5 XU HƯỚNG CỦA NGÀNH NHÂN SỰ NĂM 2018

Năm 2017, ngành Nhân sự toàn cầu đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của văn hóa và năng suất làm việc trong tổ chức.
Năm 2018, một sự biến chuyển lớn đang xuất hiện nhưng lần này sẽ tập trung nhiều hơn vào công nghệ: cách sử dụng công nghệ để tìm kiếm người tài, kết nối và thu hút đội ngũ, thậm chí là tìm người thay thế.
Nhiều năm qua, công nghệ đã là một phần quen thuộc phục vụ cho công việc của bộ phận Nhân sự nhưng năm 2018 chúng sẽ ngày càng quan trọng hơn. Dưới đây là 5 xu hướng liên quan đến công nghệ có thể sẽ xuất hiện trong năm tới:
 
1. Tìm kiếm ứng viên thụ động


Quy trình tìm kiếm ứng viên thụ động trước nay luôn là một phần của quá trình tuyển dụng. Nhưng ngày này, nó không chỉ đơn giản là chọn lọc các hồ sơ trên một trang web nghề nghiệp nào đó. Sự ra đời của truyền thông xã hội đã làm cho quá trình liên lạc với các ứng cử viên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Khi tham gia môi trường trực truyến này, nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng hiểu được các ứng viên đang quan tâm và tìm kiếm những gì.
 
2.  Làm việc từ xa
 
Có thể làm việc ở nhà, ở quán cà phê hoặc bất cứ nơi nào khác có Wi-Fi - đang là xu hướng ngày càng tăng ở Hoa Kỳ. Trong hai thập kỷ qua, số lượng nhân viên làm việc từ xa đã tăng gấp bốn lần và bây giờ đứng ở mức 37%.
Công nghệ đã cho phép quá trình tuyển dụng linh hoạt hơn, có thể tuyển dụng từ hầu hết mọi nơi trên thế giới. Thời đại này không có gì ngạc nhiên khi nhiều công ty starups được xây dựng bởi đội ngũ những người làm việc từ xa.
Từ quan điểm của công ty, điều này mở ra nhiều khả năng thu hút được người tài, vừa là cách giữ chân nhân viên hiện tại vừa tăng sự hài lòng trong công việc thông qua sự cân bằng với cuộc sống tốt hơn.
Với các công cụ họp hành, làm việc trực tuyến ngày càng phát triển, xu hướng này chỉ có thể tiếp tục tăng lên.
 
3. Tuyển dụng mù (Blind hiring)

 
Ngành công nghiệp công nghệ cao nói chung, và Silicon Valley nói riêng, đã bị rung chuyển vào năm 2017 vì những cáo buộc và phản đối về sự thiên vị trong lực lượng lao động. Cách đơn giản nhất để giảm thiểu bất kỳ tranh cãi nào về quá trình này là quy trình Tuyển dụng mù.
Nghĩa là bỏ qua mọi thông tin về sơ yếu lí lịch của ứng viên như thông tin nhân khẩu học, giới tính, tuổi tác, chủng tộc, thậm chí cả trường cũ. Sự sàng lọc đầu tiên hoàn toàn dựa trên khả năng và năng lực của ứng viên.
Điều này cho phép một lực lượng lao động đa dạng hơn được xây dựng dựa trên năng lực, chứ không phải bất kỳ sự quen biết hay thiên vị nào của người phỏng vấn.

4.  Ứng dụng game để khoấy động đội ngũ (Gamification)

Gamification là một kỹ thuật ứng dụng Game để tăng tương tác với người dùng.
Trong kinh doanh, gamification có thể được sử dụng như một cách để sàng lọc ứng viên, kiểm tra một số kỹ năng và khả năng nhận thức thông qua một số trò chơi thú vị. Với sự phổ biến của điện thoại thông minh thì quá trình này diễn ra khá dễ dàng và được đo lường chính xác.
Điều này đem lại lợi ích cho cả hai bên: ứng viên thì vui vẻ tham gia, và nhà tuyển dụng thu thập được nhiều thông tin để dự đoán được điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên – thậm chí sẽ tìm ra được những nhân tài tiềm ẩn.
 
5.   Chuẩn bị cho tương lai

 
Chúng ta thường nói về việc công nghệ có thể thay thế sức lao động của con người. Trong nhiều trường hợp, trí thông minh nhân tạo có thể thực hiện các thống kê và dự đoán chính xác hơn một người quản lý có kinh nghiệm. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ gì? Điều này tùy thuộc vào công ty sẽ lựa chọn phương án phòng bị như thế nào và cách họ đánh giá nguồn nhân lực ra sao.
Các nhân viên cần linh hoạt và sẵn sàng chấp nhận các khía cạnh khác nhau của công việc như: quản lý, giải quyết vấn đề, xử lý sự cố và các lĩnh vực khác. Bằng cách lập kế hoạch trước, công ty sẽ giảm thiểu được chi phí nhờ ứng dụng công nghệ đồng thời tối đa hóa tiềm năng của mỗi người trong đội ngũ.
 
Theo Josh Millet, Forbes.com
 
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). Xem chi tiết tại đây.
 
 
Chương trình đào tạo
 
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM

 

Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 29/03/2018 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 05/04/2018 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây