CHUYÊN GIA NHÂN SỰ CẦN PHÁT TRIỂN ‘KHẢ NĂNG LÀM CHỦ’

Entrepreneurship ngày nay không chỉ được đánh giá cao mà còn nhận được sự ủng hộ rất lớn. Có thể thấy điều này như một cuộc nổi dậy mạnh mẽ lan rộng khắp nơi trên toàn thế giới. Nhưng nếu xem entrepreneurship chính là tinh thần khởi nghiệp thì có lẽ là chưa thật sự đủ và chính xác.
 
Có chăng nên diễn giải entrepreneurship như khả năng làm chủ, giải quyết mọi vấn đề trong công việc, trong cuộc sống hơn là chỉ gói gọn trong tạo dựng sự nghiệp riêng. Cá nhân nào cũng có thể là một entrepreneur dù họ có khởi nghiệp hay không, chỉ cần họ có khả năng làm chủ, có khả năng giải quyết tận gốc vấn đề của tổ chức hay của chính bản thân họ. Trên thực tế, một chuyên viên nhân sự cần entrepreneurship như một sự gia tăng về kinh nghiệm cũng như khả năng tư duy trong kinh doanh, vượt xa khỏi giới hạn của công việc nhân sự. Có 5 vấn đề mà các chuyên viên nhân sự cần lưu ý trong việc xây dựng các kỹ năng Entrepreneurial.
 
Vượt khỏi phạm vi nhân sự
 
“Các chuyên viên nhân sự giỏi nhất dựa vào kinh doanh tổng thể chứ không riêng khía cạnh con người” chia sẻ từ Mark Legestee, phó chủ tịch tập đoàn Yum phụ trách phát triển tổ chức và tài năng toàn cầu, điều hành chuỗi thương hiệu Taco Bell, Pizza Hut, KFC khắp thế giới. Ông cũng cho biết them: “Điều quan trọng đối với các chuyên viên nhân sự là thể hiện rõ được sự thấu hiểu sâu sắc về doanh nghiệp cũng như công việc kinh doanh, thể hiện sự thúc đẩy của quá trình phát triển doanh nghiệp. Các chuyên viên nhân sự có thể nâng cao nhận thức về bối cảnh kinh doanh thông qua việc liên hệ với các đồng nghiệp từ các bộ phận khác để thu nhận được nhiều thông tin hơn.

 
 kha-nang-lam-chu-shrmvietnam-1.jpg

Đặt ra thách thức

Khi quyết định thay đổi phương hướng hoạt động và bắt đầu một phương án mới điều này buộc phải đánh đổi rất nhiều có khi sẽ là sự quen thuộc đến từ phía khách hàng. Trong nhiều trường hợp, sự đánh đổi là không cần thiết nhưng nếu nhìn về tương lai xa hơn vì đây là điều cần phải cân nhắc. Theo chia sẻ từ ông Legestee: “ Tại Yum, hằng năm chúng tôi cùng nhau ngồi lại lên kế hoạch cho những năm tiếp theo. Trong cuộc họp đó, chúng tôi thường bắt đầu bằng việc hình dung ra công việc kinh doanh của 5 đến 10 năm tới và tiến hành bàn bạc phương án thực hiện những ý tưởng đó.”
 
Chấp nhận những ràng buộc

Một tổ chức có đề cao entrepreneurship cần phải chấp nhận những vấn đề và ràng buộc kéo theo sau đó. Nhiều vấn đề về nguồn lực, ngân sách hoặc những nhân viên không theo ý sếp, có thể sẽ gây không ít cản trở nhưng khai thác đúng sẽ là nguồn tài nguyên vô hạn.

Ghi nhận và trao cơ hội

Khái niệm thinking entrepreneurial thường được nhìn nhận và ca ngợi nhưng trong thực tế không được nhiều sự đón nhận từ một số giám đốc điều hành hay quản lý. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo tài năng sẽ không bỏ qua những cơ hội có ích cũng như nhìn nhận vấn đề một cách tích cực hơn. Entrepreneurial cần được nhìn như một khả năng tiềm ẩn, nếu được “mài giũa
 một cách kỹ lưỡng sẽ tạo nên những “vật phẩm” quý giá. Mặc dù là khả năng của nhân viên nhưng hưởng lợi lại chính là những doanh nghiệp.

 
chuyen-gia-nhan-su-can-phat-trien-kha-nang-2.jpg
 
Đừng chờ đợi sự thay đổi - hãy dẫn dắt nó
 
Môi trường làm việc ngày nay có tốc độ thay đổi chóng mặt và các chuyên viên nhân sự hiểu rõ rằng họ không thể chờ đợi sự thay đổi tìm đến họ. Không ngừng theo đuổi các cơ hội để có thể mở ra một tương lai hoàn toàn mới. Bà Brand Richardson, phó chủ tịch phụ trách phát triển Hiệp hội JCC, điều hành các Trung tâm cộng đồng Do Thái khắp Bắc Mỹ, thừa nhận rằng nhu cầu về phát triển tài năng tại JCC là cần thiết khi mà từ 6 đến 10 năm tiếp theo hơn một nửa các giám đốc điều hành sẽ bước sang tuổi nghỉ hưu. “Chúng tôi luôn tìm kiếm những phương thức mới để có cơ hội phát triển sự chuyên nghiệp cho những nhân viên. Chương trình quản lý tài năng của chúng tôi nhằm thu hút và thúc đẩy nhân viên thông qua một chương trình đào tạo nhằm đánh giá thế mạnh và giúp mọi người hoàn thành mục tiêu trong công việc.”


 
Theo SHRM.ORG

 

Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). 
 

 

 

Chương trình đào tạo
 
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM

 

Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 13/09/2018 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 20/09/2018 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY