng này, sinh viên học ngành thương mại điện tử có thể tự tin khởi nghiệp bán hàng online. Tuy nhiên, để thành công, cần có sự nỗ lực và quyết tâm, cũng như phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thị trường và đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử cũng có thể làm việc trong nhiều vị trí khác nhau, như bán hàng trực tuyến, Marketing trực tuyến, Thiết kế website, Phát triển ứng dụng di động, Quản lý kho vận,...

Học thương mại điện tử ra trường làm gì?

Cơ hội nghề nghiệp của ngành thương mại điện tử

Theo báo cáo từ METRIC, trong quý III/2023, tổng doanh thu của thị trường thương mại điện tử (TMĐT) đạt 63 nghìn tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 54,42% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2023, doanh thu 9 tháng đầu tiên vượt qua tổng doanh thu của năm 2022 khoảng 10 nghìn tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 7%. Trong số này, Tiktok Shop đã đóng góp 25 nghìn tỷ đồng. Nếu chỉ tính trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki và Sendo (Tiktok Shop ra mắt vào cuối tháng 4/2022), tỷ lệ tăng trưởng so với cùng kỳ là 33%.

Dẫn chứng từ số liệu này cho thấy, ngành thương mại điện tử ở hiện tại và dự đoán trong tương lai có sự tăng trưởng rất khởi sắc. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu nhân lực tăng cao tại các doanh nghiệp về lĩnh vực này. Trong đó, có một số lý do để khẳng định cho điều này:

  • Tăng trưởng của mua sắm trực tuyến: Sự phổ biến của internet và sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến đã tạo ra một sự gia tăng đáng kể trong việc mua hàng và giao dịch trực tuyến. Ngày càng nhiều người tiêu dùng trên toàn thế giới lựa chọn mua sắm qua mạng để tiết kiệm thời gian và tăng tính tiện lợi.

  • Sự phát triển của di động: Sự phổ biến của điện thoại di động và các thiết bị thông minh đã tạo ra cơ hội mới cho ngành thương mại điện tử. Người tiêu dùng ngày càng sử dụng điện thoại di động để mua sắm, thanh toán và tương tác với các nền tảng thương mại điện tử.

  • Sự phổ biến của mạng xã hội: Mạng xã hội đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người. Nền tảng thương mại xã hội như Facebook, Instagram, Tikok cho phép các doanh nghiệp tiếp cận rộng rãi với khách hàng, cũng như khả năng quảng cáo và bán hàng trực tuyến.

  • Công nghệ tiên tiến: Sự phát triển của công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI), Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR) đã tạo ra những trải nghiệm mua sắm mới, tăng cường tính tương tác giữa người tiêu dùng và các nền tảng thương mại điện tử.

Có thể nói, ngành thương mại điện tử có tiềm năng rất lớn trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. Với sự phát triển nhanh chóng của internet và công nghệ thông tin, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Để thành công trong lĩnh vực này, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như nguồn nhân lực cần có sự đổi mới và cải tiến liên tục để tận dụng được tiềm năng của nền kinh tế số.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành thương mại điện tử

Một số câu hỏi thường gặp về ngành thương mại điện tử

Học thương mại điện tử ra trường lương bao nhiêu?

Mức lương của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay khá cạnh tranh và cao hơn so với mặt bằng chung những ngành khác. Theo các trang tuyển dụng như TopCV, Indeed, Careerlink, mức lương trung bình của ngành Thương mại điện tử dao động từ 9 triệu đến 20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và năng lực của người lao động. Mức lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường ngành Thương mại điện tử thường từ 8 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn tùy năng lực.

Học thương mại điện tử thi khối gì?

Theo các trường Đại học như Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), Đại học Thương mại (TMU), Đại học Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT), Đại học Công nghệ giao thông vận tải (UTT),... học sinh muốn học chuyên ngành thương mại điện tử thi các khối như:

  • Khối A: Toán, Lý, Hóa
  • Khối A1: Toán, Lý, Anh
  • Khối D1: Văn, Toán, Anh
  • Khối D7: Toán, Hoá, Anh
  • Khối C01: Ngữ văn, Toán, Lý
  • Khối C02: Ngữ văn, Toán, Hóa
  • Khối C03: Ngữ văn, Toán, Sinh

Tuy chỉ mới nổi lên trong những năm gần đây nhưng Thương mại điện tử là một ngành học phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng rất lớn. Với sự kết hợp giữa công nghệ và chiến lược kinh doanh sáng tạo, ngành này sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và mang lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, cũng như tạo ra cơ hội việc làm rất lớn cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Chương trình đào tạo

DMI PRO - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DIGITAL MARKETING QUỐC TẾ
DMI PRO - World-class Training Program on Digital Marketing

Đầu tư cho đẳng cấp nghề nghiệp với Chứng chỉ Digital Marketing Quốc tế CDMP.

Chương trình giúp các Marketer trở thành Professional Digital Marketer
bằng hệ thống tư duy, kỹ năng và kiến thức Digital Marketing được chuẩn hóa trên toàn thế giới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 385