11 CÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐIỂM MẠNH NHÂN SỰ

Để điều hành đội ngũ đầy tiềm năng, các nhà quản trị nhân sự cần phải làm nhiều hơn ngoài việc chỉ hướng dẫn, đào tạo và phân chia công việc. Một người làm nghề nhân sự hiệu quả là người phải nhận ra điểm mạnh, nét riêng biệt độc đáo của từng nhân viên khi tuyển dụng để có thể tối ưu hóa tất cả “tiềm năng” ấy. Đây không hẳn là nhiệm vụ gây khó khăn cho người làm nhân sự, chỉ cần chú ý kỹ lưỡng, nhận biết ưu điểm của họ và đan cài phát triển kỹ năng kèm theo. Nếu làm được như vậy, kết quả thu được rất nhiều: năng suất lao động tăng, hiệu suất được cải thiện và đặc biệt sẽ giữ chân được nhân viên giỏi.

Theo kết quả nghiên cứu State of the American Workplace của tổ chức Gallup cho thấy việc tập trung vào thế mạnh của nhân viên sẽ giúp họ làm việc hiệu quả hơn, đồng thời cải thiện những điểm yếu.
Khi nhân viên nhận thức được ưu điểm, họ sẽ tự động làm việc năng suất cao hơn 7,8% và nếu một đội ngũ nhận thức điểm mạnh của họ thì năng suất cả nhóm sẽ cao hơn 12,5%.
Dưới đây là 11 cách để phát triển điểm mạnh của nhân viên:

1. Đặt tên cho điểm mạnh

Người làm nghề nhân sự đừng nghĩ rằng bất kỳ ai cũng biết ưu điểm – khuyết điểm chính họ. Vì thế cách tốt nhất chính là tạo những buổi gặp gỡ, họp mặt các thành viên trong công ty hay trong bộ phận để cùng nhau thảo luận nhiều chủ đề: giá trị, cá nhân hay đời sống. Mọi người sẽ hiểu rõ năng lực, điểm mạnh của nhau từ đó hãy đặt tên mỗi điểm mạnh và quan sát, đánh giá điểm mạnh này có thể áp dụng như thế nào trong từng công việc, từng nhiệm vụ.

2. Áp dụng các điểm mạnh cá nhân để đạt được mục đích chung

Việc giúp nhân viên hiểu được thế mạnh của nhau trong tổ chức, việc làm này không chỉ xây dựng hình ảnh mạnh mẽ chuyên nghiệp cho doanh nghiệp mà còn nâng cao khả năng nghiệp vụ từng cá thể.
Với từng dự án hay nhiệm vụ phân công, giám đốc hay quản lý nhân sự nên bàn bạc cùng giám đốc bộ phận để có thể sắp xếp cũng như bố trí từng vị trí phù hợp với từng nhân tố nhằm tận dụng tối đa năng lực của cá thể.

 
shrm-vietnam.jpg

3. Phân chia công việc dựa trên điểm mạnh

Ngoài việc đưa nhân viên những công việc phù hợp cũng nên tạo điều kiện để họ cải thiện điểm yếu.

4. Kết hợp điểm mạnh vào các mối quan hệ

Việc này giúp nhân viên có thể tối ưu năng lực cả trong lẫn ngoài phạm vi doanh nghiệp.

5. Phát triển điểm mạnh theo vai trò và kỳ vọng nhân viên

Trong trường hợp tốt nhất, việc phát triển điểm mạnh của từng nhân viên nên đi theo với mong muốn và quá trình hoàn thiện bản thân họ. Nhưng đôi khi mọi thứ còn phải dựa trên hiệu suất và lợi ích cho doanh nghiệp. Vì vậy người làm nhân sự hãy đảm bảo rằng vẫn tôn trọng, nuôi dưỡng, hướng dẫn nhân viên tập trung thế mạnh vào công việc, khéo léo đan cài những cơ hội để họ bức phá, thoát khỏi hình ảnh an toàn phù hợp với con người họ. Điều này giúp doanh nghiệp sẽ sở hữu thêm nhân tố tiềm năng tinh nhuệ.

 
shrm-vietnam-phat-trien-nhan-su-2.jpg

6. Đào tạo điểm mạnh

Doanh nghiệp nên đầu tư các khóa học giúp nhân viên trau dồi kỹ năng cũng như tối ưu hóa sức mạnh làm việc. Chính người làm nhân sự sẽ đảm nhận nhiệm vụ này, làm “cầu nối” giữa nhân viên và doanh nghiệp để hỗ trợ, giải đáp cũng như giải quyết những vấn đề nếu có.

7. Tạo cơ hội phát triển cho nhân viên

Nếu có công việc hay cơ hội hãy để nhân viên thử sức đúng điểm mạnh và năng lực của họ. Sự khuyến khích này giúp nhân viên tích cực khai phá tiềm lực của họ.

8. Tạo cơ hội đào tạo trong từng lĩnh vực cụ thể

Ngoài những công việc chung, sẽ có những công việc đòi hỏi kiến thức chuyên sâu. Vì vậy hãy chủ động tạo điều kiện để nâng cao nghiệp vụ chuyên biệt bằng một khóa học hay chương trình đào tạo cao cấp.

9. Xây dựng môi trường tích cực

Khuyến khích các thành viên trong doanh nghiệp làm "những người ủng hộ mạnh mẽ" cho nhau nhằm tăng sức mạnh đoàn kết và mối quan hệ trong nội bộ.

10. Xem xét “đào tạo chéo”

“Đào tạo chéo” bằng việc kết hợp giữa nhân viên mạnh với nhân viên đang cải thiện trong phạm vi khu vực tương ứng. Việc “đào tạo” tưởng đơn giản nhưng lại đem về kết quả rất tốt bởi không tốn nhiều chi phí, thời gian mà còn tăng cường sự đoàn kết, giao tiếp và dễ dàng chia sẻ những yếu điểm để cùng nhau tốt hơn.

11. Trao quyền

Người làm nghề nhân sự hãy để nhân viên tự quyết định, tự trách nhiệm khi áp dụng điểm mạnh vào công việc. Họ sẽ chủ động và kiểm soát tốt hơn khi nhận sự tin tưởng của doanh nghiệp để thực hiện công việc ấy. Đừng ép buộc mà hãy phát triển sức mạnh nhân viên bằng sự tin tưởng và động lực. Nếu người nhân viên không có yếu tố này thì họ không có giá trị để đầu tư.
Bên cạnh đó, còn khá nhiều những lợi ích khác để phát triên năng lực của nhân viên nói riêng. Nhưng với kết quả nghiên cứu tổ chức Gallup sẽ giúp người làm nghề nhân sự hình dung rõ hơn cách thức cũng như tự bổ sung kiến thức trong công tác quản lý và điều hành nhân sự cho doanh nghiệp hay bất kỳ tổ chức nào khác.


 
Theo SHRM.org
 
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). 
 
 
Chương trình đào tạo
 
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM

 

Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 13/09/2018 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 20/09/2018 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây