5 BÍ QUYẾT GIÚP NHÀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO DOANH NGHIỆP

Hầu hết mọi người khi nghĩ về quản trị thương hiệu, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí họ không phải là bộ phận nhân sự. Thay vào đó là việc xây dựng các chiến dịch quảng cáo rầm rộ và khéo léo đưa logo đại diện, những giá trị, chất lượng và nét đặc trưng của thương hiệu mà doanh nghiệp mong muốn thể hiện.

Khi nghĩ về các thương hiệu thành công nhất trên thế giới, bạn sẽ nghĩ đến ngay những cái tên như Google, Coca-Cola, Apple,… các thương hiệu đã vượt qua danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để trở thành biểu tượng khó có thể thay thế được. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, thì những thương hiệu này có một điểm tương đồng: đó chính là họ luôn đứng đầu trong danh sách “Những nơi làm việc tốt nhất”. Ngoài viêc có mức độ nhận diện thương hiệu cao, họ còn có một nền văn hóa công ty mạnh và mức độ gắn kết nhân viên với tổ chức cao.
 
thuong-hieu-1.jpg

Nhiều người cho rằng những thương hiệu mạnh dễ dàng thu hút người tài, nhưng những thương hiệu mạnh cũng được xây dựng bởi người tài. Không có gì bí mật khi nói rằng những nhân viên gắn bó với công ty là những người làm việc chăm chỉ hơn, hiệu quả hơn và tỉ lệ rời bỏ công ty là không đáng kể.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng những doanh nghiệp có số điểm cao trong việc gắn kết nhân viên với tổ chức sẽ đạt được sự năng suất và lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp có số điểm thấp.

Những nhân viên gắn bó, tin tưởng vào các công ty mà họ làm việc, những người hòa nhập được vào văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị cho thương hiệu thông qua năng suất làm việc. Và họ cũng có thể trở thành đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp đó..

Hơn thế nữa, những nhân viên hiện tại là một nguồn thông tin đáng tin cậy cho các ứng cử viên tiềm năng. Vì thế, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp không còn là công việc của bộ phận marketing nữa mà các chuyên gia nhân sự cũng có vai trò chủ chốt. Chúng ta hãy cùng xem xét năm khía cạnh dưới đây để hiểu rõ hơn vai trò của nhà quản trị nhân sự trong việc góp phần xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

 
1/ Tổ chức chương trình đào tạo nhân viên mới
Nhằm hỗ trợ nhân viên mới – những người sẽ cùng bạn thực thi các chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trong một chặng đường dài, có cơ hội hiểu hơn về văn hóa công ty, các yêu cầu từ phía yêu cầu của công việc, nắm bắt được các mong đợi từ phía công việc được giao,.. thì việc tổ chức một chương trình đào tạo cho nhân viên mới là một việc quan trọng.

Ví dụ, nhân viên mới có thể sẽ mất nhiều thời gian trong việc hoàn tất các loại giấy tờ cần thiết lien quan đến lợi ích trong tháng làm việc đầu tiên của họ với doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến nhân viên không có ấn tượng tốt với công ty nếu các quy trình hoàn tất giấy tờ và bộ phần hỗ trợ không đồng nhất và rờm rà.

Một công ty nổi tiếng với quy trình tiếp nhận và đạo tạo nhân viên hợp lý là Facebook, những tài liệu và giấy tờ cần thiết sẽ được sắp xếp trước khi nhân viên chính thức bắt đầu làm việc. Ngoài ra, tất cả các thiết bị cá nhân phục vụ cho công việc như điện thoại, máy tính,… đều được chuẩn bị và cài đặt hoàn tất khi nhân vien bắt đầu ngày làm việc đầu tiên.

Nhiều doanh nghiệp đã dần nhận thấy giá trị của việc đầu tư vào công nghệ và quy trình giúp trải nghiệm chính thức làm việc của nhân viên được tinh giản hóa và hiệu quả hơn. Một vài doanh nghiệp thì áp dụng các chính sách như sau khi nhận công việc theo một thời gian quy định (sau thời gian thử việc) thì nhân viên mới được trao các thiết bị cần thiết phục vụ cho nhu cầu công việc và các ứng dụng cần thiết để đăng ký quyền lợi của họ.

Việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ các quy trình về mặt giấy tờ hỗ sơ cho nhân viên mới từ 2 tiếng 30 phút xuống còn 9 phút. Hiệu quả của việc này có thể gây ấn tượng tốt đến các nhân viên – là các đại sứ thương hiệu tương lai của doanh nghiệp.

 
2/ Triển khai các chương trình khen thưởng và truyền thông
Quá trình này cũng giống như các nhà marketing phải xem xét trải nghiệm của khách hàng khi triển khai một chiến dịch phát triển sản phẩm hay chương trình dành cho khách hàng trung thành. Các nhà nhân sự cần ưu tiên các trải nghiệm của nhân viên trong các chương trình khen thưởng và hoạt động truyền thông văn hóa nội bộ.

Đáp ứng lợi ích nhân viên là một trong những chi phí kinh doanh lớn nhất của các doanh nghiệp nhưng cũng là động lực chính thúc đẩy hiệu suất làm việc của họ. Bên cạnh đó, có một thách thức đối với nhà nhân sự là mức độ khen thưởng phải phù hợp và đảm bảo rằng nhân viên thực sự xem trọng lợi ích mà doanh nghiệp trao cho. Đó chính là chìa khóa để xây dựng thương hiệu thành công.

money.jpg

Hơn nữa, các chương trình khen thưởng nên được tổ chức một cách hấp dẫn và trực quan hơn với nhiều thông tin, hình ảnh để giúp nhân viên hiểu rõ hơn về lợi ích mà doanh nghiệp mang lại. Hãy sử dụng nhiều kênh truyền thông để cung cấp thông tin cho nhân viên như email, nói chuyện trực tiếp trong các cuộc họp của bộ phận, tin nhắn văn bản hoặc hướng dẫn bằng video trực tuyến. Các nhà nhân sự nên thực hiện các cuộc khảo sát thường xuyên cho các chương trình truyền thông nội bộ để hiểu rõ hơn về sở thích của nhân viên.

Ngoài ra, sẽ có những lợi ích sẽ không phù hợp với nhân viên. Vì vậy, đội ngũ nhân sự cần cân nhắc các nhu cầu của nhân viên để đưa ra các gói lợi ích phù hợp với họ. Chẳng hạn như một nhân viên trẻ tuổi sẽ coi trọng thời gian nghỉ ngơi hoặc lịch làm việc linh hoạt nhiều hơn so với các lợi ích hưu trí mà các nhân viên lớn tuổi tìm kiếm.

Hãy thường xuyên theo dõi các xu hướng lợi ích mới như chương trình chăm sóc sức khỏe và tài khoản chi tiêu linh hoạt. Và đánh giá xem những lợi ích này có phù hợp và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp mình với thị trường tuyển dụng hiện nay hay không. Tương tự như các thương hiệu hang đầu thế giới, phát triển cùng với sự thay đổi của ngành, và các phúc lợi của nhân viên cũng cần được cập nhật.

Một ví dụ điển hình là Starbucks có một lực lượng lao động bán thời gian dồi dào, nhưng nhân viên của họ đủ điều kiện được nhận các quyền lợi bảo hiểm y tế đầy đủ, cổ phiếu và cà phê miễn phí. Và nếu nhân viên cảm thấy công ty của mình chính sách hỗ trợ các gói lợi ích cho nhân viên có tính cạnh tranh, họ sẽ chia sẻ thông điệp này đến những ứng cử viên tiềm năng trong thị trường lao động. Điều này giúp cho thương hiệu của công ty sẽ ngày càng được lan rộng.

 
3/ Xây dựng văn hóa truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp
Mỗi nhân viên luôn muốn cảm thấy được kết nối với công ty và văn hóa của công ty cho dù họ làm việc từ trụ sở chính hay chi nhánh phụ. Các doanh nghiệp đang tìm cách củng cố thế mạnh của thương hiệu giữa các nhân viên thì cần truyền đạt rõ ràng các giá trị của công ty, kỳ vọng của nhân viên, văn hóa cốt lõi và những cam kết một cách rõ ràng và thường xuyên.
Một ví dụ điển hình là công ty Netflix. Minh chứng rõ ràng nhất là một bài thuyết trình Power Point được phát hành bởi Giám đốc điều hành Netflix, Reed Hastings, với số lượt xem hơn 5 triệu lần trên web, đã phác thảo các chiến lược quản lý tài năng của công ty dựa trên các triết lý như: “Trước hết, các nhà quản lý tài năng cần tư duy như những người kinh doanh, người cải cách, và những nhà quản trị nhân sự. Đảm bảo tất cả nhân viên hiểu được cái công ty cần nhất và chính là là cái gì thông qua hiệu suất làm việc xuất sắc”.

Chiến lược này được thực thi rất tốt trong công ty, với lực lượng lao động đem lại hiệu suất cao đã tăng số lượng tài khoản đăng ký tại Hoa Kỳ lên 55 triệu người dùng năm 2018. Netflix đạt kỷ lục 117,6 triệu người đăng ký nhờ có thêm 1,9 triệu thuê bao phát trực tuyến trong nước và 6,4 triệu thuê bao phát trực tuyến quốc tế.

Một thách thức đối với các nhà doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các tổ chức đa quốc gia, là tạo ra cách giao tiếp một cách đồng nhất với tất cả nhân viên. Hành trình của nhân viên, thương hiệu, và các thông tin truyền thông nội bộ cần được nhất quán với nhau và hình thành nên một bản sắc toàn cầu. Điều này được thực hiện thông qua các chương trình truyền thông và khen thưởng nội bộ với sự đồng bộ về mặt nhận diện, cách thức, cảm nhận và cấu trúc ở trong toàn thể doanh nghiệp. Bằng cách này, mỗi khi nhân viên nhận được các thông tin liên lạc về chính sách, thủ tục hoặc tin tức của công ty cho dù họ đang ở California, Canada, Hoa Kỳ hoặc Philippines, họ đều có thể dễ dàng nắm bắt thông tin của doanh nghiệp một cách đồng bộ.

 
4/ Sử dụng công nghệ để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Công nghệ mà nhân viên sử dụng tại nơi làm việc có tác động khá lớn đến nhận thức của họ về thương hiệu doanh nghiệp. Công nghệ mạnh mẽ, dễ sử dụng và hấp dẫn chứng tỏ rằng đó là một doanh nghiệp xem trọng việc hỗ trợ nhân việc làm việcnhằm đạt được hiệu quả và năng suất lao động cao. Điều này khiến đội ngũ nhân viên dịnh vị công ty như một doanh nghiệp có đầu tư không ngoan vào việc phát triển nguồn nhân lực.

Một cổng thông tin có thể tích hợp với điện thoại thông minh hay máy tính bảng mà nhân viên có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi và có thể củng cố sự tương tác, tham gia và gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp.

laptop.jpg

Sử dụng các giải pháp công nghệ dựa trên điện toán đám mây, được tích hợp dễ dàng cũng có thể nâng cao trải nghiệm người dùng của nhân viên. Chúng cung cấp cho nhân viên khả năng chuyển đổi mươt mà giữa các ứng dụng mà không hề gặp khó khăn trong việc sử dụng nhiều phần mềm.
 
Ngoài ra, giống như các nhà quản trị Marketing sử dụng các công cụ tự động hóa tiếp thị để quản lý các mối quan hệ khách hàng, các chuyên gia nhân sự có thể sử dụng các công nghệ tự động hóa để phát triển mối quan hệ tích cực với nhân viên.

Các công nghệ hiện đại có thể tự động cập nhật trạng thái của nhân viên như thay đổi địa chỉ, chức danh công việc hoặc tình trạng gia đình. Sau đó, nó có thể tự động tạo tin nhắn cá nhân để gửi lời chúc mừng hoặc cảnh báo nhân viên về các hành động cần thiết và hỗ trợ họ lựa chọn các lợi ích phù hợp. Tất cả những điều này có thể đạt được bằng cách phát triển văn hóa nội bộ và thông điệp nhất quán để củng cố sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.

Vai trò của các nhà quản trị nhân sự trong việc xây dựng thương hiệu là một vấn đề quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một môi trường làm việc gắn kết, năng suất và truyền cảm hứng mà nhân viên cảm nhận được sẽ có tác động tích cực đến thương hiệu cũng như bất kỳ chiến dịch Marketing hoặc PR nào mà nhân viên và doanh nghiệp cùng tham gia.
Vì thế, các tổ chức cần xây dựng thương hiệu từ trong ra ngoài có nền tảng vững chắc để thành công.

 
THEO THEBALANCECAREERS.

 

Chương trình đào tạo
 
logo_IHRM.png

 

 Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 19/09/2019 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 26/09/2019 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY