BÍ QUYẾT XÂY DỰNG TEAM- BUILDING HIỆU QUẢ DÀNH CHO CÁC NHÀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

Team-building là hoạt động quen thuộc của các công ty để giúp xây dựng tinh thần đoàn kết của đội nhóm và tạo ra những giờ phút thư giãn giúp nâng cao năng suất làm việc của các nhân viên trong công ty. Có rất nhiều hình thức hoạt động đội nhóm nhưng đều có những nguyên tắc chung mà các nhà Quản trị Nhân sự cần nắm bắt để thời gian và công sức bỏ ra thu được hiệu quả cao nhất.
 
Ông David Lengyel, Giám đốc quản lý của Phoenix- công ty chuyên thiết kế hoạt động team-building cho các công ty, cho biết: "Các hoạt động team-building ngày càng tránh những hoạt động nặng ngoài trời như leo núi, đi biển hay khám phá các hang động. Có một lần khách hàng đã phàn nàn với tôi rằng, “Chúng tôi có 200 nhân viên, không phải là 12, và chỉ có 4 giờ [dành cho hoạt động team-building] chứ không phải 4 ngày đâu nhé”.
 
Đảm bảo đi đúng mục đích của tổ chức
 
Anne Thornley-Brown, chủ tịch của Toronto cho rằng, “một công ty mà không có nụ cười hay những giờ phút giải trí thì thật buồn chán, tôi chắc chắn không muốn làm việc ở đó đâu”.
 
Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo, các nhà Quản trị Nhân sự có thể vì quá tích cực mà xây dựng các hoạt động không phù hợp.
Theo bà, những yếu tố cần thiết cho một sự kiện team-buiding thành công gồm:
 
Làm rõ các mục đích và mục tiêu của tổ chức, chẳng hạn như để khuyến khích tư duy sáng tạo và tìm ra những cách giải quyết mâu thuẫn tốt hơn, hoặc chuẩn bị cho những bước đi mới của doanh nghiệp sắp tới.

 
 
Thu thập thông tin về những kì vọng và phong cách  học hỏi của người tham gia, cũng như biết được tình hình sức khỏe của họ để mọi người có thể tham gia một cách có ý nghĩa.
 
Sẵn lòng đầu tư thời gian và tiền bạc. Thornley-Brown kể rằng, nhiều công ty khác thường nói, “Chúng tôi muốn thiết kế một hoạt động team-building trong vòng hai giờ”. Nhưng "hai giờ là không đủ, mặc dù có những hoạt động bạn có thể hoàn thành trong nửa ngày."
 (Tất nhiên có những trường hợp ngoại lệ: Lengyel nói rằng một hoạt động team-building kéo dài từ hai đến bốn giờ thường phù hợp để áp dụng trong các sự kiện dài hơi, tạo điều kiện để các thành viên kết nối và chia sẻ với nhau.)
 
Có sự phối hợp tốt trong hoạt động, địa điểm và quy mô nhóm. Các đội trong một cuộc thi thường từ sáu đến tám người. Ví dụ nếu thiết kế một hoạt động như trò chơi đọc bản đồ trong khu rừng ở công viên dành cho nhóm 20 người thì mỗi team có thể chia nhỏ hơn. Hoặc dành cho nhóm 100 người thì phải có cách xử lý linh hoạt khác nhau.
 
Kiểm tra kĩ nơi sẽ đến để tránh bất ngờ, ví dụ như khi đặt chỗ đến để chơi trò đu dây mạo hiểm mới phát hiện ra độ cao ở đó chỉ phù hợp với trẻ em chứ không phải dành cho người lớn thì không hay chút nào.
 

Đảm bảo mọi người đều tham gia
 
Mặc dù các hoạt động thiên về thể chất như leo núi hay đu dây đã ít phổ biến hơn nhưng đâu đó chúng vẫn còn được áp dụng trong các sự kiện team-building.
Ross Garner, trợ lý chương trình tại Trung tâm Challenge Adventures Challenge nói rằng tất cả những ai có trong hoạt động team-building tại trung tâm đều phải có sự tham gia, theo  một cách nào đó.
"Nếu ai đó không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ vì lý do sức khỏe, họ có thể đóng vai trò “người hướng dẫn", có trách nhiệm giúp đỡ người khác hoàn thành mục tiêu.
 
Rút ra những bài học
 
Bất kể bạn chọn thiết kế team-building dưới dạng hoạt động như thế nào thì vẫn nên có một sự đánh giá sau khi sự kiện kết thúc. Bạn có thể trao đổi cùng các thành viên tham gia để nói về những điều học được/ quan sát được từ buổi team-building.
Một phương pháp mà Thornley-Brown thường sử dụng là trao đổi thành viên giữa các nhóm và khuyến khích họ giao tiếp chia sẻ thông tin với nhau. "Mỗi nhóm mới bao gồm một người từ mỗi nhóm ban đầu, điều này giúp cho mọi người đều được lắng nghe và quen biết nhau", cô nói.
 
Source: SHRM.org