CÁCH GIỮ ĐƯỢC “LỬA NGHỀ” CỦA CÁC CHUYÊN GIA NHÂN SỰ

Sự cam kết của các nhân viên được đo lường dựa trên mức độ tham gia, sự nhiệt huyết và tính cam kết với công việc và nơi làm việc. Theo báo cáo của Gallup U.S năm 2016 về tính cam kết của các nhân viên cho thấy rằng, chỉ có 32,5% lực lượng lao động ở Mỹ là có sự cam kết cao trong công việc.
 
Bộ phận Nhân sự cố gắng tạo ra nền văn hoá có mức độ tham gia cao, tập trung vào trách nhiệm cá nhân hơn. Tất nhiên, chất lượng và mức độ cam kết của bạn là trách nhiệm cá nhân nhưng cũng không nên quá xem nó là điều nặng nề. Đó là một quá trình tự phát triển.
 
Những người có động lực "từ bên trong", có mong muốn phát triển, học hỏi và đóng góp sẽ làm việc với tính cam kết cùng với nhiều cảm xúc tích cực hơn.
Dưới đây là một vài lời khuyên:
 
Học cách quản lý năng lượng
 
Công nghệ đã xóa bỏ ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Và kĩ năng cần có của mỗi người là biết cách thiết lập các ưu tiên, đặt ra các giới hạn và biết khi nào cần được giúp đỡ.

 
 
Các Chuyên gia nhân sự nên b
iết cách thiết lập các ưu tiên, đặt ra các giới hạn và biết khi nào cần được giúp đỡ.

Ví dụ công ty TCAP đã sử dụng các chiến lược đào tạo kĩ năng thư giãn (một kĩ năng được học hỏi từ thế giới thể dục) để tạo ra sự chuyển động hài hòa, nhịp nhàng trong suốt cả ngày. Bằng cách cân bằng các khoảng thời gian áp lực cao với thời gian thư giãn để phục hồi, mọi người có thể lấy lại năng lượng thông qua các hoạt động như thiền định, thở sâu, cầu nguyện và kết nối tình cảm, hoặc đi dạo qua vài bậc thang.
 
 
Năng lượng cảm xúc cao vừa có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Khi mọi người cảm thấy tức giận, nản lòng hoặc lo lắng, họ có thể nhanh chóng chuyển sang tình trạng tiêu cực và phòng thủ. Còn những cảm xúc tích cực có năng lượng cao như sự nhiệt tình, niềm hy vọng và sự kết nối sẽ giúp sự cam kết trong công việc trở nên hiệu quả hơn.
 
Ngược lại, các cảm xúc tiêu cực mang năng lượng thấp như sự tuyệt vọng và kiệt sức dễ dẫn đến sự buông xuôi trong công việc, trong khi các trạng thái tích cực mang năng lượng thấp như sự bình tĩnh, thư giãn và an lạc sẽ giúp phục hồi nhanh hơn. Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn, các hoạt động sáng tạo như viết nhật ký hoặc vẽ có thể gợi lên những cảm xúc tích cực ít năng lượng.
 
Giải pháp đơn nhiệm (Singletasking)
 
Đối mặt với cơn sóng thần về thông tin và nhu cầu, mọi người thường cố gắng thực hiện hai công việc (hoặc nhiều hơn) cùng một lúc. Không giống như các máy tính (có thể xử lý nhiều tác vụ đồng thời), não của con người không thể thực hiện được hai nhiệm vụ cùng yêu cầu mức nhận thức cao cùng một lúc.
 
Nghiên cứu của Clifford Nass và các đồng nghiệp của ông tại Đại học Stanford năm 2009 đã chứng minh rằng những người “đa nhiệm” thường đạt năng suất thấp hơn những người tập trung vào một việc duy nhất trong một khoảng thời gian. Những người cố gắng thực hiện hai hoặc nhiều nhiệm vụ cùng một lúc khó có thể tập trung và xử lý dữ liệu một cách sáng suốt. Bên cạnh đó, mối quan hệ trong công việc có thể xấu đi vì mọi người không có thời gian để lắng nghe và thấu cảm.
 
Devora Zack, Giám đốc điều hành của Công ty Only Connect Consulting, một công ty phát triển lãnh đạo ở Washington, D.C., coi đơn nhiệm (singletasking) như một sự thay thế tốt và đáng tin cậy.
 
 
Nghiên cứu của Clifford Nass và các đồng nghiệp của ông tại Đại học Stanford đã chứng minh rằng những người “đa nhiệm” thường đạt năng suất thấp hơn những người tập trung vào một việc duy nhất trong một khoảng thời gian. 

Zack, tác giả của quyển sách Singletasking: Get More Done—One Thing at a Time cho biết: "Cách duy nhất để làm tốt bất cứ điều gì là phải toàn tâm toàn ý cho nhiệm vụ đó. Nó không phải là một thứ xa xỉ, bạn cần phải như thế để làm được nhiều hơn khi chỉ làm biết tập trung chỉ làm một thứ trong một khoảng thời gian”.
 
Tình trạng căng thẳng và luôn ám ảnh với công nghệ là biểu hiện của một sự tham gia tích cực? Không thể nào, nếu trong một môi trường văn hóa nơi những nhân viên luôn phải vật lộn với hàng tá email và tin nhắn thì khó mà có được sự cam kết của nhân viên.
 
Pollack kể  rằng, cô nhìn thấy tình trạng này thường xuyên trong các cuộc hội thảo, nơi mà học sinh thường xuyên kiểm tra điện thoại.
 
Cô nói: "Không cho sinh viên sử dụng thiết bị di động là bước đầu tiên để thu hút sự chú ý của họ. Tuy nhiên trên thực tế, điều này có thể khiến họ bồn chồn hơn."
 
Khi cô thuyết phục sinh viên tắt thiết bị di động để chú tâm hơn vào bài giảng của cô ấy thì chất lượng tương tác cao hơn hẳn. Các sinh viên tập trung, tích cực phát biểu và học được nhiều kinh nghiệm hơn.
 
Các Chuyên gia Nhân sự không có sự tích cực trong công việc hoặc để người khác thấy sự uể oải của mình có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tín nhiệm và làm nản lòng những người liên quan.
 
Source: SHRM.org