CHUYÊN GIA NHÂN SỰ ĐỐI MẶT THẾ NÀO VỚI BÊ BỐI NỘI BỘ?

Các chuyên gia nhân sự ngoài việc phải chịu trách nhiệm hỗ trợ nhóm điều hành còn phải lên tiếng thay mặt cho nhân viên trong nhiều trường hợp. Vậy các chuyên gia nhân sự nên làm gì khi một người quản lý cấp cao vượt quá giới hạn về pháp lý và các tác động của hành vi đó đến toàn bộ lực lượng lao động?

Một lãnh đạo cấp cao của tổ chức có thể dính vào các vụ bê bối về quấy rối tình dục, có hành vi phân biệt đối xử và thậm chí tham gia vào các hoạt động phi pháp như gian lận, tham ô. Theo Mark Fogel, giám đốc điều hành kiêm người đồng sáng lập Human Capital 3.0 cho rằng: “Cách giải quyết tình huống này có thể là một vấn đề nan giải đối với các chuyên gia nhân sự.” Hành động nào sẽ là cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này? Là tấm chắn bảo vệ các lãnh đạo cấp cao, dùng tiền để che lấp các vấn đề hay chống lại tất cả những hành động sai trái.

Sẽ thế nào nếu các hành động phạm pháp được thực hiện bởi chính người chủ công ty? Nếu các hành vi phi đạo đức nhưng lại không vi phạm pháp luật. “Làm đúng" không phải lúc nào cũng dễ dàng hay hoàn toàn minh bạch. Sự lựa chọn phụ thuộc vào các nhà quản trị nhân sự. Họ hoàn toàn có thể vạch trần những sai trái dựa trên nền tảng đạo đức con người hay nghề nghiệp nhưng sẽ phải lường trước trường hợp tổn hại đến sự nghiệp hay danh tiếng.

 
chuyen-gia-nhan-su-doi-mat-1.jpg

Đừng làm “anh hùng" đơn độc.

Ít nhất, các chuyên gia nhân sự cần làm tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Nếu thật sự có sai phạm đến từ lãnh đạo, hãy đưa nó ra trước ánh sáng. Thảo luận một cách thẳng thắn với những đối tượng có liên quan và có ảnh hưởng đến hành động sai phạm. Cân nhắc việc đối thoại trực tiếp với luật sư của tổ chức hay thành viên của ban lãnh đạo. Sau đó hãy suy nghĩ đến việc trình báo với cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, trong nội bộ, các chuyên gia nhân sự cần đảm bảo rằng người lao động có đủ quyền để lên tiếng trước những sai phạm về pháp lý hoặc đạo đức.
 
Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến sai phạm.

Khi phát hiện được có những hành vi sai trái đang diễn ra, việc làm đầu tiên là ghi nhận tình hình và những chứng cứ có liên quan. Không đơn giản trong việc thu thập các tài liệu có liên quan đến sai phạm, những tài liệu mật thường chỉ có những người liên quan được quyền biết và nắm giữ. Vì vậy việc ghi nhận dữ liệu dựa trên hành vi, giao tiếp là rất quan trọng.

 
chuyen-gia-nhan-su-doi-mat-2-1.jpg

Thống nhất thông tin truyền thông. 

Đây chưa bao giờ là một vấn đề đơn giản, nó có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh cũng như sự tín nhiệm của các đối tác dành cho doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao các tổ chức nên có chính sách chỉ định ai có thể giao tiếp với báo chí hay các cơ quan truyền thông. Tất cả nhân viên cần biết về chính sách và nên biết ai chịu trách nhiệm xử lý các thắc mắc từ truyền thông. Nếu nhân sự có trách nhiệm nói chuyện với các tổ chức truyền thông, cần bình tĩnh và có thiện chí. Tốt nhất là không đưa ra bất cứ phán đoán hay giả định nào khi chưa có kết luận chính xác từ các cơ quan điều tra.

 
THEO: SHRM.ORG
 
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). 
 
 
Chương trình đào tạo
 
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM

 

Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 13/09/2018 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 20/09/2018 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY