SHRM CAFÉ: TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC TẬP TRONG DOANH NGHIỆP
Với sự thay đổi chóng mặt và khôn lường của bối cảnh kinh tế hiện nay, việc các Doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào đào tạo và phát triển không những để tăng hiệu quả, cải tiến hiệu suất của nhân viên, mà còn để đảm bảo Doanh nghiệp không ngừng tái tạo, tránh nguy cơ tụt hậu. Theo một báo cáo cho thấy, công ty đề xuất các chương trình đào tạo toàn diện có thu nhập cao hơn 218% trên mỗi nhân viên hơn các công ty không thực hiện đào tạo.
Hiểu được tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nhân viên, cũng như văn hóa học tập trong Doanh nghiệp, vào ngày 08/01 vừa qua, Trường Doanh Nhân PACE cùng với SHRM tại Việt Nam đã tiếp tục tổ chức hoạt động định kỳ SHRM Café với chủ đề “Văn hóa học tập” tại TP.HCM. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng và tham dự tích cực của cộng đồng Nhân sự đến từ các Doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
Hiểu được tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nhân viên, cũng như văn hóa học tập trong Doanh nghiệp, vào ngày 08/01 vừa qua, Trường Doanh Nhân PACE cùng với SHRM tại Việt Nam đã tiếp tục tổ chức hoạt động định kỳ SHRM Café với chủ đề “Văn hóa học tập” tại TP.HCM. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng và tham dự tích cực của cộng đồng Nhân sự đến từ các Doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
Với sự điều phối của Ông Vũ Đức Trí Thể - Giám đốc Giải pháp của Trường Doanh Nhân PACE và Đại diện của SHRM tại Việt Nam, và Chị Trần Thị Thư – HRBP Manager, INSEE Việt Nam, cộng đồng Nhân sự đã cùng nhau trao đổi và trình bày ý kiến về các khía cạnh sau: Thế nào là văn hóa học hỏi? Đâu là những chỉ dấu của một tổ chức có văn hóa học tập? Những kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng và duy trì văn hóa học tập trong Doanh nghiệp…
Về khái niệm văn hóa học tập, có ý kiến cho rằng, đó là tập hợp giá trị thể hiện tinh thần học hỏi của một tập thể con người, được biểu hiện thông qua hành động mỗi ngày, không chỉ trong các khóa học, mà còn ở khắp mọi nơi, ở cả cơ hội học hỏi trong những sai lầm hay trong kinh nghiệm từ người khác.
Ông Trí Thể cũng chia sẻ kinh nghiệm cá nhân rằng: “Để biết mình có đang học hay không, tôi thường quan sát và để ý tâm trạng của mình khi tiếp thu những ý kiến mới, đôi khi là ngược chiều suy nghĩ, khi đó cần nhắc mình cởi mở để tìm tòi, học hỏi thêm, giúp tiếp thu kiến thức và nhìn nhận sự việc với nhiều góc nhìn khác nhau.”
Về khái niệm văn hóa học tập, có ý kiến cho rằng, đó là tập hợp giá trị thể hiện tinh thần học hỏi của một tập thể con người, được biểu hiện thông qua hành động mỗi ngày, không chỉ trong các khóa học, mà còn ở khắp mọi nơi, ở cả cơ hội học hỏi trong những sai lầm hay trong kinh nghiệm từ người khác.
Ông Trí Thể cũng chia sẻ kinh nghiệm cá nhân rằng: “Để biết mình có đang học hay không, tôi thường quan sát và để ý tâm trạng của mình khi tiếp thu những ý kiến mới, đôi khi là ngược chiều suy nghĩ, khi đó cần nhắc mình cởi mở để tìm tòi, học hỏi thêm, giúp tiếp thu kiến thức và nhìn nhận sự việc với nhiều góc nhìn khác nhau.”
Một Doanh nghiệp khi quan tâm đến xây dựng văn hóa học tập sẽ có các chỉ dấu sau: được lãnh đạo Doanh nghiệp ủng hộ; được đề cập đến trong giá trị cốt lõi; có đầu tư ngân sách cho đào tạo; có đầu tư vào cải tiến sản phẩm, dịch vụ; khuyến khích các chương trình làm việc liên bộ phận, hay các dự án mới.
Ngược lại, một Doanh nghiệp bị xem là “thiểu năng” về học tập sẽ có các dấu hiệu sau: nhân viên chỉ quan tâm đến phần việc của mình; doanh nghiệp chỉ nhìn nhận đối thủ trên phương diện vật lý, chứ chưa thật sự hiểu rằng đối thủ lớn nhất của bản thân là chính mình; ảo tưởng về việc chịu trách nhiệm sau mỗi sai lầm mà không đi kèm với hành động để sửa chữa; cuốn vào công việc hàng ngày quá nhiều mà quên mất việc cần nhìn nhận và hiểu Doanh nghiệp ở góc độ hệ thống; thiếu tinh thần tái tạo liên tục, ngủ quên trên chiến thắng, ảo tưởng về kinh nghiệm trong quá khứ; hình ảnh lãnh đạo là luôn đúng.
Về cuối chương trình, cộng đồng Nhân sự chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn quý báu để cùng học hỏi và áp dụng cho Doanh nghiệp mình. Một số kinh nghiệm được nêu ra là: có các buổi hội thảo hàng tháng, mỗi buổi sẽ do một phòng ban chịu trách nhiệm chia sẻ; Ban lãnh đạo tham gia vào việc đào tạo đồng thời cam kết đầu tư về học tập & phát triển; khuyến khích tinh thần đề xuất giải pháp khi đưa ra vấn đề, chính sách thăng tiến/ kế thừa nội bộ nhằm tạo cơ hội, động lực cho những người cấp thấp; tác động vào tầng sâu, giúp nhân viên hiểu được tại sao họ cần học, và học để làm gì…
SHRM tại Việt Nam hy vọng thông qua buổi sinh hoạt và kết nối này, người tham dự có thêm nhiều kiến thức và bài học hữu ích để có thể ứng dụng trong công việc hàng ngày.
Hoạt động SHRM Cafe đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng tích cực của người tham dự và sẽ tiếp tục phát triển để trở thành nơi kết nối và chia sẻ giới Nhân sự chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Với bề dày lịch sử và tầm vóc ảnh hưởng của mình, trong suốt nhiều thập kỷ nay, SHRM - Hiệp hội Quản trị Nhân sự Hoa Kỳ luôn đóng vai trò trọng yếu trong việc xác lập chuẩn mực nghề nghiệp và định hình tương lai của nghề nhân sự toàn cầu. Trường Doanh Nhân PACE là đối tác độc quyền của SHRM tại Việt Nam.
Mô hình năng lực SHRM (SHRM Competency Model®) và Khung năng lực SHRM (SHRM-BoCKTM) chính là nền tảng để SHRM Việt Nam thiết kế nên chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế / International Human Resource Management” (IHRM) do Trường Doanh Nhân PACE và SHRM Việt Nam độc quyền triển khai tại Việt Nam. Chương trình IHRM sẽ tiếp tục được khai giảng vào ngày 14/3/2019 tại TP.HCM và ngày 21/3/2019 tại Hà Nội. Vui lòng xem thêm chi tiết về chương trình và đăng ký tại đây.