LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP NHÂN VIÊN ÁP DỤNG KIẾN THỨC VÀO CÔNG VIỆC SAU ĐÀO TẠO?
Việc chuyển đổi kiến thức sau đào tạo giúp nhân viên có thể áp dụng các kĩ năng vào công việc. Sự thực hành này là các chuỗi hoạt động nhất định trước, sau và trong giai đoạn đào tạo để giúp nhân viên có thể áp dụng nhanh chóng và hiệu quả kĩ năng đã được học vào trong công việc.
Sự thực hành sau đào tạo là mục tiêu mà nhân viên đề ra khi tham gia bất cứ khóa đào tạo nội bộ, hội thảo hay đào tạo tại chỗ nào.
Mục tiêu của đào tạo là nâng cao kĩ năng, kiến thức, suy nghĩ và khả năng học tập của nhân viên. Nhưng quan trọng hơn hết là khả năng áp dụng thông tin, kĩ năng và kiến thức mới vào công việc của họ.
Lý tưởng nhất là nhân viên ngoài việc áp dụng những gì đã được đào tạo vào công việc của bản thân, họ còn chia sẻ kiến thức với những nhân viên khác.
Nếu các nhà nhân sự mong muốn nhân viên có những tác động thực sự đến việc thực hành kĩ năng mới tại nơi làm việc sau đào tạo, nghiên cứu dưới đây sẽ minh họa sức mạnh của việc gây chú ý với việc thực hành kiến thức trước, sau và trong các khóa phát triển đào tạo dành cho nhân viên.
Sự thực hành sau đào tạo là mục tiêu mà nhân viên đề ra khi tham gia bất cứ khóa đào tạo nội bộ, hội thảo hay đào tạo tại chỗ nào.
Mục tiêu của đào tạo là nâng cao kĩ năng, kiến thức, suy nghĩ và khả năng học tập của nhân viên. Nhưng quan trọng hơn hết là khả năng áp dụng thông tin, kĩ năng và kiến thức mới vào công việc của họ.
Lý tưởng nhất là nhân viên ngoài việc áp dụng những gì đã được đào tạo vào công việc của bản thân, họ còn chia sẻ kiến thức với những nhân viên khác.
Nếu các nhà nhân sự mong muốn nhân viên có những tác động thực sự đến việc thực hành kĩ năng mới tại nơi làm việc sau đào tạo, nghiên cứu dưới đây sẽ minh họa sức mạnh của việc gây chú ý với việc thực hành kiến thức trước, sau và trong các khóa phát triển đào tạo dành cho nhân viên.
Trước đào tạo
Tại trường đại học mid-Western của Mỹ, Giám đốc phát triển Nhân sự (HRD) đã xây dựng các khóa đào tạo dành cho nhân viên mới đối với vị trí giám sát viên. Cô bắt đầu quá trình đánh giá nhu cầu bằng cách tập trung vào nhóm gồm cả người tham gia và giám sát viên để tìm ra các kĩ năng mấu chốt và những ý tưởng chính cần thiết từ khóa đào tạo này.
Cô đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhân sự để xác định nội dung đào tạo nhân viên. Cô cũng quan sát các chương trình đào tạo khác và gặp gỡ những HRD khác để so sánh ghi chép trước khi phát triển khóa đào tạo nhân viên.
Cô thành lập một ủy ban tư vấn toàn trường đại học để đánh giá và hỗ trợ thiết kế các khóa đào tạo cho nhân viên. Sau khi làm việc với các nhà cung cấp phát triển và đào tạo nội bộ và bên ngoài trường, cô đã phát triển một khóa đào tạo nhân viên dựa trên mục tiêu của tổ chức. Các nhóm quán lý được yêu cầu tham gia một buổi họp giới thiệu nội dung của các buổi đào tạo sắp tới.
Cuộc họp này cũng hướng dẫn người tham gia vai trò của nhà quản lý trong việc hỗ trợ các nỗ lực đào tạo. Dần dần, ngày càng có nhiều nhà quản lý đến tham dự các khóa đào tạo hơn.
Trong các khóa đào tạo
Giám đốc phát triển Nhân sự đã thí điểm các khóa học với với vài nhóm nhân viên đầu tiên, sau đó sẽ liên tục thay đổi dựa theo những phản hồi. Người đào tạo giới thiệu những ví dụ và hoạt động liên quan trong suốt buổi đào tạo.
Người tham gia điền vào các phiếu đánh giá để nhận xét về nội dung, học tập và hiệu quả của buổi đào tạo. Họ có thể làm phiếu này bất cứ lúc nào trong cả tuần học mà không nhất thiết phải làm vào cuối khóa, do vậy họ có thời gian để suy nghĩ đánh giá toàn diện hơn.
Sau đào tạo
Liên tục điều chỉnh đào tạo là một quá trình lặp lại liên tục dựa theo những phản hồi.
Một vài tháng sau đào tạo, HRD sẽ gặp gỡ những nhân viên đã tham gia khóa học. Mục đích là để đánh giá sự hài lòng của họ đối với khóa đào tạo cũng như tìm hiểu xem họ có thể thực hành những kiến thức đó tại nơi làm việc hay không. Cô cũng gặp nhóm quản lý để đánh giá về việc áp dụng kĩ năng của nhân viên sau đào tạo như thế nào.
Cô đang làm việc để thu thập các kiểm tra thực tế và phản hồi 360 độ nhằm củng cố việc áp dụng các kiến thức vào công việc của nhân viên thông qua các chương trình đào tạo.
Trường Đại học đã gặt hái được những thành công tuyệt vời từ kết quả đầu tư vào các chương trình đào tạo nhân viên. Các doanh nghiệp cũng có thể đạt được điều này nếu tập trung chú ý vào việc giúp đỡ nhân viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tế làm việc.
Rốt cuộc, tại sao lại không dành thời gian cho các hoạt động hỗ trợ và giúp đỡ nhân viên thực hành các kiến thức kỹ năng được đào tạo trong công việc nhằm đảm bảo một sự tác động tích cực đến đội ngũ chung?
THEO THE BALANCE CAREER
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”).
Chương trình đào tạo
Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế
Khai giảng: Ngày 19/09/2019 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 26/09/2019 tại Hà Nội
|