MỖI NGƯỜI TRONG CÔNG TY ĐỀU CÓ MỘT PHẦN TRÁCH NHIỆM CỦA HR

John.Hudson là chuyên gia Nhân sự với hơn 15 năm kinh nghiệm ở đa dạng các công ty thuộc nhiều lĩnh vực như công nghệ, tài chính, truyền thông,... Dưới đây là chia sẻ của ông về vai trò của những người làm nghề nhân sự.
 
Tôi làm việc trong một công ty rất tuyệt vời. Ngoài việc có một nền Văn hoá hiệu suất cao, chúng tôi làm việc với tâm trạng rất thoải mái và vui vẻ. Cho dù đó là một sự kiện hàng quý để tuyên dương những đóng góp của nhân viên hay một buổi dã ngoại cuối tuần cùng nhau. Chúng tôi thật sự rất biết cách để ăn mừng.
 
Những điều này có thể dẫn đến một vài nhận xét hay câu hỏi về vai trò của tôi với tư cách là nhân viên HR. Những điều như, "Tôi cá rằng bạn không thích những sự kiện như thế này" hoặc "ồ, những hoạt động này thường rất phiền phức!"
Tại sao nhỉ, trong khi tôi đang thoải mái thưởng thức thứ đồ uống yêu thích. Phản ứng của tôi với những câu hỏi đó thường là, “Dường như bạn còn quan tâm đến chuyện này hơn cả tôi”.
 
Mỗi vị trí trong một công ty đóng một vai trò và có trách nhiệm khác nhau. Có các chỉ số KPIs, mô hình MBOs, và CSFs để giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn. Cơ bản mỗi nhiệm vụ sẽ làm những công việc riêng biệt, và nhiệm vụ của một HR là không chấp nhận những hành vi không chuẩn mực hoặc gây hại đến tổ chức.
 
The-H-R-1.jpg
 
Khi tham gia vào bộ phận chức năng của công ty, tôi không phải trở thành “bảo mẫu” hay một “người giám sát”. Nếu muốn như vậy thì phải có một thầy giáo nói với tôi những điều đó. Khi làm việc tại Levi’s, giữ mối liên hệ với nhân viên là một phần trách nhiệm của tôi và tôi đảm nhận việc này rất nghiêm túc. Sự thật là tôi không thể có mặt cùng lúc ở 400 địa điểm khác nhau, tôi phải dựa vào sự đánh giá và quan sát của những người khác để xác định, giải quyết những hành vi không chuẩn mực.
 
Có một điều tôi thường nghe hằng ngày rằng, “Nếu thấy gì không ổn phải nói ngay”. Bạn không cần phải có các chứng chỉ Nhân sự quốc tế để làm điều này.
 
Mỗi nhân viên đảm nhận một phần việc cụ thể, nhưng cũng có những việc không tên mà ai cũng có một phần trách nhiệm dù có đang ở vị trí nào.
Không quan trọng là bằng cấp hay chức vụ gì, cách bạn phản ứng với chúng và hướng đi nghề nghiệp của bạn mới là vấn đề.