NHÀ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ NÊN TRÁNH NHỮNG CÂU HỎI GÌ TRONG CUỘC PHỎNG VẤN
Nếu bạn là một nhà tuyển dụng và đang phân vân có nên hỏi ứng viên những thông tin về chủng tộc, giới tính, tôn giáo hoặc các chủ đề nhạy cảm khác của ứng viên hay không, thì câu trả lời chắc chắn là KHÔNG.
Các chuyên gia về Nhân sự và Luật lao động cho rằng, khi các Nhà quản trị Nhân sự thực hiện các cuộc phỏng vấn nhằm mục đích tìm hiểu ứng viên để xem họ có phù hợp với công việc và công ty hay không, thì nên lưu ý không được sa đà vào những câu hỏi “cấm kỵ”, vi phạm đạo đức nghề nghiệp vì hậu quả có thể vượt quá tầm kiểm soát.
Việc hiểu đâu là giới hạn của những câu hỏi là điều quan trọng để nhà quản lý tránh được các cáo buộc về quy trình tuyển dụng không công bằng hoặc kiện tụng.
"Có rất nhiều những câu hỏi từ lâu luôn được coi là điều cấm kị trong cuộc phỏng vấn như những câu có thể liên quan đến việc phân biệt đối xử và không giúp gì trong việc xác định khả năng làm việc của ứng viên ", Jana Tulloch, một chuyên gia tư vấn Nhân sự của công ty DevelopIntelligence cho biết. "Bất kỳ câu hỏi nào đề cập đến xu hướng tình dục của một cá nhân, tình trạng hôn nhân hoặc gia đình, tôn giáo, vân vân luôn bị coi là không phù hợp”.
Ví dụ, Tulloch cho biết, trong một cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng không nên hỏi "Bạn có kế hoạch lập gia đình chưa?” , cũng như không nên hỏi tuổi hoặc dân tộc của ứng viên. Vì các ứng viên sẽ dễ cảm thấy bị phân biệt đối xử và nghĩ rằng họ không được chọn là vì niềm tin tôn giáo hoặc tình trạng hôn nhân.”
Bên cạnh đó, "Các nhà tuyển dụng cần chắc chắn rằng các câu hỏi phỏng vấn của họ là giống nhau cho tất cả các ứng viên, và chúng đều liên quan chặt chẽ đến kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết để xác định được ứng viên có thể thành công trong vị trí đó hay không", Tulloch nói. "Có một số câu hỏi về tình trạng sức khỏe có thể được hỏi, miễn là [năng lực thể chất] được coi là một trong những yêu cầu chính đáng của công việc."
Các chuyên gia về Nhân sự và Luật lao động cho rằng, khi các Nhà quản trị Nhân sự thực hiện các cuộc phỏng vấn nhằm mục đích tìm hiểu ứng viên để xem họ có phù hợp với công việc và công ty hay không, thì nên lưu ý không được sa đà vào những câu hỏi “cấm kỵ”, vi phạm đạo đức nghề nghiệp vì hậu quả có thể vượt quá tầm kiểm soát.
Việc hiểu đâu là giới hạn của những câu hỏi là điều quan trọng để nhà quản lý tránh được các cáo buộc về quy trình tuyển dụng không công bằng hoặc kiện tụng.
"Có rất nhiều những câu hỏi từ lâu luôn được coi là điều cấm kị trong cuộc phỏng vấn như những câu có thể liên quan đến việc phân biệt đối xử và không giúp gì trong việc xác định khả năng làm việc của ứng viên ", Jana Tulloch, một chuyên gia tư vấn Nhân sự của công ty DevelopIntelligence cho biết. "Bất kỳ câu hỏi nào đề cập đến xu hướng tình dục của một cá nhân, tình trạng hôn nhân hoặc gia đình, tôn giáo, vân vân luôn bị coi là không phù hợp”.
Ví dụ, Tulloch cho biết, trong một cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng không nên hỏi "Bạn có kế hoạch lập gia đình chưa?” , cũng như không nên hỏi tuổi hoặc dân tộc của ứng viên. Vì các ứng viên sẽ dễ cảm thấy bị phân biệt đối xử và nghĩ rằng họ không được chọn là vì niềm tin tôn giáo hoặc tình trạng hôn nhân.”
Bên cạnh đó, "Các nhà tuyển dụng cần chắc chắn rằng các câu hỏi phỏng vấn của họ là giống nhau cho tất cả các ứng viên, và chúng đều liên quan chặt chẽ đến kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết để xác định được ứng viên có thể thành công trong vị trí đó hay không", Tulloch nói. "Có một số câu hỏi về tình trạng sức khỏe có thể được hỏi, miễn là [năng lực thể chất] được coi là một trong những yêu cầu chính đáng của công việc."
Charles Vethan, chủ tịch và Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty luật Vethan ở Houston, cảnh báo rằng các nhà tuyển dụng nên biết luật pháp của từng tiểu bang và liên bang về các câu hỏi và thủ tục phỏng vấn.
Vethan nói: "Các chủ đề cấm kị trong cuộc phỏng vấn không nhất thiết phải trực tiếp vi phạm điều luật nào, mà là chúng có thể có xu hướng dẫn dắt cuộc đàm thoại vào những tình huống xấu và khiến ứng viên khó xử.
Một số ví dụ về các chủ đề cấm kị như:
Xu hướng tiêu thụ rượu.
Chuyện hẹn hò.
Ngày tốt nghiệp trung học.
Theo Vethan và David Weisenfeld, một biên tập viên pháp lý của tờ XpertHR, đã liệt kê một số câu hỏi gây phiền hà khác như:
"Chúng tôi đang tuyển dụng thêm vì hoạt động kinh doanh sắp tới rất bận rộn. Bạn có kế hoạch nào có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc toàn thời gian trong một năm tới không?"
"Bạn đã có gia đình phải không? Hoặc “Bạn dự định khi nào sẽ có gia đình?"
"Tên của bạn nghe rất kỳ lạ, bạn từ đâu đến vậy?"
"Năm ngoái bạn có sử dụng hoặc đề xuất tăng thêm ngày nghỉ phép nào không?"
"Bạn có con không? Bạn đã sắp xếp công việc giữ trẻ như thế nào?"
"Bạn tốt nghiệp vào năm nào?"
Và, theo bài báo của LinkedIn này, còn rất nhiều câu hỏi phỏng vấn phiền phức khác mà các nhà Quản trị Nhân sự cần lưu ý.
Bên cạnh đó, cũng có một số câu hỏi có thể làm cho ứng viên cảm thấy không thoải mái nhưng có thể chấp nhận được. Theo Weisenfeld- một chuyên gia trong lĩnh vực Nhân sự cho biết, những câu hỏi này có thể giúp tìm hiểu xem liệu ứng viên có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu về vị trí làm việc hay không.
Những câu hỏi này có thể bao gồm:
"Bạn có thể đáp ứng các yêu cầu về việc di chuyển cho công việc này không?"
"Bạn sống ở đâu?" (HR có thể có mối quan tâm chính đáng nếu người nộp đơn ở quá xa nơi làm việc.)
"Bạn có thể đảm bảo công việc nếu chỗ ở hiện tại hơi bất tiện không?”
Có thể xem thêm những câu hỏi khác tại đây.
Điểm mấu chốt là: Khi phỏng vấn ứng viên, người tuyển dụng nên tập trung vào vị trí công việc họ ứng tuyển và xác định xem ứng viên có đủ tiêu chuẩn cho vị trí đó hay không. Còn bất cứ điều gì nằm ngoài giới hạn đó có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn, thậm chí là kiện tụng.
Source: SHRM.org