GẮN KẾT ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ TRONG CÁCH MẠNG CHUYỂN ĐỔI KĨ THUẬT SỐ

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các công ty trong nhiều ngành công nghiệp đang phải đối mặt với công cuộc chuyển đổi kĩ thuật số. Những lãnh đạo doanh nghiệp và công nghiệp, nhân viên và các nhà cung cấp công nghệ đều có vai trò trong việc xác định nhu cầu công nghệ, thiết kế giải pháp và thực hiện hiệu quả.

Sau buổi nói chuyện với các nhà quản lý và nhân viên về cách mạng số ở một số ngành công nghiệp chủ chốt, tác giả bài viết đã quan sát được hai vấn đề:

Thứ nhất, cuộc chuyển đổi số ở nhiều tổ chức và nhiều lĩnh vực chỉ mới ở các giai đoạn đầu. Nó vẫn chưa có những ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực mà nhiều chuyên gia từng dự đoán trước đó. Theo một cách nào đó, đây là một lợi thế vì quan sát thứ 2 cho thấy trong giai đoạn này, các chiến lược và quy trình cần thiết cho sự quản lý công nghệ cải tiến hiệu quả vẫn chưa được phát triển tại nhiều tổ chức.

Sự thay đổi đáng kể trong thiết kế và thực thi sẽ rất cần nếu công nghệ được nhận ra đầy đủ các giá trị tiềm năng đối với cải thiện hiệu suất làm việc, tạo ra tỉ lệ lợi nhuận cao và kết quả công việc tốt hơn.

Làm thế nào để quản lý hiệu quả quá trình chuyển đổi kĩ thuật số để cải tiến vận hành, hiệu suất và trải nghiệm khách hàng?

 
gan-ket-doi-ngu-trong-cach-mang-chuyen-doi-ki-thuat-so-1.jpg

Trong quá khứ, cách tiếp cận theo tuần tự chiếm ưu thế hơn bởi sự khác biệt giữa mục tiêu kinh doanh và chiến lược nhân sự. Các nhà cung cấp phát triển sản phẩm và bán lại cho các Giám đốc Công nghệ thông qua những cuộc đàm phán đối lập (khi mà bên này không thể hiểu bên kia), sau đó các nhà quản lý phải đấu tranh để tích hợp công nghệ mới với nhân sự để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Một mô hình tích hợp liên kết giữa thiết kế chiến lược kĩ thuật số với thiết kế nguồn nhân lực trong tương lai đã chính thức được bắt đầu. Mô hình “làm việc bằng kĩ thuật số - gắn kết nhân lực” được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như vận tải, năng lượng, công nghệ, bảo hiểm và hàng hóa tiêu dùng; cho thấy một sự chuyển đổi số thành công và cải thiện hiệu suất.

Những điểm mù hiện tại

Các tổ chức nói về tính nhanh nhẹn và liên chức năng của các nhóm nhưng lại ít khi áp dụng suy nghĩ này để gắn kết đội ngũ nhân sự trong việc lên kế hoạch hoặc thực hiện.

Lý tưởng nhất là giám đốc công nghệ (CDO) sẽ là người chủ chốt trong hoạt động gắn kết này với kĩ năng diễn giải về sự cải tiến của công nghệ và hiểu rõ về các quy trình cần thiết trong tổ chức để có thể thực hiện thành công công nghệ mới này.

Các CDO là vị trí thiết yếu ngay trung tâm của quá trình tích hợp, nhưng trong thực tế thì vai trò này trong nhiều công ty lại chưa được xác định rõ ràng.

Trong mô hình tích hợp mới, sự hợp tác giữa các nhà cung cấp, nhân viên và quản lý đã hợp nhất  kiến thức về kinh doanh và công nghệ để áp dụng trực tiếp đến sự vận hành của doanh nghiệp.

Thiết kế mô hình cũng cân nhắc đến quá trình làm việc và cách công nghệ có thể tăng đầu vào của từng người.

Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng của mô hình phương pháp mới:
1.      Tích hợp quá trình một cách trực tiếp giữa chiến lược nhân sự và chiến lược kinh doanh.
2.      Đào tạo liên tục và đa chiều để chuẩn bị các công nghệ mới và các lựa chọn khác đi kèm.
3.      Nhân sự và nhân lực giúp xác định vấn đề, các lựa chọn giải pháp và điều chỉnh thích hợp.
4.      Xây dựng chiến lược phát triển nhân sự dựa trên sự gắn kết của nhân lực

Nếu đợi đến khi công nghệ mới được giới thiệu mới đào tạo cho nhân viên sử dụng thì đã quá trễ. Thay vào đó, công ty mong muốn sự chủ động trong chuyển đổi kĩ thuật số cần đào tạo nhân viên liên tục để họ có kỹ năng phân tích và kĩ năng xã hội.

Điều đó có nghĩa là thêm các giá trị trong những buổi thảo luận về cách sử dụng công nghệ kĩ thuật số để cải thiện sự vận hành và thay đổi quá trình làm việc, thay đổi các yêu cầu về kĩ năng để làm việc hiệu quả hơn với những công nghệ mới.
Chúng ta vẫn thường nghe các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực lặp đi lặp lại rằng nhu cầu đào tạo và đào tạo lại sẽ thể hiện tốt nhất ở cuối chu kỳ phát triển và hoàn thiện.

Mặc dù chiêu mộ nhân tài hiểu biết về kĩ thuật số là cần thiết nhưng việc nâng cao kĩ năng cho lực lượng nhân sự hiện có cũng đang là một điểm mù với nhiều công ty, dẫn đến thực trạng là các khóa đào tạo nhân sự chuẩn bị cho chuyển đổi kĩ thuật số không hề đạt hiệu quả.

 
gan-ket-doi-ngu-trong-cach-mang-chuyen-doi-ki-thuat-so-1-1.jpg

Các yếu tố cho quá trình chuyển đổi kĩ thuật số thành công

Một quá trình chuyển đổi số thành công cần có các yếu tố về tổ chức, sự hợp tác và con người trong mô hình mới và toàn diện:


1. Các giám đốc công nghệ đóng vai trò là người tích hợp hệ thống và hỗ trợ quá trình thay đổi.
2. Đầu tư và đào tạo đầy đủ nhân sự trước khi quá trình thực hiện diễn ra để đảm bảo đội ngũ nhân viên có các kĩ năng và sự sẵn sàng làm việc hiệu quả với công nghệ số mới.
3. Các nhà cung cấp, những quản lý nội bộ công ty và nhân viên cùng nhau xác định vấn đề và cơ hội mà công cuộc số hóa có thể giải quyết.
4. Nhóm thiết kế xem xét sự thay đổi hệ thống có thể làm tăng hiệu quả khả năng thực hiện công việc hay các nhiệm vụ khác không, và cân nhắc việc thay đổi yêu cầu về các kĩ năng của nhân viên để hoàn tất quá trình chuyển đổi số sau đó. Đây là một quá trình dài hạn chứ không phải là sự thay đổi một lần.
5. Nhân viên, quản lý và các chuyên gian liên quan gần nhất với công việc sẽ được tập trung đầu tư chuẩn bị cho công cuộc chuyển đối số trong quá trình thiết kế và thực thi ngay từ đầu.

Hãy học cách suy nghĩ của người Nhật Bản: “Con người đem lại sự thông thái cho máy móc”.

Các công ty cần phải có những hành động nhanh chóng để tổ chức không bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực.
 
THEO HRMASIA
 
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). 
 
 
Chương trình đào tạo
 
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM

 

Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 14/03/2019 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 21/03/2019 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY