3 LỢI ÍCH CỦA VIỆC QUAN TÂM ĐẾN NHỮNG “XUNG ĐỘT LÀNH MẠNH”
Hãy thừa nhận điều này, rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó xử khi gặp phải xung đột và tìm mọi cách để tránh né, đôi lúc còn phủ định sự tồn tại của chúng. Chúng ta không dám thẳng thắng phản bác đồng nghiệp trong phòng họp, tránh nói đến những vấn đề nhạy cảm với nhân viên vì sợ gây ra cảm xúc tiêu cực. Tất cả những điều đó, nghe có vẻ hợp lý và bình thường phải không? Nhưng theo Richard Fagerlin, điều đó không bình thường chút nào. “Những xung đột lành mạnh”- ông ấy gọi như vậy, là những điều nên có trong mọi tổ chức.
Với vai trò là một Chuyên gia Nhân sự, một người lãnh đạo, cũng như trong đời sống thường ngày, những thứ “hòa thuận nhân tạo” ấy sẽ chỉ khiến xảy ra thêm nhiều xung đột hơn mà thôi.
Với vai trò là một Chuyên gia Nhân sự, một người lãnh đạo, cũng như trong đời sống thường ngày, những thứ “hòa thuận nhân tạo” ấy sẽ chỉ khiến xảy ra thêm nhiều xung đột hơn mà thôi.
Richard là một trong hàng chục diễn giả tuyệt vời tại Diễn đàn Phát triển Lãnh đạo của SHRM ở Seattle, Washington tháng 9 năm nay. Trong cuộc phỏng vấn, Richard đã chia sẻ ba lý do rất thuyết phục khiến các nhà lãnh đạo nhân sự nên trân trọng những cuộc xung đột lành mạnh trong cuộc sống cá nhân cũng như trong môi trường nghề nghiệp.
# 1 – Khi xảy ra mâu thuẫn, hãy thẳng thắn để khiến mọi chuyện rõ ràng.
Richard cho rằng, khi xung đột các bên phải thẳng thắn để tìm được cốt lõi vấn đề là gì. Trong lúc tức giận mọi người thường có xu hướng hành động không chính chắn, chính thời gian tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp tránh hiểu lầm và giúp mối quan hệ tốt dần lên.
# 2 – Giải quyết xung đột giúp bạn đảm bảo mọi người sẽ hiểu rõ nhiệm vụ công việc.
Theo Richard, công việc của HR là tạo ra các tương tác hằng ngày với nhân viên để mọi người đều hiểu rõ chiến lược, sứ mệnh của công ty. Nếu tránh né, chúng ta sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn của việc giải quyết những vấn đề không cần thiết, thậm chí là không tồn tại. Do đó, những cuộc đối thoại sâu sắc, đôi lúc hơi căng thẳng và không mấy dễ chịu nhưng vẫn rất cần thiết.
# 3 – Giải quyết tốt những xung đột giúp chúng ta phát triển kĩ năng lãnh đạo.
Vượt ra ngoài phạm vi của một công việc, Richard cho rằng, nếu làm việc với một tâm thế nhiệt huyết và nhận được sự đồng cảm của đồng nghiệp sẽ giúp chúng ta có được sự kết nối cá nhân và trưởng thành một cách chuyên nghiệp.
Source: SHRM.org