NHỮNG ĐIỀU NHÂN VIÊN THẬT SỰ MONG MUỐN TẠI NƠI LÀM VIỆC

Trải qua các năm, mong muốn và yêu cầu của nhân viên nhiều hơn và đó có thể trở thành thách thức của doanh nghiệp. Những người làm công tác quản trị đã phải nhận được rất nhiều những chia sẻ mới cho việc giữ các thế hệ nhân viên kế tiếp vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng khi bàn về phương diện thu hút và duy trì những tài năng ưu tú, người quản trị cần hiểu nhân viên mình thật sự muốn gì từ công ty. Trong khi chúng ta đều biết rằng lương thưởng cạnh tranh và quyền lợi tốt là yếu tố tham gia vào quyết định gia nhập và ở lại công ty, có rất nhiều những mong muốn hơn thế và còn quan trọng hơn cả lương thưởng.

Để thực sự tận hưởng công việc của họ, nhân viên phải cảm thấy rằng họ được cấp trên tôn trọng và sẽ cấp cho họ những điều họ cần để có thể thành công trong cả công việc và cuộc sống cá nhân.

2018 Global Talent Trend được nghiên cứu bởi Mercer (Công ty Tư vấn Nhân sự lớn nhất Thế giới) cho biết có những mong muốn của nhân viên mà nhiều tổ chức vẫn còn thiếu. Nghiên cứu đã tiếp cận được nhiều quan điểm và thu thập dữ liệu từ 800 chuyên viên kinh doanh và 1800 nhà lãnh đạo nhân sự, cũng như 5000+ nhân viên trong 21 ngành nghề và 44 quốc gia toàn cầu. Mercer đã thu thập tiếng nói để phân tích cách mà cả người quản trị nhân sự và nhân viên mường tượng ra tương lai của công việc.

Nghiên cứu nhận thấy những xu hướng tài năng quan trọng, điều này rất có ích cho các doanh nghiệp muốn dẫn đầu cuộc chơi khi bàn về khía cạnh sự hài lòng của nhân viên.

Trong số những tìm kiếm, Mercer nhận ra được 3 yếu tố mà nhân viên và một ứng viên đang tìm kiếm trong một doanh nghiệp, bao gồm sự linh hoạt trong nơi làm việc hiện tại, cam kết với sức khỏe, thể chất và làm việc có mục tiêu.
 

Sự linh hoạt lâu dài

Rõ ràng rằng công việc công sở nghiêm ngặt đã trở nên lỗi thời và điều đó không giúp những nhà quản trị thu hút hoặc duy trì những tài năng quan trọng cho công ty. Theo nghiên cứu của 2018 Global Talent Trend cho thấy rằng 51% nhân viên mong muốn doanh nghiệp của họ đưa ra nhiều lựa chọn làm việc linh hoạt hơn. Ở bất kì ngành nghề nào, sự linh hoạt vô cùng quan trọng với nhân viên và người tìm việc khắp cả nước. Doanh nghiệp cho phép nhân viên linh hoạt trên phương diện làm việc từ xa, thời gian linh hoạt và PTO (chính sách nghỉ phép có lương) không giới hạn giúp nhân viên duy trì được sự cân bằng trong cuộc sống và công việc. Sự linh hoạt đã được xem như một cách để giảm căng thẳng tại nơi làm việc, cải thiện thể chất tinh thần và khích lệ hiệu suất làm việc.

Yêu cầu cho môi trường làm việc linh hoạt tiếp tục tăng, một cuộc nghiên cứu năm 2016 của FlexJobs tìm thấy rằng những bậc bố mẹ đi làm đã xếp sự linh hoạt công việc trên cả tiền lương. Tới 84% bậc bố mẹ đang đi làm nói rằng sự linh hoạt là yếu tố quan trọng nhất trong công việc, với sự cân bằng cuộc sống và làm việc xếp gần thứ 2 vào khoảng 80%.



Trong khi giờ và thời gian làm việc linh hoạt là yếu tố quan trọng của môi trường làm việc linh hoạt, nghiên cứu 2018 Global Talent Trends cho thấy rằng sự linh hoạt đến từ nhiều hình thức không đơn thuần chỉ là sắp xếp công việc. Mercer khẳng định rằng sự linh hoạt cũng liên quan đến việc suy xét công việc gì đã được làm, làm thế nào và bởi ai. Khó khăn với những hình thức linh hoạt là nhiều nhà quản lý vẫn yêu cầu nhân viên xin phép. Mercer khẳng định rằng doanh nghiệp cần tiếp thu nhiều sự sắp xếp lâu dài cho tính linh hoạt tại nơi làm việc. Để làm điều đó, nhà quản trị cần thiết lập lại nội quy linh hoạt và đưa ra những rào cản xung quanh việc làm linh hoạt.

Để sự linh hoạt trong môi trường làm việc trở thành giải pháp lâu dài, nhân viên cần biết rằng họ được khuyến khích để hành động dựa trên tất cả những lợi ích đó. Mercer cũng cho rằng người làm quản lý làm việc dựa trên việc phát triển văn hóa niềm tin, cũng như hỗ trợ làm việc từ xa bằng cách cung cấp công nghệ cho các nhân viên từ xa hoàn thành công việc.

Cam kết với sức khỏe và thể chất

Sáng kiến giữ gìn sức khỏe tại nơi làm việc không chỉ là phổ biến thói quen tốt cho sức khỏe. Chúng cũng cho nhân viên thấy rằng những người quản trị thật sự chăm sóc sức khỏe và thể chất của họ. Tất cả những nhân viên có mong muốn được đối xử như một con người với những nhu cầu của con người, không phải robot. Khảo sát của 2018 Global Talent Trend thấy rằng một trong hai nhân viên mong muốn tập trung rõ hơn trên khía cạnh thể chất của công ty họ. Điều này bao gồm sự tập trung nhấn mạnh vào thể chất, tâm lý và tài chính.

Nhân viên mong muốn sự hỗ trợ từ cấp quản lý cho thể chất và tinh thần của họ. Một giải pháp đơn giản cho điều này là thực hiện một chương trình giữ gìn sức khỏe tại nơi làm việc. Để thành công, sức khỏe nhân viên cần được quan tâm và chú ý nhiều.

Không đủ để nhà quản trị nhân sự mang đến cho nhân viên mình nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động sức khỏe. Để thật sự đặt ra cam kết cho sức khỏe và thể chất nhân viên, nhà quản trị nhân sự cần dẫn dắt bằng những ví dụ và tạo nên văn hóa sức khỏe trong tổ chức. Người quản trị nên tạo cho nhân viên những ngày sức khỏe tinh thần, cơ hội giảm trừ đi căng thẳng và các hoạt động thể chất. Đầu tư vào bàn đứng, chương trình thiền mỗi tuần hoặc tập gym là những cách mà nhà quản trị có thể đáp ứng mong muốn làm việc của nhân viên trong công ty cho việc cải thiện thể chất của họ.

Làm việc có mục đích

Có lẽ một mong muốn bị đánh giá thấy trong những nhân viên hiện đại ngày nay là mong muốn làm công việc có mục tiêu. Nhiều nhân viên sẽ sẵn sàng bỏ đi những cái ghế ngủ trưa hoặc phòng chơi game để hoàn thành công việc. Không may thay, trong nhiều doanh  nghiệp, tư tưởng về mục tiêu bị lờ đi trong thế giới chỉ tập trung vào lợi nhuận ngày nay. Nhiều nhân viên cảm thấy rằng họ đang làm việc vì lương và không đóng góp gì cho xã hội tốt hơn.



Nếu không có tư tưởng mục đích cụ thể, thật khó để nhân viên có thể kết nối với công việc và doanh nghiệp của họ. Làm việc với tư tưởng mục đích giúp nhân viên có thêm động lực, hiệu suất, tinh thần và sự hài lòng với công việc. Theo Mercer, những nhân viên phát triển có khả năng làm với các công ty với tư tưởng rõ ràng về mục tiêu gấp 3 lần. Tuy nhiên, chỉ 12% các doanh nghiệp khảo sát cho các nhân viên giá trị đó.

Nhằm tạo mục tiêu cho nhân viên, nhà quản trị nên:

  • Tạo tầm nhìn

  • Thể hiện mình ghi nhận nỗ lực của họ

  • Bày tỏ sự biết ơn

  • Cho nhân viên biết công việc của họ ảnh hưởng đến công ty và khách hàng thế nào

  • Thường xuyên thảo luận về ý nghĩa và giá trị của doanh nghiệp

  • Chia sẻ những câu chuyện thành công của khách hàng

  • Bỏ những điều phiến diện và tập trung vào bức tranh toàn cảnh hơn

Theo kịp những mong muốn của đội ngũ lao động là cả một thách thức – không ai tranh luận về điều đó. Tuy nhiên, nhận biết nhân viên mong muốn gì sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và thu nhập doanh nghiệp. Bằng việc cung cấp những giải pháp đơn giản như sự linh hoạt, tập trung vào sức khỏe và làm việc có mục đích, người quản lý có thể cải thiện đươc sự hài lòng trong nhân viên của mình.

 

Theo FORBES

 


Chương trình đào tạo
 
logo_IHRM.png

 

 Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 19/03/2020 tại TP.HCM
Khai giảng: Ngày 26/03/2020 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY