NGĂN CHẶN CĂNG THẲNG TRONG CÔNG VIỆC BẰNG SỰ ĐỒNG CẢM

Các nghiên cứu cho thấy rằng, sự đồng cảm tạo ra những phản ứng tâm sinh lý giúp chúng ta tỉnh táo và tăng cường sự bền bỉ. Vì vậy, sự đồng cảm không chỉ khiến người khác hạnh phúc mà chính chúng ta cũng được hưởng quả ngọt.
 
Dưới đây là chiến lược giúp phá vỡ vòng luẩn quẩn của bi kịch kiệt sức trong công việc.
 
1. Thực hành việc yêu thương chính mình
 
Dừng việc cố gắng trở thành một siêu anh hùng, hãy bắt đầu chăm sóc bản thân. Dưới đây là hai cách thiết thực để làm điều đó:
 
  • Ngăn chặn sự thôi thúc phải làm việc quá sức. Khi bị áp lực, chúng ta thường bị cám dỗ phải làm việc điên cuồng để "xuất sắc trong mọi thứ." Thế nhưng, làm việc quá sức là một cái bẫy. Chỉ làm việc nhiều hơn thì không thể khắc phục vấn đề, thậm chí càng khiến mọi việc thêm tồi tệ vì bạn trở nên quá căng thẳng.
 

Đó là một chu kỳ luẩn quẩn. Vì vậy, thay vì cố quá thành quá cố, hãy tìm cách làm mới mình khi bạn bị áp lực: Bạn có thể tập thể dục, thực hành chánh niệm, dành nhiều thời gian hơn cho người thân hoặc ngủ nhiều hơn.
 
  • Đừng quá đàn áp bản thân. Sự căng thẳng thường là hậu quả của việc quá khó khăn đối với bản thân khi không đáp ứng được mong đợi của chính mình. Nhận biết cảm giác của bạn, tử tế và tha thứ. Chuyển đổi suy nghĩ từ cảm giác bị đe dọa sang sự tha thứ yêu thương sẽ giúp tăng cường khả năng phục hồi của bạn.
 
2. Thể hiện sự đồng cảm
 
Sau khi thực hiện các bước hướng tới sự từ bi với bản thân sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với người khác hơn. Nhưng hãy đối mặt với sự thật rằng: Sự đồng cảm không phải là tiêu chuẩn được ưu tiên ở nơi làm việc.
Trên thực tế, sự thiếu đồng cảm và thậm chí là thiếu đạo đức giữa đồng nghiệp với nhau là những nguyên nhân chính dẫn đến sự kiệt sức kéo theo nhiều hệ quả. Dưới đây là một số cách giúp bạn cảm thông với đồng nghiệp:
 
  • Xây dựng tình bạn: Hầu hết mọi người có thể liệt kê ra hàng chục lý do tại sao không nên kết bạn với đồng nghiệp. Nhưng chúng tôi tin vào điều ngược lại- sự kết nối và tình bạn trong công việc thực sự cần thiết.
 

TheoHarvard Grant Study, một trong những nghiên cứu dài hơi nhất về phát triển con người đã cho rằng, có một mối quan hệ tốt đẹp là điều kiện thiết yếu để có được sức khoẻ và hạnh phúc. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng, quan tâm và cảm giác được quan tâm sẽ giúp ổn định huyết áp và tăng cường hệ miễn dịch.
 
  • Chấp nhận con người thật của nhau: Lắng nghe nhiều hơn. Những thành kiến ​​và khuôn mẫu khiến chúng ta mất khả năng thấu hiểu và kết nối với người khác. Kết quả là gây ra các xung đột không cần thiết. Để tránh điều này, hãy thử tò mò về mọi người. Hãy tự hỏi mình, "Làm thế nào tôi có thể hiểu được người này ?" Hãy lắng nghe với một tâm trí cởi mở.
  • Hướng dẫn đồng nghiệp: Theo một nghiên cứu năm 2012 trên tạp chí Journal of Applied Behavioral Science, việc hướng dẫn cho những người khác có tác động tích cực đến tâm sinh lý giúp tăng cường sức chịu đựng và phục hồi cơ thể. Khi ta đầu tư thời gian vào việc phát triển những người khác, chúng ta sẽ đỡ ám ảnh hơn với chính mình, từ đó giảm được những ảnh hưởng độc hại của trạng thái căng thẳng và kiệt sức.
 
Tuy nhiên, có một lời khuyến cáo: Đồng cảm và từ bi có thể rất hiệu quả trong cuộc chiến chống lại stress, nhưng hãy nhớ những giới hạn. Bởi cái gì cực đoan quá cũng không tốt, quá quan tâm đến việc kiểm soát cảm xúc sẽ lại khiến bạn ngã vào một nỗi mệt mỏi mới.
Một khi bạn biết chăm sóc bản thân, bạn có thể bắt đầu quan tâm đến người khác. Trong quá trình này, bạn sẽ tạo ra các mối quan hệ cộng hưởng tốt cho bạn và những người mà bạn làm việc cùng.
 
Source: SHRM.org