7 QUY TẮC CHO SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA TỔ CHỨC
Theo Amanda Setili, tác giả của cuốn sách Fearless Growth: The New Rules to Stay Competitive, Foster Innovation, and Dominate Your Markets, cho rằng, chủ sở hữu công ty, các nhà lãnh đạo nhân sự và nhân viên phải học cách đối mặt với những thách thức trực tiếp để tăng trưởng hiệu quả.
"Cũng giống như việc các tổ chức phải linh hoạt, nhanh nhẹn và không ngừng cải tạo, chính ban lãnh đạo và các thành viên cũng phải chú trọng việc nâng cao năng lực của mình từng ngày. Chúng ta không có thời gian để chần chừ.”
Setili, chủ tịch công ty tư vấn chiến lược Setili & Associates, người trước đây giữ các vị trí với McKinsey & Co. và Kimberly-Clark, nói rằng có 7 quy tắc mà các công ty cần chú ý để đạt được sự tăng trưởng trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.
1. Nắm lấy cơ hội trong sự hỗn loạn: Các công ty tăng trưởng mạnh không tránh né rủi ro mà sẽ tìm cách tối thiểu hóa tác hại của chúng. Sự không chắc chắc của thị trường là một cơ hội để công ty vươn lên dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh.
2. Đồng bộ hóa với khách hàng:
Sử dụng ý kiến, đóng góp của khách hàng để cải tiến sản phẩm và tạo ra các cách thức dịch vụ mới. Sự thật là khách hàng sẽ sẵn lòng đóng góp ý kiến để cải thiện sản phẩm của công ty bạn và giới thiệu với người khác qua các kênh mạng xã hội. Có được sự cam kết của khách hàng sẽ giúp công ty giảm thiểu rủi ro và có sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.
"Cũng giống như việc các tổ chức phải linh hoạt, nhanh nhẹn và không ngừng cải tạo, chính ban lãnh đạo và các thành viên cũng phải chú trọng việc nâng cao năng lực của mình từng ngày. Chúng ta không có thời gian để chần chừ.”
Setili, chủ tịch công ty tư vấn chiến lược Setili & Associates, người trước đây giữ các vị trí với McKinsey & Co. và Kimberly-Clark, nói rằng có 7 quy tắc mà các công ty cần chú ý để đạt được sự tăng trưởng trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.
1. Nắm lấy cơ hội trong sự hỗn loạn: Các công ty tăng trưởng mạnh không tránh né rủi ro mà sẽ tìm cách tối thiểu hóa tác hại của chúng. Sự không chắc chắc của thị trường là một cơ hội để công ty vươn lên dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh.
2. Đồng bộ hóa với khách hàng:
Sử dụng ý kiến, đóng góp của khách hàng để cải tiến sản phẩm và tạo ra các cách thức dịch vụ mới. Sự thật là khách hàng sẽ sẵn lòng đóng góp ý kiến để cải thiện sản phẩm của công ty bạn và giới thiệu với người khác qua các kênh mạng xã hội. Có được sự cam kết của khách hàng sẽ giúp công ty giảm thiểu rủi ro và có sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.
3. Hợp tác, hỗ trợ và chia sẻ.
Ngày nay các doanh nghiệp không còn cảnh “cô độc” tự bơi trong chuỗi giá trị của họ nữa, họ có thể sử dụng các giải pháp khác hiệu quả hơn như thuê ngoài tìm đối tác hoặc kêu gọi tài trợ.
4. Kết nối và tăng cường hệ sinh thái của tổ chức.
Khi tạo ra được một hệ sinh thái phù hợp với công ty sẽ giúp mọi thứ phát triển một cách tự nhiên. Setili gợi ý rằng: "Hãy tìm hiểu xem ai đã có sẵn trong hệ sinh thái của công ty và ai là đối tượng mà bạn muốn có ở đó. Hãy xem xét việc tạo ra một nền tảng công nghệ để cho phép sự tương tác phong phú hơn giữa các thành viên trong hệ sinh thái. Tạo điều kiện để nuôi dưỡng mối quan hệ ngoài đời thực của họ với nhau ".
5. Khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên.
Nhiều nhân viên muốn gắn bó cống hiến cho công việc nhưng thường gặp cản trở vì sự đo lường quá chi li và không được truyền cảm hứng từ người lãnh đạo. Đôi lúc, các nhà quản lý còn xử phạt những sáng kiến vượt quá kì vọng quản lý của công ty thay vì khen thưởng cho nhân viên đó. Hãy cho nhân viên sự tự do, kiến thức và mạng lưới họ cần, bạn sẽ mở rộng được sức mạnh to lớn của công ty.
6. Học tập nhanh và không sợ hãi.
Học hỏi nhanh cùng với "tư duy thử nghiệm", là lợi thế cạnh tranh có giá trị nhất mà một công ty có thể xây dựng. Setili cho rằng: "Quan sát thực tế môi trường kinh doanh, chủ động hành động thậm chí trước khi cảm thấy sẵn sàng, và kết hợp những gì bạn đã học ngay vào chiến lược kinh doanh là tất cả những gì cần thiết để có thể nhập cuộc chơi trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay.
7. Xây dựng niềm tin ở tất cả những gì bạn làm.
Sự đáng tin là yếu tố then chốt giúp củng cố các mối quan hệ với nhân viên, đối tác kinh doanh, khách hàng và những người trong cộng đồng làm việc của bạn. Bằng cách tin tưởng rằng các đồng nghiệp của bạn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ, bạn có thể đặt các mục tiêu tham vọng hơn, quy mô lớn hơn và mở rộng trí tưởng tượng về những gì có thể có đạt được. Setili cho rằng: "Để bắt đầu xây dựng niềm tin, hãy vô hiệu hoá sự sợ hãi trong tổ chức của bạn, tạo cảm giác an toàn để nhân viên nói lên ý tưởng và quan điểm của họ, mạnh dạn ra quyết định và có được những kỹ năng mới.
Đưa ra các nguyên tắc để giúp nhân viên chinh phục nỗi sợ hãi của mình sẽ giúp tổ chức tiếp tục tiến lên trên quỹ đạo tăng trưởng.
Theo SHRM.org